Những sắc màu thiên nhiên trong cái nhìn tơng phản

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện thiên nhiên trong sáng tác của y kawabata (Trang 48 - 52)

Nh chúng ta đã biết tơng phản là một biện pháp tu từ đợc biết đến từ lâu trong văn chơng. ở đó các sự vật hiện tợng đặt trong mối quan hệ đối chọi nhau: Cái trác việt và cái thô kệch, hèn mọn và cao sang, thiện và ác… nó có vai trò làm nổi bật nhau và làm nổi bật ý đồ nghệ thuật của tác giả.

Miêu tả màu sắc thiên nhiên trong cái nhìn tơng phản là một đặc điểm dễ nhận thấy trong sáng tác văn học, thông qua những sắc màu tơng phản của cảnh vật, tác giả muốn nói một điều gì đó ẩn chứa đằng sau bức tranh thiên nhiên ấy. Chẳng hạn khi Hồ Xuân Hơng viết:

“Đất chùa mu giải xanh om ỏm Đá chởm gan gà trắng ợt rêu”

(Đèo Ba Dội)

thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sự tơng phản giữa màu xanh của đất và màu trắng của đá, qua bức tranh có sắc màu tơng phản ấy ngầm hiểu rằng tác giả muốn bộc lộ một điều sâu kín, nhạy cảm tế nhị.

Thiên nhiên trong sáng tác của Y.Kawabata cũng thể hiện khá rõ nét cái nhìn tơng phản về sắc màu. Hầu hết ở các tác phẩm của ông, ta đều nhận thấy điều này, nhà văn đặt nhân vật hoạt động trong cái nền của thiên nhiên, chứng kiến sự vận động của màu sắc qua khả năng liên tởng vừa tinh tế, vừa phong phú. Mặt khác, sắc màu thiên nhiên xuất hiện sẽ là điều kiện tốt nhất để cho nhân vật bộc lộ

rõ tâm trạng của mình. Tác phẩm Xứ tuyết có thể xem là một điển hình cho nghệ thuật sử dụng những sắc màu thiên nhiên trong cái nhìn tơng phản. Thiên nhiên và con ngời xứ tuyết kết thành vẻ đẹp nguyên sơ, thanh khiết, điều đó đã làm cho trái tim chàng du khách lãng tử Shimamura phải rung động đến nỗi “đập gấp gáp”[272]. Trong thời tiết giá lạnh của vùng tuyết qua sự cảm nhận của Shimamura, vẻ đẹp của Komako - một geisha vùng này nh càng đợc tôn thêm. Đó là vẻ thắm tơi của má cô, một màu đỏ hồng tơi tắn và rực rỡ khiến anh nh bị hớp hồn, Shimamura có cảm tởng má của cô gái hồng rực nh một khối lửa và anh “đa mắt nhìn về phía cô, nhng bằng một cử chỉ đột ngột, anh lại đặt đầu xuống gối: Cái màu trắng ở tít sâu trong gơng, đó là màu tuyết, ở giữa đỏ rực lên màu đỏ của đôi má ngời đàn bà trẻ. Vẻ đẹp của sự tơng phản ấy cực kỳ trong sạch, nó vô cùng dữ dội vì nó sắc nhọn và sống động”[264].

Màu đỏ của má ngời con gái ấy - Komako đặt trong sự tơng phản bởi màu trắng của tuyết, nó nh càng làm tăng vẻ lộng lẫy, quyến rũ cho gơng mặt cô gái. Để rồi cái vẻ đẹp thần kỳ ấy cứ đeo đẳng mãi, chính anh cũng không rõ tại sao mình lại thấy một cảm giác hân hoan, hào hứng và mới mẻ khi nhìn thấy một ngọn núi yêu quý phía trớc. Lúc này Shimamura dễ dàng quên mất thế giới con ngời bởi những hình ảnh kỳ lạ kia làm anh say mê, ngây ngất. Đắm chìm trong suy nghĩ mơ hồ về vẻ đẹp của đôi má đỏ hồng của kỹ nữ Komako rực lên trên nền tuyết trắng kia. Shimamura giật mình, anh cảm thấy cần phải trở về với thế giới thợc và các cánh cửa sổ ở phòng anh đều đã đợc mở toang, Shimamura quan sát thấy: “ở đáy thung lũng, nơi thờng tối sớm, nay đã bắt đầu tối. Nhô cao ở bên ngoài vùng tối,các ngọn núi ở đằng kia rực rỡ nắng chiều, chúng nh gần hơn bởi chúng tơng phản với những hõm tối và màu trắng của chúng nh ánh lân quang dới bầu trời đỏ ối. ở đây, ngay kề bên, rừng bá hơng trên bờ thác nớc, phía dới bãi trợt tuyết, đã trải một mảng đen xung quanh ngôi đền”[278]. Y.Kawabata qua vài nét phác thảo đã xây dựng một bức tranh thiên nhiên mang nhiều màu sắc khác nhau và những sắc màu này hoàn toàn tơng phản nhau: tối, sáng, trắng, đen, đỏ. Làm nổi bật lên khung cảnh thiên nhiên vùng tuyết khi hoàng hôn buông xuống.

Nh đã nói, thiên nhiên với vai trò làm nền để nhân vật bộc lộ tâm trạng và Shimamura trớc khung cảnh thiên nhiên này, anh cảm thấy nao nao buồn, có cái gì ngột ngạt bởi “ý nghĩ về một sự vô ích và trống rỗng”[278], đang trong trạng thái miên man suy nghĩ thì vừa lúc ấy Komako bớc vào “anh thấy cô nh một tia sáng ấm áp trong đêm trờng của anh”[278]. Trong tác phẩm Y. Kawabata đã nhiều lần dựng lên bức tranh thiên nhiên mang những sắc màu tơng phản, những sắc màu thiên nhiên ấy đợc đa vào trong những tình huống cụ thể liên quan trực tiếp đến suy nghĩ và hành động của nhân vật. Có thể đó là một tình huống rất bình thờng, khi Shimamura ra hiên đứng nhìn Komako đang dắt bé Kimi đi xuống một con đ- ờng dốc phía dới các bãi tuyết, định vị tại một điểm nhìn Shimamura quan sát toàn cảnh và nhận thấy: “Mây kéo đầy trời, phía sau mấy ngọn núi đã tối, những ngọn núi khác hãy còn trong vầng sáng. ánh sáng và bóng tối nh đùa giỡn nhau liên tục vẽ nên một phong cảnh băng giá và rồi bóng tối đã trùm lên các sờn dốc dành cho những ngời trợt tuyết”[292]. Từ xa Shimamura trông thấy “các quả núi đen sẫm nhng vẫn rực sáng ánh tuyết”[295]. ánh sáng và bóng tối là hai sắc màu tơng phản nhau mà bất cứ ai cũng có thể nhận ra. Trong Tiếng rền của núi Y. Kawabata đã hơn một lần sử dụng hai sắc màu của thiên nhiên này để phản ánh, soi chiếu thế giới tâm trạng nhân vật. Đó là khi Singô lắng nghe đợc âm thanh của núi, âm thanh từ cõi chết vọng về, ông cảm thấy sợ, ngời ông gai gai một nỗi khó chịu vì biết đâu đó là dấu hiệu thần chết sắp gọi ông. Tác giả viết: “sờn núi gập nghềnh, hiện lên trong bóng đêm nhoà nhạt giống nh một bức tờng đen. Trông nó nhỏ nhoi nh có thể thu gọn vào mảnh vờn của Singô vậy. Những vì sao run rẩy trên những rặng cây mọc chon von trên đỉnh núi ”.[111]. ánh sáng yếu ớt của những vì sao dờng nh bất lực trớc bóng đêm bao phủ giống nh một bức tờng đen kia và Singô đã ý thức về điều này, bởi chính ông đang ở trong hoàn cảnh khắc nghiệt của những vì sao ấy, hiểu đợc sự run rẩy của nó, đứng trớc số phận mong manh nh sơng khói, lòng ngời khó cỡng nổi những nỗi niềm đau đáu vây bọc quanh mình .

Miêu tả sự tơng phản của sắc màu thiên nhiên để qua đó bộc lộ suy nghĩ chủ quan là một “mô típ” mà chúng ta thờng thấy trong văn học phơng Đông. ở

Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng trong tác phẩm Huệ Chi đêm tân hôn, nhân vật Huệ Chi trong những giây phút cuối cùng của đời mình, cô đã đi theo tiếng gọi của đức tin, của tình ngời, tình đời, mà cụ thể ở đây là đi theo tiếng gọi của ngời mẹ thân yêu. Nguyên Hồng đã xây dựng một bức tranh thiên nhiên với sắc màu t- ơng phản gắn với cuộc đời và số phận đen bạc của Huệ Chi. Trong tác phẩm, cô đợc ví nh “một vành trăng lá lan đang he hé ở trên cao” mỏng manh, sáng dần giữa khoảng trời về tối đang sẫm lại nh cái dáng nhỏ nhẹ, yếu ớt kia của Huệ Chi đang bớc đi giữa chốn địa đàng. Hay trong tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm niềm yêu mến của mình vào nhân vật Nguyệt – Nhân vật mang vẻ đẹp lung linh kỳ ảo nh đợc nhìn qua một ống kính vạn hoa, vẻ đẹp của cô lại càng rạng rỡ hơn khi đợc thế giới thiên nhiên soi chiếu. Giữa đêm tối, Nguyệt hiện lên lung linh, huyền diệu, nh thực mà nh mơ, nét mặt ngời lên dới ánh trăng. Trong đêm tối vẻ đẹp của Nguyệt đợc phản quang bởi ánh trăng .

Xây dựng bức tranh thiên nhiên mang sắc màu tơng phản, phía sau đó là thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả, thông qua hình tợng thiên nhiên ấy, nhà văn muốn nói một điều gì đó mang ý nghĩa vợt ra ngoài khuôn khổ trang sách. Do vậy, ta thấy trong các sáng tác của Y.Kawbata, nhà văn đã rất nhiều lần sử dụng những sắc màu thiên nhiên tơng phản: Đó có khi là màu đỏ của loài hoa trúc đào đối chọi với màu xanh của lá mà theo tác giả trông nó giống nh ánh nắng chói chang của trời mùa hạ, hoặc màu trắng của những đoá hoa đơn tơng phản với màu xám quánh của cánh con bơm bớm. Và có lúc sự tơng phản đó còn đợc diễn ra ở phạm vi rộng hơn, đó là màu trắng trong suốt của những dãy núi tuyết khổng lồ dần dần nhờng chỗ cho màu đen của màn đêm bao phủ dày đặc đang tiến gần hay là màu vàng óng của ánh trăng hiện lên giữa những đám mây đen xám xịt đang lững lờ trôi qua … Những sắc màu tơng phản của tự nhiên ấy có tác động mạnh đến tâm trạng của con ngời, trong cảnh có tình. Qua đó thể hiện cái nhìn tinh tế, nhạy cảm của nhà nghệ sĩ lỗi lạc Y.Kawabata trong việc miêu tả thiên nhiên và thế giới đầy bí ẩn của tâm hồn con ngời. N.Phê đô ren cô - Viện sĩ Đông phơng học trong một cuộc “bút đàm” với văn hào Y.Kawabata đã nhấn mạnh : “Y.Kawabata cho rằng mục đích của nhà nghệ sĩ không phải là ở chỗ tìm cách làm cho mọi ngời kinh

ngạc sửng sốt bằng cái ly kỳ, quái dị, mà ở chỗ biết dùng chỉ vài phơng tiện ít ỏi mà nói lên đợc nhiều nhất, biết dùng ngôn từ và sắc màu thiên nhiên để truyền đạt cảm xúc và kinh nghiệm nhìn đời của mình” [7; 171].

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện thiên nhiên trong sáng tác của y kawabata (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w