Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 5 hà nội (Trang 48 - 51)

5 Nam Thăng Long-Khu T K01-0023 283.43

2.2.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

2.2.2.1. Đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp

Công nhân là đối tượng chính thực hiện việc thi công, hoàn thành công trình. Do vậy, việc thực hiện chế độ tiền lương hợp lý cho người lao động trực tiếp là một yếu tố tạo nên sự bảo đảm về chất lượng, tiến độ thực hiện cho công trình. Việc thực hiện chế độ tiền lương phải vừa đảm bảo cho sự thỏa mãn nhất định cho người lao động, tạo động lực cho người lao động, vừa phải đảm bảo chi phí tiền lương nằm trong khuôn khổ dự toán ở từng công trình.

Tùy từng công trình khác nhau mà cơ cấu các loại chi phí trong tổng chi phí phát sinh tại một công trình trong một thời gian có sự khác nhau. Tuy vậy, tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội, chi phí nhân công thường chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, từ 15% đến 25% giá trị công trình. Tại một số công trình về thủy lợi thì chi phí này thường nhỏ hơn do phần lớn công việc được thực hiện bởi máy thi công. Chính vì vậy, việc hạch toán đúng, đủ lương phải trả cho công nhân trực tiếp góp phần bảo đảm tính chính xác trong xác định giá thành công trình, hạng mục công trình.

Do điều kiện công trình ở nhiều địa điểm khác nhau nên lao động trực tiếp của Công ty hiện nay bao gồm hai bộ phận: lao động thuộc biên chế của

Công ty, do Công ty quản lý và đào tạo và lao động thuê theo mùa vụ và thuê theo địa điểm thi công công trình. Số lượng lao động thuê ngoài này do các xí nghiệp trực tiếp thuê do nhu cầu công việc, đó là một biện pháp giải quyết lao động hữu hiệu mà hiện nay hầu hết các công ty xây lắp đều thực hiện nhằm giảm chi phí.

Hiện nay, tiền lương của Công ty được chia làm ba bộ phận, bao gồm: tiền lương khối công nhân trực tiếp sản xuất, tiền lương khối gián tiếp và tiền lương khối văn phòng Công ty. Tiền lương cho khối công nhân trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng quỹ lương của Doanh nghiệp.

Thực tế hạch toán tại doanh nghiệp cho thấy, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp được hạch toán là chi phí nhân công trực tiếp. 2.2.2.2. Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Các chứng từ sử dụng trong hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty:

- Hợp đồng thuê nhân công ngoài

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành - Bảng chấm công

- Bảng thanh toán lương

- Bảng phân bổ lương và BHXH - Và một số chứng từ khác

Tài khoản sử dụng: TK 622, TK 3341, TK 3382, TK 3383

Như ở trên đã đề cập, tại Công ty chi phí đưa vào TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm phần tiền lương và tiền BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp.

Tiền lương, phụ cấp

Lao động thuê ngoài là lao động thường sẵn có tại các địa phương. Đây là lực lượng lao động giá rẻ, hơn nữa, không tốn kém chi phí đi lại, lán trại tại các công trường. Do tính chất lao động là mùa vụ nên lực lượng lao động này thường đảm nhiệm những công việc đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao như: bưng bê, rửa đá, xây tường, đổ bê tông, xây thô,… Việc thuê lao động này do các xí nghiệp đảm nhiệm thông qua hợp đồng “Hợp đồng thuê nhân công ngoài”. Hợp đồng thuê nhân công thường là sự ký kết giữa đại diện xí nghiệp và một nhóm người lao động do một người đứng ra đại diện về việc giao khoán thực hiện một công việc cụ thể. Theo nguyên tắc thì hợp đồng này phải kèm theo danh sách lao động. Trong một số trường hợp, lao động được trả theo lương công nhật với mức thù lao cố định. Do tự đứng ra thuê lao động nên cách tính lương, phương thức thanh toán cho lao động thuê ngoài là tùy thuộc vào quy định của xí nghiệp. Công ty chỉ quản lý số tổng cộng do các xí nghiệp chuyển lên kèm theo các chứng từ cần thiết.

Nếu thuê lao động trả lương theo công nhật thì:

Tiền lương = Số công x Đơn giá tiền công

Số công này được theo dõi qua “Bảng chấm công” (mẫu Biểu 11). Đơn giá tiền công là sự thỏa thuận của xí nghiệp và người lao động thuê ngoài được xí nghiệp xây dựng dựa trên tổng quỹ lương Công ty giao cho doanh nghiệp và giá cả thị trường lao động.

Tuy vậy, trường hợp thuê lao động theo công nhật này thường ít gặp. Thông thường, các xí nghiệp thuê lao động thực hiện khối lượng công việc nhất định. Trong hợp đồng phải ghi rõ tên công việc, khối lượng công việc, đơn giá, yêu cầu chất lượng, thời gian hoàn thành, danh sách nhân công thuê ngoài kèm theo… Khi đó, xí nghiệp chỉ theo dõi việc thực hiện của nhóm công nhân.

Tại công trình Nam Thăng Long – Khu T5, xí nghiệp 4 cũng thực hiện thuê nhân công ngoài.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 5 hà nội (Trang 48 - 51)