Có chính sách đầu tư hiệu quả để phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp ”Một số vấn đề về đầu tư phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ" pptx (Trang 98 - 99)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA

3.Có chính sách đầu tư hiệu quả để phát triển công nghiệp

Chính sách đầu tư thể hiện chiến lược phát triển kinh tế của một quốc gia, là cơ sở quyết định thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Những năm vừa qua, nền kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói chung và ngành công nghiệp nói riêng có bước phát triển vượt bậc, chứng tỏ chính sách đầu tư cho phát triển công nghiệp ngày càng được chú trọng.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong đầu tư. Vì vậy, xây dựng chính sách đầu tư hợp lý có ý nghĩa quan trọng để phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế vùng. Chính sách đầu tư phải phù hợp với vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, phù hợp với sự đóng góp của vùng trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm tới cần tiếp tục tăng tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho vùng. Lượng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần được ưu tiên cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: đường giao thông, điện, nước,

thông tin liên lạc... Cần chú ý lượng vốn đầu tư “đủ tầm” để tạo ra được hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, bền vững, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, lâu dài.

Chính sách đầu tư cho vùng phải đảm bảo phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, gắn liền với sự phát triển ổn định, cân đối và bền vững của nền kinh tế. Nhanh chóng khắc phục quan điểm chú trọng khai thác tiềm năng tự nhiên, hướng đầu tư chuyển sang vừa kết hợp khai thác và đầu tư tái tạo nhằm duy trì tiềm năng thế mạnh của vùng, đảm bảo tính hiệu quả cao trong các chương trình trọng điểm trên địa bàn và gắn liền với việc phát triển một nền sản xuất hàng hoá.

Chú trọng hướng đầu tư theo các chương trình, dự án nhưng trên cơ sở rà soát và thẩm định chặt chẽ, chỉđầu tư cho dự án có cơ sở khoa học, thiết thực và có tác dụng lan truyền, kích thích sự phát triển của cả vùng. Hạn chế tối đa tình trạng lạm phát dự án nhằm tập trung vốn đầu tư cho chương trình, dự án đã được phê duyệt, tạo ra sự tác động có hiệu lực của việc đầu tư phát triển công nghiệp của vùng.

Việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cần ưu tiên cho khoa học và công nghệ. Đồng thời làm tốt công tác hướng dẫn triển khai thực hiện. Đây là khâu rất quan trọng, quyết định hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các dự án đầu tư phát triển công nghiệp.

Thực hiện tập trung đầu tư “đủ độ”, đúng tiến độ, dứt điểm các chương trình, dự án quan trọng. Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của vùng góp phần thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước.

Tiếp tục ưu tiên đầu tư cho các chương trình trọng điểm, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của vùng. Nhưng đồng thời chú trọng hướng đầu tư xây dựng các công trình vừa và nhỏ, có tác dụng phục vụ trực tiếp sản xuất

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp ”Một số vấn đề về đầu tư phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ" pptx (Trang 98 - 99)