ở Diễn Châu có đền thờ Thục An Dơng Vơng tên thờng gọi là đền Cuông hay đền Công. Đền đợc lập nên để thờ vị vua, vị anh hùng dân tộc có họ Thục, tên Phán, danh hiệu An Dơng Vơng đã trị vì đất nớc vào khoảng nửa sau thế kỷ III trớc công nguyên.
Di tích có tên gọi là đền Công hay đền Cuông và rằng : từ xa xa Mụ Dạ chỉ có núi là núi, chim muông và thú dữ, cách đây khoảng 100 năm, còn có hàng bầy khỉ tràn xuống phá hoa màu ở những cánh đồng hoang mới vỡ, có cả Hổ và đồng nội. Và nghe các cụ truyền lại, Mụ Dạ có rất nhiều chim công. Công nhiều đến nỗi bấy giờ có ngời gọi núi này là núi công. Công mái, công trống rủ nhau tình tự trên tảng đá gần biển. Công xoè đuôi múa rực rỡ sắc màu, không chỉ núi có nhiều chim công mà thế núi Mộ Dạ trong xa cũng giống một con chim công khổng lồ đang múa, đuôi nó xoè ra tận làng La Vân (huyện Nghi
Lộc), hai cánh dang rộng với điệp trùng những ngọn núi lúp xúp. Đầu công chính là nơi dựng đền thờ Thục An Dơng Vơng. Vì thế nơi thờ Thục An Dơng Vơng cũng đợc gọi là đền công, tiếng địa phơng gọi là đền cuông. Tên gọi đền công hay đền cuông hình thành từ đó.
Từ xa lắm không rõ năm nào đời nào, Thục An Dơng Vơng đợc thờ trong một miếu nhỏ tại cửa hiền (là một cửa biển đẹp, nằm cách di tích đền cuông khoảng 3km về phía đông. Theo truyền thuyết cửa hiền là nơi Thục An Dơng Vơng tự vẫn lúc cùng đờng nen tại đây nhân dân đã lập miếu thờ phụng. Nhng về sau khi màn đêm buông xuống những đốm lửa vẫn lập loè trên núi Mộ Dạ, nghĩ là linh hồn vua Thục An Dơng Vơng đòi ngự trị ở trên núi, nên nhân dân đã lập đền và rớc ngài về thờ phụng.
Cửa hiền vẫn còn đó, thuộc địa phận xã Diễn Trung huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An .
Di tích đền Cuông hiện nay đợc làm vào đời nhà Lê, nằm ở sờn núi Mộ Dạ. Năm Tự Đức giáp tý (1864) xây lại trung tự và hạ tự, khang trang xứng đáng là một công trình kiến trúc nghệ thuật, nơi thờ phụng một vị vua chủ. (vua chủ là tên gọi dân gian của An Dơng Vơng. Cổ Loa còn đợc gọi là “kẻ chủ”).
Vị trí của đền thờ thời Trần – Lê là huyện Đông Ngàn thời Nguyễn đổi ra Đông Thành xa gồm các huyện Diễn Châu, Yên Thành và một xã thuộc huyện Nghi Lộc.
Sau cách mạng tháng tám 1945 đều thuộc xã Quang Trung huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.
Năm 1956 xã Quang Trung chia làm 2 xã: Diễn trung và Diễn An, đền cuông thuộc địa phận xóm Đông xã Diễn An huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.
Vậy đền Cuông có từ bao giờ?
ở Nghệ An thủa đầu tại cửa hiền Thục An Dơng Vơng đợc thờ phụng trong một miếu nhỏ, xinh xắn, uy nghiêm, lng dựa vào núi mặt hớng ra biển đông.
Trong ký ức của nhân dân lúc bấy giờ đền đợc xây dựng khá đơn giản... Phạm Đình Hổ trong vũ trung tùng bút đã ghi nhận điều đó: “nhân việc nhà tôi đã qua đền Cuông dứng trên đầu hạc nhìn xuống biển, đền thờ vua Thục An D-
ơng Vơng nằm sát chân núi, nhìn tây thấy cổ hạc xanh, đàn công múa rất đẹp, qua trung điện xuống hạ điện mái lợp tranh, qua bốn cấp là xuống núi”.
Theo sách “Diễn Châu – Đông Thành huyện thông chí của Phan Thúc Trực thì núi Mộ Dạ thuộc địa phận 3 xã Hơng ái, Hơng Quan và Tạp Phúc thuộc tổng Cao Xá, xa gọi là núi hạc cho đến khi An Dơng Vơng chạy về Nam, cầm cái móng vằn tê 7 tấc đi vào trong biển thì hiểu linh từ đó cứ đêm đến toả ánh sáng trên núi, nhân dân bèn lập miếu thờ và đặt tên núi là Mộ Dạ.
Sách “Đông Thành huyện phong thổ ký” của ngô Trí Hợp cũng nói tơng tự.
Nh vậy là đền Cuông có lẽ có từ khi có tên núi Mộ Dạ? nhng từ năm, tháng niên hiệu nào?
Trong bài văn bia “An Dơng Vơng tự bi ký” có đoạn viết :”...lẽ thờ phụng vốn từ thôn phục khát? lời truyền có nhiều phần khác nhau”. Thôn phục khát là thôn nào? nh vậy là ngay lúc bấy giờ, ngời ta cũng không biết đợc thời điểm cụ thể có đền Cuông. Tác giả bài văn bia khiêm tốn chỉ dám nói đến thời hiện tại.
Về thời điểm có đền Cuông, ta có thể đẩy lùi xa hơn nữa. Cuối thế kỷ thứ XVIII, hoàng giáp Bùi Huy Bích (1744 - 1818) làm hiệp trấn Nghệ An thời Lê - trịnh, trong bài thơ “Bạng cấp ra” ( bãi sò) đã cho biết hồi đó đã có đền Cuông: “ thứ bạng cấp ra giả, kỳ lai hà tòng? nam tự dạ sơn chi thục vơng miếu, bắc để thờ ông phùng...”
Dịch : ( Cái bãi sò ấy từ đâu lại, ai biết không ? Nam từ miếu vua thục ở núi Dạ Sơn, bắc đến sông phùng...)
Phan Huy Bích còn vịnh về đền Cuông bài thơ có câu: “Đạo xuất Diễn Châu vô cảm nhục Miếu tồn Mộ Dạ hữu kim bài”. Dịch :
Đờng tới Diễn Châu không nệm gấm Lng đồi Mộ Dạ dựng bia thờ.
Dới thời nhà Nguyễn, năm giáp tý niên hiệu Tự Đức (1864), đền Cuông đợc trùng tu lại, hiện còn chữ khắc ở vì kẻ hồi phía đông nhà bái đờng.
Việc trùng tu ấy có sắc chỉ của nhà vua bắt dân miền ngợc phải chọn giỗ tốt đốn và dân hàng huyện phải đa gỗ về.
Trung điện làm lại, bái đờng làm thêm. hai hiệp thợ nổi tiếng ở Nam Đàn và Hng Nguyên đợc mời về làm trong đó có cả sắt là một phó cả đã từng làm ở kinh đô nhà vua.
Trên cơ sở mẫu kiểu đã thống nhất, hai hiệp thợ chia nhau mỗi hiệp làm một nửa. Hiệp cả sắt đinh ninh thế nào cũng giật giải vì hiệp bạn phần lớn thợ trẻ, phó cả không có tiếng tăm gì lắm. Nào ngờ đúng hạn, hai bên đều tuyên bố hoàn thành và cũng dựng nhà cùng lúc. Dựng đến gian giữa một sàn bên này và bên kia đấu vào nhau khít rìn rịt. Ban đốc công đánh giá đờng nét chạm trổ cũng nh các mặt khác bên nào cũng nh bên nào, nên đã chia đôi giải bằng nhau cho hai bên. Nghe nói cả sắt nhận nửa giải tức mình ốm mà chết.
Tất cả chi phí cho công việc trùng tu đền Cuông đều do một nguồn tiền quyên góp trong hàng tỉnh.
Lễ khánh thành trùng tu đền Cuông nhà vua ban thởng một đồng tiền vàng mang hiệu Tự Đức để làm bảo mật của đền.
Niên hiệu Khải Định năm thứ nhất (1916), đền Cuông lại đợc tu lý lại phần xây nề bên ngoài và phần tô vẽ bên trong sơn thuốc đã phai nhạt. Ngời đợc chọn là Cả Long quê ở tràng thân, một phó nề tài hoa nổi tiếng. Cả Long dùng rất ít thợ bạn và chỉ giao cho làm phần thô, còn phần kỹ thuật tự tay ông làm lấy.
Cả Long có tài làm việc bằng cả hai tay. Vẽ, xây, đắp nửa hình bên phải thì ông cầm bút, cầm bai bằng tay phải, vẽ, xây, đắp nửa phần bên trái thì ông cầm bút cầm bai bằng tay trái. Tay ông làm trông nh múa nên ngời xem rất đông.
Lễ khánh thành tu lý đền Cuông, Cả Long đợc thởng mấy vác tiền đồng và đợc hàng huyện mang cho một bộ đồ màu đỏ để lạy Đức Thánh.
Những sự việc trên đây, chúng tôi kể tỉ mỉ với mong muốn làm rõ lòng tôn sùng của nhân dân đối với vua Thục trong việc xây dựng ngôi đền thiên liêng này. tất cả những điều đó đều đã đợc ghi chép đầy đủ trong ngọc phả của đền. Trong nhân dân các bậc cha chú cũng thờng kể lại cho con cháu nghe để mà biết.
Ngày nay khi đặt chân lên đất Diễn An chúng ta sẽ bắt gặp đền Cuông, một ngôi đền thâm nghiêm cổ kính cổ kính ở lng chừng núi Mộ Dạ. Sau núi là biển cả mênh mông ngày đêm sóng vỗ rì rào và mỗi ban mai vầng dơng từ biển nhô lên phủ cho cảnh vật một hào quang rực rỡ.
Có thể coi đền Cuông là điểm đầu của rừng thông non trùng điệp xanh biếc mọc lên mơ màng, tạo ra một vùng trời vùng nớc thâm trầm mờ ảo. Không còn núi rừng hiểm trở đờng mòn vắt vẻo nh xa, ngày nay cảnh sắc phong quang. Trớc cửa đền là quốc lộ 1A trải nhựa mịn phẳng là đờng sắt xuyên việt uốn lợn mềm mại giữa những đồi thông. Ôtô, tàu hoả, khách bộ hành hoạt động náo nhiệt ngày đêm.
Nh chúng ta đều biết ở Cổ Loa, nơi Thục An Dơng Vơng dựng đô của n- ớc Âu Lạc, nhân dân đã lập đền thờ. Trong thành nội có đền thờ Thục An Dơng Vơng ở địa phận xóm chùa ngày nay. khu đền gômg đền Thục An Dơng Vơng còn gọi là đền thợng và bà chúa thờ công chúa Mị Châu ngoài ra còn nhiều đền miếu thờ khác khắp nơi trên đất nớc ta, nơi mà Thục An Dơng Vơng đặt chân đến. Đặc biệt trên đờng chạy giặc qua vùng đất có tên là Bình Hoà ( xã Quảng Châu huyện Quảng Xơng tỉnh Thanh Hoá ngày nay) nhà vua đánh rơi một chiếc đai vàng xuống cánh đồng sâu có tên là đồng Đai Vờng ( tức Đai Vàng). Vì giặc đuổi gấp, nhà vua không kịp tìm nhặt chiếc đai cứ thế chạy tiếp về phía nam. Chạy đến vùng Diễn Châu (Nghệ An), tình thế quá bức bách, quyết không chịu sa vào tay giặc, An Dơng Vơng đã nhảy xuống biển tự vẫn. Sau khi An D- ơng Vơng qua đời dân làng ở vùng Bình hoà đã tìm vơt chiếc đai vàng lên và lạp miếu thờ về sau các thế hệ nối tiếp đã xây dựng thành ngôi đền có tên chữ là “ nam hải đại vơng linh từ”, nhân dân thờng gọi tắt là đền thờ nam hải đại vơng. Không rõ từ miếu đợc chuyển thành đền vào thời nào, chỉ biết rằng các cụ già làng đều thống nhất nói : từ thời ông bà, cha mẹ xa xa của các cụ đã từng tham gia các cuộc lễ hội lớn của làng hàng năm. Điều đó chứng tỏ đền thờ Nam Hải đại vơng đã có từ lâu đời.
Nh vậy mỗi ngọn núi, con sông, mỗi tên đất, tên làng nơi có liên quan đến Thục An Dơng Vơng nhân dân đều lập miếu thờ. Thể hiện sự chân trọng hàm ý biết ơn lòng tôn kính, để luôn luôn nhớ về ông, xin ở ngài ân huệ cho
cuộc sống, chắc chắn còn nhiều địa danh nơi có đền thờ Thục An Dơng Vơng nay chúng ta khó mà lần ra đợc.
Trong luận văn này tôi chỉ xin giới thiệu hai đền thờ Thục An Dơng V- ơng trên đất Nghệ An khá qui mô đợc thể hiện rõ nhất lòng ngỡng mộ nhân dân dối với ông.