II. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện nhập khẩu máy móc vật tư thiết bị
6. Các biện pháp trong lĩnh vực tài chính tín dụng: * Chính sách về vốn:
* Chính sách về vốn:
Thực tế hiện nay các công trình đang gặp khó khăn cấp bách về vốn xây dựng cơ
bản chưa đáp ứng được so với nhu cầu. Nhưng bằng mọi cách vẫn phải đảm bảo yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng tăng trưởng kinh tế (Theo nghị quyết Quốc hội về chi ngân sách).
Các Bộ ngành liên quan kết hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức điều hành và quản lý các nguồn vốn lưu chuyển có hiệu quả, tập trung vào các công trình cấp bách để đạt tiến độ yêu cầu. Bắt buộc quy trình hoạt động phải có vốn mới thi công, không có vốn thì phải tìm cách giải quyết. Tránh tình trạng các doanh nghiệp ứng tiền ra thi công nhưng không được thanh toán.
Để xử lý các khoản dư nợ đọng đặc biệt là các Tổng Công ty có số nợ lớn. Các Bộ
kế hoạch đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải thành lập đoàn chuyên trách xử lý các khoản nợ vượt kế hoạch. Bộ Giao thông vận tải cũng được phép sử dụng nguồn thu từ phí giao thông kể cả thu vượt. Từ năm 1999 trở đi, Bộ Giao thông vận tải được giữ lại 100% các nguồn phí nhằm cân đối chung và đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn.
Việc giải ngân cho các công trình giao thông đã trở nên hết sức cần thiết để nhanh chóng tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
* Chính sách về tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một đơn vị
tiền tệ nước khác.
Chính sách tỷ giá hối đoái có quan hệ trực tiếp đến việc tăng hay giảm xuất nhập khẩu của nền kinh tế và của các doanh nghiệp vì nó liên quan đến tỷ suất ngoại tệ hàng hoá xuất nhập khẩu. Khi doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu hàng hoá phải tính ra tỷ suất hàng hoá nhập khẩu. Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu là số lượng bản tệ chi ra để có được một
thương đổi lấy tiền Việt nam. Như vậy đơn vị xuất nhập khẩu sẽ bị thiệt hại do sự chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán của Ngân hàng, nên nếu chênh lệch này quá lớn sẽ làm giảm phần lợi nhuận của doanh nghiệp , làm mất đi động lực kinh tế của họ. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước cần có sự quản lý và kiểm soát mức biến động của tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với thị trường, giảm bớt sự chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra của ngân hàng ngoại thương.
Đồng EURO được sử dụng trong lưu thông tiền tệ từ 01/1999 sẽ tác động theo những mức độ khác nhau trên lĩnh vực tài chính tiền tệ của Việt Nam. Đặc biệt đồng EURO sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ thương mại xuất nhập khẩu. Do vậy phải cân đối, sử lý giao dịch giữa đồng EURO với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới hiện nay như đồng USD, YEN...Trong ký kết và thanh toán thương mại, các doang nghiệp phải theo dõi, phán
đoán chặt chẽ không chỉ giữa đồng Việt Nam và USD mà còn tỷ giá giữa đồng Việt Nam và EURO, giữa EURO và USD để tránh thua thiệt.
7. Về cung cấp các nguồn cung cấp thông tin kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
Nước ta hiện nay rất thiếu các trung tâm tư vấn về xuất nhập khẩu trong việc cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả của từng loại hàng, nguồn nhập... lượng thông tin, thời gian cũng như chất lượng thông tin không đầy đủ đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu.
Nhà nước đã có đầu tư lớn cho mạng lưới thông tin liên lạc, bưu điện viến thông trong nước đã hoà nhập vào thế giới nhưng các thông tin về kinh tế giấ cả, thị trường vẫn còn đơn giản, chưa bắt kịp với nhịp độ phát triển của kinh tế.
Trong thời gian tới, Nhà nước ngoài việc đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin để cung cấp thông tin cho các quyết định kinh tế phải hình thành hệ thống các đơn vị tư vấn kỹ thuật và nghiệp vụ về ngoại thương trong cả nước. Thông qua đó có thể tận dụng mọi năng lực của các chuyên gia giúp cho các doanh nghiệp có thêm nguồn thông tin và trình độ để lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả lớn. Đồng thời Nhà nước cần hình thành thêm các nguồn cung cấp thông tin chuyên ngành, giới thiệu về thị trường, hàng hoá, giá cả thị
trường thế giới . . . một cách thường xuyên hơn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về thông tin cho nền kinh tế cũng như các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu..
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Xây dựng và Thương mại (TRAENCO) trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của đất nước, làm tiền đề và tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao
động. Bộ máy của Công ty cũng đã dần thích nghi trong cơ chế thị trường và hoạt động tương đối có hiệu quả, mọi người dù trực tiếp hay gián tiếp đều tích cực đem lại thành công bước dầu cho Công ty.
Tuy nhiên trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nõi riêng, làm thế nào để nâng cao và hoàn thiện hoạt động kinh doanh mà Công ty Xây dựng và Thương mại đang rất quan tâm nghiên cứu. Từđó đưa ra những định hướng chiến lược đểđẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp mình.
Chính vì tầm quan trọng đó, với đề tài “Giải pháp nhằm hoàn thiện nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị của Công ty Xây dựng và Thương mại tôi muốn phần nào cùng nghiên cứu, suy nghĩ tìm tòi, và đóng góp một số ý kiến của mình vào quá trình phát triển kinh doanh mà công ty đang tiến hành. Đồng thời việc nghiên cứu các nghiệp vụ thực tế tại Công ty cũng là những kinh nghiệm hết sức quý báu đối với một sinh viên sắp ra trường.
Đề tài này được xây dựng trên cơ sở đi từ nắm vững lý luận đến việc sử dụng lý luận
để nghiên cưú, tìm hiểu về hoạt động kinh doanh nhập khẩu thực tế của Công ty để từ đó tìm ra những giải pháp có ý nghĩa thiết thực là một công việc hết sức phức tạp. Nhưng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thừa Lộc và các cô, chú, anh chị trong Công ty, tôi đã cố gằng hoàn thành tốt nhất đề tài thực tập này. Tuy nhiên với trình độ và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót nên mong thầy cô và các bạn hết sức giúp đỡ.