Qua chương II đã phân tích ta thấy rằng: mặc dù các cấp lãnh đạo trong công ty XNK và hợp tác quốc tế-Coalimex-đều đánh giá cao vai trò của hoạt động Marketing trong kinh doanh, hoạt động Marketing được tiến hành đều đặn và được ban lãnh đạo bắt đầu chú ý nhưng những hoạt động này chưa thực sự hoàn thiện và có một qui mô hợp lý. Những điều này về cơ bản là cho tới nay công ty chưa có một bộ phận Marketing chuyên trách, mọi hoạt động Marketing đều do phòng xuất khẩu than-là những cán bộ chuyên ngành xuất nhập khẩu- tiến hành. Chính vì vậy, dù các cán bộ này có hiểu về Marketing thì cũng không thể thực hiện đầy đủ các chức năng của Marketing như những cán bộ Marketing chuyên trách được. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hoạt động Marketing vẫn cần có sự hoàn thiện, đặc biệt là các công tác trong chiến lược Marketing thâm nhập thị trường than Nhật Bản-một thị trường trọng điểm của Coalimex-bởi chúng có tính quyết định tới sự thành công trong chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới.
3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
MARKETING THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THAN NHẬT
BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI:
3.1.1. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và thời cơ thách thức của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam: thức của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam:
Trong xu thế nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những vận hội và thách thức mới. Cùng với những lợi ích thu được từ thương mại quốc tế, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng cũng phải
đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về mọi mặt của các đối thủ quốc tế trên từng thị trường, đặc biệt là những thị trường trọng điểm có sức hấp dẫn. Doanh nghiệp nào nắm bắt nhanh nhất những thông tin thị trường và đưa ra được những quyết định nhanh nhất trong các chiến lược Marketing thì doanh nghiệp đó sẽ là người luôn dẫn đầu thị trường, vững vàng trước sự cạnh tranh của các đối thủ. Chính vì vậy, một nền kinh tế nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng, để có thể khai thác được những lợi ích to lớn từ thương mại quốc tế đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác Marketing với những chiến lược cụ thể.
3.1.2. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-Nhật Bản và thời cơ thách thức với Coalimex: thời cơ thách thức với Coalimex:
Ngay hiện tại, mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đang diễn ra rất tốt đẹp và như lời của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản phát biểu trước thềm năm mới thì “ chưa bao giờ quan hệ Việt – Nhật phát triển tốt đẹp như thời gian qua”. Năm 2002 ghi nhận nhiều con số kỉ lục trong lĩnh vực hợp tác Việt Nhật. Nhật Bản vẫn là nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 5 tỷ USD - con số cao nhất từ trước tới nay. Trong điều kiện phải cắt giảm viện trợ không chính thức ODA do khó khăn kinh tế trong nước, nhưng Chính Phủ Nhật Bản vẫn khẳng định tiếp tục coi trọng Việt Nam trong chính sách ởĐông Nam Á, duy trì viện trợ cho Việt Nam.
Điều đáng mừng là trong mối quan hệ thương mại hai chiều đó thì Việt Nam ta luôn ở vị trí xuất siêu sang thị trường Nhật Bản, năm 2002 đạt 2,7 tỷ USD. Nhật Bản là một quốc gia phát triển với diện tích 377.915 km2 , dân số 127 triệu người, là một thị trường lớn thứ tám trên thế giới, hơn nữa vị trí địa lý gần với Việt Nam. Do đó, việc giao thương giữa 2 nước rất thuận lợi và Nhật Bản luôn được coi là một thị trường hấp dẫn, một bạn hàng đáng tin cậy của Việt Nam. Chính mối quan hệ kinh tế thương mại rất tốt đẹp giữa 2 quốc gia đã và đang tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và Coalimex nói riêng khi tiến hành thâm nhập thị trường Nhật Bản.
Tuy nhiên so với kim ngạcnh nhập khẩu của Nhật Bản hàng năm lên tới hàng trăm tỷ USD thì thị phần của hàng hoá Việt Nam tại thị trường Nhật Bản còn quá nhỏ bé. Theo ông Yasuo Yuas, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tăng xuất
khẩu sang Nhật Bản cần nắm rõ thị hiếu tiêu dùng của thị trường này và tích cực tham gia vào hội chợ, triển lãm để xác định khuynh hướng thị trường. Thị trường Nhật Bản là thị trường khó tính, không những yêu cầu sản phẩm chất lượng cao mà còn đòi hỏi tính độc đáo, bản sắc văn hoá của sản phẩm.
Than là một mặt hàng nguyên liệu đầu vào, tuy không phải chú ý nhiều đến tính độc đáo và bản sắc văn hoá như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhưng chất lượng và giá cả lại là những yếu tố tạo nên tính cạnh tranh mạnh nhất của than. Sự hiện đại hoá không ngừng của các đối thủ cạnh tranh trong tất cả các khâu khai thác, sàng tuyển và vận chuyển dẫn tới sự giảm giá thành của các nhà xuất khẩu than chính như Australia, Nam Phi, Ucraina…trên thị trường Nhật Bản chính là những thách thức lớn nhất đối với than Việt Nam nói chung và Coalimex nói riêng.
3.1.3. Dự báo thị trường nhập khẩu than Nhật Bản nói
chung và của Coalimex nói riêng:
Thị trường than Nhật Bản hiện được coi là thị trường hấp dẫn đối với tất cả các nhà xuất khẩu than trên thế giới, với nhu cầu không ngừng tăng lên. Ta có thể thấy tiềm năng hấp dẫn của thị trường Nhật bản qua những bảng số liệu dưới đây:
Biểu 19: Lịch sử 12 năm tiêu thụ than của
ngành công nghiệp thép Nhật Bản. (Nguồn: TEX Manual 2002) Năm tài chính Lượng thép sản xuất (Triệu tấn) Lượng tiêu thụ than (Triệu tấn) Số kg than/tấn thép 1990 80,835 64,294 795 1995 74,637 60,989 817 2000 80,701 62,744 777 2001 78,833 62,670 795
Biểu 20: Lượng nhập khẩu than thực tế và dự báo trong thời gian tới.
(Nguồn: Canadian Coal Conference-Sept, 7-10, 2002). Năm 2000 2001 2002
2005 (Dự báo)
2010 (Dự báo)
Nhật Bản 67,3 67,2 68,4 69,9 71,2 Thế giới 171,3 163,9 164,9 172,2 189,1 Như vậy ta có thể thấy rằng lượng than nhập khẩu hàng năm của Nhật Bản rất lớn, chiếm hơn 30% tổng lượng than nhập khẩu của toàn thế giới. Trên thị trường màu mỡ này than Việt Nam nói chung và Coalimex nói riêng chiếm một thị phần tuy không nhiều như các đối thủ mạnh như Australia, Canada nhưng cũng khá khả quan, trên 2% tổng thị phần nhập khẩu than của Nhật, tức là hàng năm Coalimex xuất khẩu vào Nhật Bản từ 1,35 đến 1,45 triệu tấn than các loại. Đồng thời, than Anthracite Hòn Gai đã đạt được độ tin cậy và thiết nghĩ, khả năng thâm nhập và đạt được vị thế hơn nữa là một điều rất khả thi nếu như Coalimex có những hoàn thiện cần thiết cho chiến lược Marketing thâm nhập của mình.
3.1.4. Định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu than
nói chung và vào thị trường Nhật Bản nói riêng của
Coalimex đến 2005-2010:
Mục tiêu chiến lược kinh doanh xuất khẩu than nói chung:
Trước những thời cơ và thách thức mà hội nhập kinh tế tạo ra, ngành than nói chung và Coalimex nói riêng đã xây dựng cho mình những mục tiêu chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là mục tiêu kinh doanh xuất khẩu than trong giai đoạn 2005-2010 là:
Thoả mãn có điều chỉnh nhu cầu về than của nền kinh tế nước nhà và xuất khẩu, dự kiến từ 7,8 đến 10 triệu tấn.
Tiếp tục thâm nhập và khẳng định vị thế của Coalimex tại những thị trường hiện tại và từng bước tìm kiếm thị trường mới.
Định hướng chiến lược xuất khẩu than vào thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm, có quan hệ lâu dài với công ty. Khẳng định vị thế và không ngừng mở rộng thị phần tại thị trường này là một
trong những mục tiêu chiến lược trong kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2005-2010, cụ thể là:
Dự kiến thâm nhập và nâng cao thị phần tại Nhật Bản lên 2,5-3%, tức là đến năm 2010 sẽ cố gắng xuất khẩu được 1,7 đến 2 triệu tấn than vào thị trường này.
Tăng cường các mối quan hệ bạn hàng thân thiết nhằm phân phối trực tiếp than tới hộ tiêu thụ, giảm bớt hình thức xuất khẩu qua khâu trung gian nhằm nâng cao tỉ lệ lợi tức.
Từng bước khẳng định vị thế của than Anthracite Hòn Gai do Coalimex xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản.
3.2. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ CÔNG CỤ CHIẾN
LƯỢC MARKETING THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THAN
NHẬT BẢN CỦA COALIMEX:
3.2.1 Hoàn thiện nghiên cứu và phân tích Marketing thâm
nhập:
Công tác nghiên cứu và phân tích Marketing thâm nhập của Coalimex mặc dù đã phần nào đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn rất nhiều thiếu sót cần phải hoàn thiện. Phần lớn các thông tin Coalimex thu lượm được đều do các đối tác cung cấp, khi thì do các trung gian khi thì do các khách hàng vủa công ty đưa ra. Do vậy, phần lớn các thông tin này là thông tin thứ cấp, không chỉ riêng mình Coalimex có mà hầu như tất cả các đối thủ đều có. Do vậy, việc thu thập thông tin như hiện nay không đảm bảo tính độc nhất và rất khó cho công tác nghiên cứu và phân tích Marketing thâm nhập của Coalimex. Bởi vậy, tận dụng khách hàng làm một đầu mối cung cấp thông tin là cần thiết nhưng không thể quá phụ thuộc vào họ như hiện nay. Coalimex cần phải thiết lập một đội ngũ Marketing trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu thông tin tại thị trường thâm nhập từđó làm cơ sở cho việc phân tích Marketing thâm nhập tại thị trường đó. Khi đã thiết lập được bộ phận này thì các thông tin được cung cấp sẽ nhiều hơn, việc nghiên cứu và phân tích cũng sẽ chuyên nghiệp hơn và đạt được hiệu suất cao hơn. Thêm vào đó, công ty có thể chủ động được việc tập trung nhân lực trong công
tác nghiên cứu và phân tích, tạo ra sự chủ động khi triển khai chiến lược Marketing thâm nhập trên thị trường đó.
Tóm lại, để hoàn thiện cho công tác nghiên cứu và phân tích Marketing thâm nhập, bộ phận Marketing nên được thiết lập bên cạnh bộ phận xuất khẩu than nhằm bổ trợ cho nhau, đạt hiệu quả cao nhất khi thâm nhập.
3.2.2 Hoàn thiện việc triển khai chiến lược Marketing mục tiêu