KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của tảo nanochloropsis oculata và thử nghiệm nuôi sinh khối luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 60 - 61)

Kết luận

1. Môi trường dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo N. oculata trong đó ở CT2 (môi trường Walne) là thích hợp nhất cho phát triển của N. oculata với mật độ cực đại 57,71 ± 0,43triệu tb/mL, tiếp theo là CT1 có mật độ cực đại 54,67 ± 1,20triệu tb/mL, tảo phát triển kém nhất với mật độ cực đại 52,03 ± 0,39triệu tb/mL trong CT3 (môi trường TT3)

2. Tảo N. oculata có khả năng chịu đựng với biên độ muối rộng từ 15 ÷ 35 ‰. Tuy nhiên độ mặn thích hợp cho sự phát triển của quần thể tảo là 25 ÷ 35 ‰, độ mặn tối ưu là 30 ‰ đạt mật độ cực đại lớn nhất 71,58 ± 1,95triệu tb/mL.

3. Mật độ ban đầu có tỷ lệ nghịch với thời gian tảo đạt mật độ cực đại, mật độ ban đầu càng cao thì thời gian tảo đạt mật độ cực đại càng ngắn. Tảo nuôi với mật độ ban đầu thấp có pha cân bằng ổn định hơn nuôi với mật độ ban đầu cao. Mật độ ban đầu tốt nhất để nuôi N. oculata trong phòng thí nghiệm là 8 triệu tb/mL.

4. Nuôi sinh khối tảo N. oculata với mật độ ban đầu 8 triệu tb/mL, môi trường Walne, độ mặn 30‰, với các điều kiện trên tảo có thể đạt mật độ cực đại 65,28 ± 1,39 triệu tb/mL.

Đề xuất ý kiến

1. Nên áp dụng nuôi sinh khối tảo N. oculata ở môi trường Walne với mật độ ban đầu 8 triệu tb/mL và duy trì nuôi ở 30‰ để đạt sinh khối lớn.

2. Tiếp tục nghiên cứu các thành phần sinh hoá có trong tảo được nuôi ở các môi trường dinh dưỡng khác nhau, từ đó chọn được môi trường dinh dưỡng nuôi tảo đảm bảo cả về số lượng và các thành phần dinh dưỡng trong tảo.

3. Cần thử nghiệm nuôi sinh khối tảo N. oculata ở ngoài trời với thể tích lớn hơn đáp ứng nhu cầu về thức ăn trong sản xuất giống động vật thủy sản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của tảo nanochloropsis oculata và thử nghiệm nuôi sinh khối luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 60 - 61)