- Cách tiến hành:
l: là bề dày cuvét Suy ra: ∆Ai = ε HR q(C X i )l + ε MRq X i l (5)
3.1.2.2. Sự phụ thuộc mật độ quang vào pH
Chuẩn bị trong các bình định mức 10ml:
Dung dịch so sánh PAN:
CPAN = 6,0.10-5 M, CNaNO3= 0,1M
Dung dịch phức đa ligan PAN - Cu(II) - CHCl2COO:
CPAN = 6,0.10-5M, CNaNO3= 0,1M, CCu
2+
= 2,0.10-5M, CCHCl2COOH= 2,0.10-1M
Tiến hành điều chỉnh pH của dung dịch thuốc thử và phức tới các giá trị
khác nhau, sau đó chiết bằng 5,00 ml dung môi MIBX , đo mật độ quang các
dịch chiết phức tại λ tư = 557 nm.
Kết quả được trình bày ở hình 3.4 và bảng 3.6:
Bảng 3.6: Sự phụ thuộc mật độ quang của phức PAN - Cu(II)- CHCl2COO vào pH chiết (µ= 0,1, l = 1,001 cm, λ max = 557 nm):
∆Ai 0.421 0.572 0.732 0,816 0.826
pH 3.00 3.20 3.40 3.60 3.80
∆Ai 0.821 0.818 0.814 0.789 0.765
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc mật độ quang của phức PAN - Cu(II)- CHCl2COO vào pH
Từ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc mật độ quang của phức đa ligan vào pH chúng tôi có một số nhận xét:
- Phức PAN - Cu(II) - CHCl2COO có mật độ quang tăng dần từ pH =2,40; đạt cực đại và ổn định ở khoảng pH = 2,40 ÷ 3,60, sau đó bắt đầu giảm khi pH > 3,60. Do vậy khoảng pH chiết tối ưu là 2,40 ÷ 3,60, các phép đo nghiên cứu chiết phức được thực hiện ở pH= 2,80.
- Chỉ có một khoảng pH chiết phức tối ưu, nghĩa là chỉ có một phức được tạo thành trong dung dịch.
- Phức được chiết ở vùng có pH thấp, điều này cho phép giảm sai số gây ra do hiện tượng thuỷ phân, do tạo phức dạng polime và phức đa nhân của
ion trung tâm, từ đó làm tăng độ chọn lọc và độ chính xác của phép phân tích chiết- trắc quang xác định đồng vì chỉ có phức bền mới tồn tại trong môi trường có pH thấp.