Đa dạng hóa, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 76 - 77)

- Mức B: bao gồm Kế toán viên, Kiểm soát viên và Chủ tài khoản Mức này bao gồm hai mức trên Đối với mức B, trên cơ sở xét duyệt của người được ủy quyền

3.6Đa dạng hóa, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

THƯƠNG VIỆT NAM

3.6Đa dạng hóa, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Trước xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế, trong tương lai gần, khi cánh cửa thị trường dịch vụ tài chính dần được mở rộng, tốc độ về tự do hóa dịch vụ tài chính ngày càng tăng thì việc tập trung vào phát triển các ứng dụng ngân hàng điện tử để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển, hướng tới xây dựng một tập đoàn tài chính đa năng là điều quan trọng. Để làm được điều đó cần tập trung vào các giải pháp sau:

Trước hết Vietcombank nên sớm thành lập phòng ngân hàng điện tử (hay Trung tâm ngân hàng điện tử) vì để đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng, phát triển các ứng dụng ngân hàng điện tử trong giai đoại sắp tới có hiệu quả thì cần phải có bộ phận chuyên trách trong việc này. Chức năng của phòng này là nghiên cứu kỹ thuật, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, phát triển dịch vụ, tổ chức hội thảo, phổ biến kiến thức, lên phương án tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, tư vấn, giải đáp thắc mắc, tháo gỡ những khó khăn cho khách hàng,… và những vấn đề khác liên quan đến dịch vụ ngân hàng điện tử.

Tiếp theo, từng bước nên mạng hóa hoạt động ngân hàng, trước hết là trong nội bộ ngân hàng cần làm quen với cách làm việc mới, thông tin giữa cấp lãnh đạo và nhân viên hay giữa nhân viên với nhau đều có thể trao đổi qua mạng.

Đồng thời tiến tới giao dịch, trao đổi thông tin giữa ngân hàng và khách hàng cũng dần tiến hành qua mạng dưới hình thức email, điện tử hoá hệ thống quản lý thông tin khách hàng,… đây là một chiến lược vừa tạo thói quen làm việc qua mạng cho khách hàng, hơn nữa, với cách làm việc này sẽ mang lại hiệu quả rất cao, thông tin nhanh, chính xác, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng. Đồng thời tạo môi trường cho thương mại điện tử nói chung và các dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng phát triển.

Cuối cùng là đa dạng hoá và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử. Với chiến lược phát triển các ứng dụng ngân hàng điện tử, qua nghiên cứu tình hình thực tế về ngân hàng điện tử trong và ngoài nước cho thấy, trong thời gian tới ngân hàng cần có sự đầu tư, nghiên cứu, phát triển các loại dịch vụ sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 76 - 77)