Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của tảo nanochloropsis oculata và thử nghiệm nuôi sinh khối luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 41)

+ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới sự phát triển của tảo Nannochloropsis oculata.

Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm với ba công thức (CT), mỗi công thức lặp lại 3 lần, trong đó: CT1: môi trường F2

CT2: môi trường Walne CT3: môi trường TT3

Điều kiện nuôi: Mật độ ban đầu: 8 x 106 tb/mL Nhiệt độ: 24oC

Độ mặn: 30‰

Chu kỳ chiếu sáng: 24/24 h

Kết thúc thí nghiệm 1 sẽ chọn được môi trường dinh dưỡng phù hợp để nuôi cấy tảo ở thí nghiệm 2.

+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn tới sự phát triển của tảo

Nannochloropsis oculata.

Chúng tôi tiến hành với 5 CT thí nghiệm, mỗi CT thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Trong đó: CT1: 15‰

CT2: 20‰ CT3: 25‰ CT4: 30‰ CT5: 35‰

Điều kiện nuôi: Mật độ ban đầu: 8,16 x 106 tb/mL Nhiệt độ: 24oC

Chu kỳ chiếu sáng: 24/24 h

Môi trường nuôi: được rút ra từ thí nghiệm 1

Kết thúc thí nghiệm 2, xác định được ngưỡng độ mặn phù hợp để nuôi tảo ở thí nghiệm 3.

+ Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ban đầu tới sự phát triển của tảo Nannochloropsis oculata.

Thí nghiệm được tiến hành với 6 CT thí nghiệm tương ứng với các mật độ: 2, 4, 6, 8, 10,12 x 106 tb/mL, mỗi CT thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Trong đó:

CT1: 2 x 106 tb/mL CT2: 4 x 106 tb/mL CT3: 6 x 106 tb/mL

CT4: 8 x 106 tb/mL CT5: 10 x 106 tb/mL CT6: 12 x 106 tb/mL Điều kiện nuôi: Nhiệt độ: 24oC

Môi trường nuôi: được rút ra từ thí nghiệm 1 Độ mặn: được rút ra từ thí nghiệm 2

Chu kỳ chiếu sáng: 24/24 h

+ Thí nghiệm 4: áp dụng kết quả thu được ở 3 thí nghiệm trên để thử nghiệm nuôi thu sinh khối tảo Nanochloropsis oculata ở ngoài trời. Các lô thí nghiệm được tiến hành trong các túi nilon thể tích 10 L, quá trình nuôi được lặp lại 3 lần. Trong nuôi sinh khối ngoài trời, hàng ngày ngoài việc sục khí thông thuờng còn được cấp thêm CO2 vào lúc 8h và 14h.

Hình 2.2. Sơ đồ nuôi sinh khối tảo N. oculata ngoài trời

Tảo giống N. oculata

Túi nilon 10 L Nước đã xử lý Độ mặn thích hợp Sục khí 24/24 h MĐBĐ thích hợp Ánh sáng tự nhiên

Môi trường nuôi thích hợp Nhiệt độ tự nhiên

Theo dõi sự phát triển của quần thể tảo N. oculata

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của tảo nanochloropsis oculata và thử nghiệm nuôi sinh khối luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w