B. NỘI DUNG
1.1.3.3. Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì
dân phục vụ.
Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc
bình đẳng và tự do. Dân chủ cũng được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định.
Với tư cách là hình thức tổ chức chính trị của nhà nước, Dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước. Khác với các hình thức khác của thiết chế nhà nước, trong thiết chế dân chủ, quyền của đa số, quyền bình đẳng của mọi công dân, tính tối cao của pháp luật được chính thức thừa nhận, những cơ quan cơ bản của nhà nước do bầu cử lập ra. Dân chủ được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản: Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
Kỷ luật là trật tự nhất định trong hành vi của con người theo những chuẩn mực do luật pháp, đạo đức quy định trong từng thời kỳ lịch sử, vì lợi ích của toàn xã hội hay của giai cấp, tập đoàn xã hội riêng lẽ hay của một cộng đồng. Kỷ luật là phương tiện để thống nhất hành động trong cộng đồng. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, lỷ luật mang một nội dung và ý nghĩa xã hội mới, nhân dân phấn đấu cho một kỷ luật bảo đảm quyền tự do của cá nhân trong phạm vi hợp lý và thống nhất với cộng đồng. Kỷ luật mang tính chất tiến bộ khi nó bảo đảm cả sự phát triển của cộng đồng và của cá nhân. Do đó, trong gia đình, cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức, các nhóm cũng phải có kỷ luật. Khi đề cập đến vấn đề kỷ luật đảng đối với Đảng Cộng sản (b) Nga, Lênin viết: “Những người Bôn-sê-vích sẽ không giữ vững được chính quyền, tôi không nói được tới hai năm rưỡi, mà ngay cả đến hai tháng rưỡi cũng không được nữa, nếu Đảng ta không có kỷ luật hết sức nghiêm minh, kỷ luật sắc thật sự” [24; 6].
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh luôn coi trọng tinh thần phát huy dân chủ và tinh thần kỷ luật tự giác. Người khẳng định: “sức mạnh của Đảng là sự đoàn kết nhất trí. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao ý thức và kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối và chính sách của Đảng, tôn trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng” [35; 23]. Người
luôn đề cao dân chủ và kỷ luật, cũng chính bản thân Hồ Chí Minh là một mẫu mực về tinh thần dân chủ, đó là Người luôn luôn tôn trọng tập thể, tôn trọng nhân dân, quan tâm đến mọi người, gần gũi gắn bó thân mật với nhân dân, với cấp dưới, với những cụ già và với các cháu thiếu niên nhi đồng, tình cảm của Người thật bao la rộng lớn. Tình cảm của Hồ Chí Minh luôn hướng đến mọi người Việt Nam và mọi người Việt Nam luôn luôn mong muốn, ước mơ được gặp Bác Hồ. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, cũng như trong các bài báo, bài viết, bài nói chuyện của Người, Người luôn đề cao đạo đức cách mạng, phê phán những biểu hiện quan liêu, xa rời nhân dân, xa rời đoàn thể, phê phán thói “quan cách mạng” coi thường tập thể, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thờ ơ lãnh đạm với quần chúng nhân dân và cấp dưới… Hồ Chí Minh coi đó là những căn bệnh khác nhau của chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, thể hiện một số nội dung sau:
- Từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên trong sinh hoạt Đảng phải coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Có dân chủ thì mới phát huy được trí tuệ và sức mạnh của tập thể, mới không có độc đoán, gia trưởng, chuyên quyền, mới cởi mở thân ái, chân thành với nhau. Hồ Chí Minh xem dân chủ là cái gốc, “có phát triển dân chủ cao độ mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên” [34; 592], và Người luôn đề cao nguyên tắc “tự phê bình và phê bình” trong sinh hoạt Đảng, trong sinh hoạt đoàn thể.
- Mỗi cán bộ, đảng viên phải có ý thức tự rèn luyện, học tập nâng cao nhận thức tư tưởng đạo đức cách mạng, nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, tuân thủ sự phân công của tổ chức, của Đảng; tôn trọng tập thể, nghiêm túc thực hiện các quy định, nguyên tắc của Đảng, kỷ cương, pháp luật của Nhà nước, tôn trọng các quy định của đoàn thể.
- Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn: “Đảng phải thấm nhuần quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Vì vậy, mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Đảng và nhân dân là một tất yếu khách quan để giành thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc “nước lấy dân làm gốc” thành tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân”. Ngày nay, mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong điều kiện đất nước được độc lập, tự do, Đảng thật sự đã trở thành một “Đảng cầm quyền” sự lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ chính trị của Đảng phải vì nhân dân, phục vụ cho nhân dân, cho sự phát triển của đất nước. Từng địa phương, cơ quan, đơn vị, các cấp ủy và mỗi cán bộ, đảng viên thường xuyên gắn gó với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, học tập ở nơi nhân dân, “phải gom góp tư tưởng, kinh nghiệm, sáng kiến và ý chí của quần chúng, sắp xếp nó thành hệ thống, rồi lại áp dụng vào trong quần chúng” [32; 231]. Là nâng cao năng lực, bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm và hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng, của chính quyền, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và công chức với nhiệm vụ chính trị của mình đối với Nhà nước “của dân, vì dân, vì nước”.