- 11 ĐỘI CÔNG TRÌNH
2. Tình hình hoạt động chung của Công ty:
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty:
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, vật tư và thiết bị vẫn là hoạt động chủ yếu của Công ty nhưng do sự điều tiết của cơ chế thị trường nên Công ty đã biết linh hoạt tạo ra thêm rất nhiều lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu bằng cách đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu, tăng thêm tỷ trọng xuất khẩu. Trong cơ chế thị trường hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty có những thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi:
Nhu cầu về vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho các ngành sản xuất và dịch vụ
trong nước vẫn cao, hàng loạt các nhà máy bia, nhà máy đường, các công ty may, các cơ sở
kinh doanh mọc lên tất yếu cần đến thiết bị và máy móc vật tư.
Những năm gần đây mức sống của người dân được nâng cao đặc biệt là ở các thành phố lớn nên người tiêu dùng có nhu cầu cao hơn về mọi mặt như ô tô, xe máy, vô tuyến, tủ
lạnh, máy giặt . . . do đó hoạt động nhập khẩu hàng tiêu dùng ngày càng một nâng cao. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông vận tải Công ty rất có uy tín trên thương trường về hoạt động xuất nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị cùng với đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ giỏi và có kinh nghiệm, do đó Công ty là chỗ dựa vững chắc cho các bạn hàng trong việc xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư.
Khó khăn:
Hiện nay, các Bộ Ngành khác đều đã thành lập các cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, phục vụ các nhu cầu thiết yếu của ngành mình, do vậy Công ty luôn phải cạnh tranh trong việc tìm kiếm các bạn hàng, tìm kiếm thị trường.
Về mặt hàng tiêu dùng Công ty phải cạnh tranh với nhiều đơn vị xuất nhập khẩu khác do đó đòi hỏi Công ty phải linh hoạt trong công tác hạch toán kinh doanh của mình như: Mặt hàng phải nhạy bén phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước, giá cả phải hợp lý và có mạng lưới bán hàng rộng khắp.
Chính sách về thuế của Nhà nước ban hàng thường xuyên thay đổi đã gây ảnh hưởng không ít tới việc tính toán và hạch toán kinh doanh của Công ty.
Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị và kỹ thuật đòi hỏi phải nắm bắt được khoa học kỹ
thuật và công nghệ của thế giới, nếu không Công ty sẽ phải nhập các thiết bị và dây truyền lạc hậu mà các nước trên thế giới đã loại bỏ. Hiện nay việc nghiên cứu thị trường về giá cả
cũng như các tiến bộ về khoa học kỹ thuật của Công ty còn rất hạn chế vì Công ty không có mạng lưới đại diện ở nước ngoài.
Nhập khẩu máy móc, thiết bị và kỹ thuật đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Chính vì thế
khi nhập khẩu máy móc, thiết bị về mình không bán được hàng bị ứ đọng dẫn đến vốn không sinh lời, hoạt động kinh doanh của Công ty bị ngừng trệ. Đây là vấn đề hiện nay những người lãnh đạo của Công ty rất quan tâm và băn khoăn.
2.2. Đặc điểm những mặt hàng kinh doanh và thị trường tiêu thụ:
Với chức năng chủ yếu là cung cấp thiết bị giao thông vận tải nên Công ty có những mặt hàng chủ yếu sau:
+ Mặt vật tư: Nhựa đường; Vật tư giao thông vận tải; Săm lốp ô tô và xe máy công trình.
+ Nhóm máy móc thiết bị: Mặt hàng xe lu các loại; Máy rải nhựa đường; máy ủi; Máy xúc; Ô tô chuyên dụng: Cần cẩu xe tải tự đổ, xe chở bê tông tươi, xe phun nhựa
đường, xe phun nước, xe thang để chữa các công trình chiếu sáng công cộng và điện trên cao, xe nâng hàng với sức nâng từ 1 - 20 tấn.
Hai nhóm mặt hàng trên là mặt hàng truyền thống của Công ty, bên cạnh việc kinh doanh mặt hàng máy móc, vật tư thiết bị Công ty cũng chuyển dần sang doanh dịch vụ.
Khai thác tiềm năng du lịch, xuất khẩu lao động, chú trọng vào thị trường cũ và thị
trường tiềm tàng nhưĐông Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản . . . và khai thác thị trường mới như
Mỹ.
Tham gia đấu thầu xây dựng công trình trong và ngoài nước như xây dựng các
đường nông thôn, liên doanh với các Công ty mạnh xây dựng công trình quốc lộ, tuyến
đường nối liền Việt nam - Lào do các Ngân hàng hay tổ chức quốc tế tài trợ.
* Thị trường nhập khẩu:
Do yêu cầu chất lượng thi công ngày càng cao nên việc lựa chọn thiết bị có tầm quan trọng đặc biệt. Để đáp ứng tốt những đòi hỏi về chất lượng của vật tư thiết bị máy móc, Công ty giao dịch với rất nhiều bạn hàng trên thế giới.
Khối lượng công trình xây dựng cơ bản và sửa chữa đường bộ ngày càng tăng qua các năm. Những thiết bị thi công nhập trước đây từ thị trường Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác không đáp ứng được nhu cầu, còn nhập máy móc từ Nhật và các nước phát triển khác thì các doanh nghiệp còn chưa đủ vốn. Vì vậy một mặt Công ty tiếp tục nhập một số máy móc từ Nga, Trung Quốc, mặt khác Công ty nhập các loại thiết bị đã qua sử dụng từ
Tỷ trọng mặt hàng nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng từ Nhật trước đây rất thấp, song những năm gần đây đã tăng mạnh. Nguyên do là mặt hàng của Nhật chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam dù giá thành cao hơn so với các nước khác.
Thị trường Hàn Quốc, Singapore . . . mặc dù mới nhưng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Kim ngạch nhập khẩu nhựa đường từ Singapore tăng rất nhanh. Thị
trường các nước còn lại đều chiếm tỷ trọng nhỏ, song những năm tới có xu hướng tăng cao
đặc biệt là Anh, Đức, Mỹ, Thái Lan . . . Trong tương lai thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị thi công sẽ chuyển sang thị trường của các nước phát triển (G7) là chủ yếu.
* Thị trường tiêu thụ vật tư thiết bị:
Nhu cầu tiêu thụ vật tư thiết bị GTVTi ở Việt Nam rất lớn. Nguồn hàng nhập vê
được cung ứng cho các đơn vị trong ngành đồng thời cung ứng cho các đơn vị ngoài ngành. * Các đơn vị xây dựng cơ bản và khảo sát thiết kế trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1,4.
Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 8 Tổng Công ty xây dựng cầu Thuỷ Lợi
Tổng Công ty xây dựng đường thuỷ
Tổng công ty đường sông miền Bắc
* Các đơn vị xây lắp độc lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải: Công ty Xây dựng công trình giao thông 234
Công ty Xây dựng công trình giao thông 228
* Các Công ty XD CTGT thuộc Sở giao thông các thành phố và các tỉnh. * Các đơn vị xây dựng công trình thuộc Bộ ngành khác
Ngoài các đơn vị trong ngành Giao thông vận tải có nhu cầu tiêu thụ vật tư thiết bị
còn có các ngành khác như Bộ xây dựng, Bộ Quốc phòng, Tổng công ty xây dựng thuỷ lợi sông đà . . . và các đơn vị trực thuộc Sở xây dựng của các địa phương.
Qua số liệu ở bảng 1 ta thấy các chỉ tiêu của năm sau thường cao hơn năm trước.
Điều đó cho ta biết dấu hiệu của hoạt động kinh doanh có hiệu quả, cụ thể là:
Tổng doanh thu năm 2000 là 99.870.000.000đ, năm 2001 là 135.210.000.000đ tăng 35,386% so với năm 2000; Tổng doanh thu năm 2002 là 205.000.000.000 tăng 51,16% so với năm 2001. Tổng chi phí của năm 2000 là 98.365.000.000 đ, năm 2001 là 133.409.000.000 đ tăng 35,626% so với năm 2000. Tổng chi phí năm 2002 là 202.012.000.000đ tăng 51,423% so với năm 2001. Tổng lợi nhuận của năm 2000 là 1,505 tỷ đồng, năm 2001 là 1.801.000.000 đồng tăng 19,668% so với năm 2000. Tổng lợi nhuận của năm 2002 kà 2.988.000.000 đồng tăng 65,908% so với năm 2001.
Về nộp ngân sách, Công ty luôn nộp thuế đầy đủ cho cơ quan thuế. Công ty luôn
đảm bảo tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Thể hiện qua thu nhập bình quân hàng năm của cán bộ công nhân viên tăng lên. Năm 2001 thu nhập bình quân một người tăng 9,71% so với năm 2000, năm 2002 thu nhập bình quân một người tăng 20% so với năm 2001.
Để giúp cho Công ty phát triển tốt hơn hàng năm Công ty không ngừng đầu tư phát triển chiều sâu, đầu tư phát triển con người. Sau khi xem xét cụ thể các số liệu ta thấy tổng doanh thu hàng năm tăng lên đồng thời tổng chi phí cũng tăng theo, nhưng tốc độ tăng của chi phí thấp hơn so với tốc độ tăng của thu nên hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn có hiệu quả thông qua lợi nhuận cũng tăng đều theo từng năm.
Với chiến lược kinh doanh được xây dựng khá chặt chẽ kết hợp giữa việc nắm bắt nhạy bén nhu cầu thị trường với sắp xếp khoa học các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu đã tạo ra cho Công ty sức mạnh mãnh liệt , giúp Công ty không những đứng vững trong cơ chế thị trường mà còn không ngừng mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Điều đó còn được thể hiện qua sản lượng kinh doanh và kim ngạch xuất nhập khẩu.
Bảng 2: Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm (2000 - 2001 - 2002)
Tổng kim ngạch XNK 8.100.000 12.420.000 16.770.000
Xuất khẩu 463.890 9000.000 1.332.000
Tỷ trọng xuât khẩu (%) 5,73 7,25 7,94
Nhập khẩu 7.636.110 11.520.000 15.438.000 Tỷ trọng nhập khẩu (%) 94,27 92,75 92,06
Nguồn: Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu
Qua số liệu ở Bảng 2 ta thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000 là thấp nhất do kinh doanh trong cơ chế thị trường ngày càng khó khăn, Công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty xuất nhập khẩu khác bên cạnh đó cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệở
các nước Đông Nam Á cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và của Công ty nói riêng. Mặc dù bị ảnh hưởng như vậy, song để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Công ty vẫn không ngừng nhập máy móc vật tư thiết bị.
Năm 2002 có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất vì Công ty có rất nhiều đơn
đặt hàng và ký kết nhiều hợp đồng về nhập khẩu máy móc và vật tư giao thông vận tải. Lúc này luồng khủng hoảng tài chính tiền tệ đã tạm thời lắng xuống nên công việc xuất nhập khẩu của Công ty đã không mấy gặp khó khăn mà còn tăng trưởng liên tục.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rõ hoạt động nhập khẩu của Công ty vẫn là chủ yếu, thường chiếm tỷ trọng từ 92% đến 94% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Còn hoạt động xuất khẩu của Công ty chỉ là phần bổ sung cho kế hoạch đa dạng hoá kinh doanh của Công ty nên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, chỉ từ 5% - 7%.