Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 70 - 72)

- Mức B: bao gồm Kế toán viên, Kiểm soát viên và Chủ tài khoản Mức này bao gồm hai mức trên Đối với mức B, trên cơ sở xét duyệt của người được ủy quyền

3.1Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử

THƯƠNG VIỆT NAM

3.1Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử

Đây là giải pháp trước mắt nhưng mang tính chiến lược nhằm hoàn thiện dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Ngoại thương. Để nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử trước hết phải xây dựng một chiến lược công nghệ

thông tin làm nền tảng nhằm thực hiện chiến lược tổng thể có tính đến nội lực của ngân hàng. Cần đầu tư có chọn lựa và đổi mới công nghệ theo sự phát triển của thời đại, đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật mạng, xây dựng một kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại. Thêm vào đó, cần nâng cấp mở rộng đường truyền với băng thông rộng, dung lượng lớn, tốc độ cao. Việc cải tạo đường truyền là một giải pháp thiết thực nhằm giải quyết khó khăn về mặt truyền tin trên mạng, hạn chế tối đa sự nghẽn mạng ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, một giải pháp tiếp theo là nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng về tất cả các nghiệp vụ, khuyến khích học hỏi, đối với những bộ phận trực tiếp thực hiện các giao dịch về ngân hàng điện tử phải lên chương trình và tạo điều kiện cho họ có những kiến thức cơ bản nhất về dịch vụ ngân hàng hàng điện tử, về chứng từ điện tử, về chữ ký điện tử, về mạng, về hệ thống bảo mật, đường truyền,… Hiện nay, trừ bộ phận cán bộ vi tính cài đặt chương trình, đa phần các cán bộ thực hiện loại giao dịch này chỉ biết thao tác trên máy chứ chưa hiểu rõ về những kiến thức này. Phải hiểu rõ những kiến thức đó thì việc xử lý các tình huống mới nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro, việc giải đáp, tư vấn cho khách hàng mới thông suốt, tạo được lòng tin nơi khách hàng. Trong chiến lược đào tạo nhân viên, nên đặt ra chương trình liên kết với các ngân hàng ở các nước và khu vực có nền công nghệ thông tin phát triển và đã phát triển về dịch vụ ngân hàng điện tử để cử chuyên viên, cán bộ các cấp đi thực tập ngắn hạn, nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm, có như vậy mới nhanh chóng tiếp thu được những mặt mạnh của loại hình dịch vụ này, giúp việc triển khai, ứng dụng có hiệu quả hơn, đồng thời giảm được những rủi ro của nó.

Hiện nay loại dịch vụ Home banking của VCB chưa cho phép cá nhân sử dụng, song, cũng với mục đích là nâng cao trình độ, kiến thức của cán bộ ngân hàng về loại dịch vụ này, đồng thời tạo một bước thử nghiệm để mở rộng loại

dịch vụ này cho nhóm đối tượng khách hàng cá nhân sau này, ngân hàng nên cho phép và tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên ngân hàng giao dịch bằng dịch vụ này, đây là một chiến lược đào tạo rất thiết thực, giúp cho nhân viên được đứng trên phương diện là khách hàng của ngân hàng, họ sẽ dễ dàng hiểu được khách hàng của họ muốn gì và cần gì, không thích điều gì và gặp khó khăn gì khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank, từ đó việc xử lý công việc sẽ tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 70 - 72)