Thể loại ngâm khúc

Một phần của tài liệu Nghệ thuật diễn tả tâm trạng người cung nữ trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều (Trang 45 - 47)

2. Nghệ thuật diễn tả tâm trạng ngời cung nữ

2.3.1. Thể loại ngâm khúc

Ngâm khúc là thể loại độc đáo của văn học trung đại Việt Nam hình thành vào khoảng thế kỷ XVII và phát triển rực rỡ ở thế kỷ XVIII, đợc viết bằng thể thơ song thất lục bát – một thể thơ dân tộc.

Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, cuộc sống đầy biến động, con ngời đứng trớc những vấn đề hết sức lớn lao thuộc về vận

mệnh của mình và của xã hội. Và ngâm khúc ra đời đánh dấu một bớc phát triển của thể loại trữ tình trong văn học Việt Nam: Khuynh hớng đi sâu vào khám phá nội tâm của con ngời.

Về thể loại ngâm khúc đã có nhiều định nghĩa khác nhau:

- “Ngâm khúc là thể thơ trữ tình thờng đợc làm theo thể song thất lục bát để ngâm nga, than vãn, nhằm bộc lộ những tâm trạng tình cảm buồn phiền, đau xót triền miên day dứt. Vì thế ngâm còn đợc gọi là vãn hay thán” [4 – 171].

- Phan Ngọc, Lê Ngọc Cầu trong công trình nghiên cứu của mình đã viết: “Ngâm khúc là thể loại thích hợp với những con ngời cô độc, bộc lộ những tâm trạng của mình bằng sự đối chiếu hiện tại với quá khứ, hoặc t- ơng lai để trả lời câu hỏi hạnh phúc ở đâu: ở hiện tại, ở quá khứ hoặc tơng lai ” [11 – 181].

- Ngô Văn Đức đã từng định nghĩa: “Ngâm khúc là những ca khúc trữ tình dài hơi phản ánh tâm trạng bi kịch của con ngời đã có ý thức về quyền sống, về hạnh phúc cá nhân trong một giai đoạn lịch sử nhất định đợc viết bằng ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) và thể thơ song thất lục bát” [2 – 76].

Soi vào đặc trng thể loại ta thấy: Ngâm khúc – phù hợp cho việc thể hiện những tình cảm, tâm trạng và hồi cố. Ngâm tập trung vào việc miêu tả con ngời cá nhân riêng lẻ mà số phận của nó do bức tranh toàn cảnh xã hội rộng lớn đợc phản ánh trong tác phẩm quy định. Thông qua hình thức ngâm, tâm trạng ngời cung nữ thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn với khát khao cuộc sống trần tục, cuộc sống hạnh phúc lứa đôi. Chính sự miêu tả và thể hiện những cảm xúc biến đổi, cùng với những băn khoăn, nghi ngại, phấp phỏng của ngời cung nữ trớc một thực tế phũ phàng, tráo trở mà nàng phải gánh chịu, khúc ngâm đã khắc hoạ thành công sinh động những mâu thuẫn phong phú, phức tạp của thế giới bên trong con ngời. Điều này thể hiện tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Gia Thiều trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật ngời cung nữ, bởi nếu không có sự hiểu biết sâu sắc về tâm lí, không có một nghệ thuật diễn tả cao cờng sẽ rất dễ rơi vào tình trạng tẻ nhạt, đơn

điệu. Dù cả khúc ngâm là một lời than dài về cuộc sống cô đơn, sầu tủi, buồn thơng của ngời cung nữ nhng không gây cho ngời đọc cảm giác buồn chán. Âm điệu triền miên đều đặn của nó phục vụ cho việc biểu hiện nỗi buồn của ngời phụ nữ á đông xa kia. Vì thế nỗi sầu muộn của nàng cứ dàn trải và thấm đẫm cả khúc ngâm.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật diễn tả tâm trạng người cung nữ trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w