Về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòn g an ninh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở đảng bộ quận gò vấp, thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 49 - 52)

B. NỘI DUNG

2.1.1. Về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòn g an ninh

Gò Vấp là quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh nằm vào khoảng 106o48’15” kinh độ Đông và 10o5’29” vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp quận 12, phía Nam giáp quận Tân Bình và quận Phú Nhuận, phía Đông giáp quận Thủ Đức và quận Bình Thạnh, cách trung tâm thành phố 7 km. Diện tích tự nhiên của quận là 19,75 km2 , có sông Bến Cát chảy ra sông Sài Gòn.

Về quản lý hành chánh, quận có 16 phường, với 186 khu phố và có 1421 tổ dân phố. Bộ máy hành chính được tổ chức theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ, gồm: 13 Phòng, ban chuyên môn và 9 Trung tâm, đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Về cơ cấu tổ chức, bộ máy quận Gò Vấp

* Các phòng, ban chuyên môn:

- Văn phòng UBND quận; - Phòng Nội vụ;

- Phòng Tư pháp;

- Phòng Tài chính – Kế hoạch; - Phòng Kinh tế;

- Phòng Quản lý đô thị;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường; - Phòng Giáo dục;

- Phòng Y tế;

- Phòng Văn hóa Thông tin – Thể thao; - Thanh tra Nhà nước quận;

- Thanh tra Xây dựng quận;

* Các Trung tâm, đơn vị sự nghiệp thuộc quận:

- Trung tâm Văn hóa;

- Trung tâm Thể dục Thể thao; - Trung tâm y tế dự phòng; - Bệnh viện quận;

- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Ban quản lý dự án Công viên Văn hóa;

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; - Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng; - Trường Trung cấp nghề Quang Trung.

* Cấp phường gồm: có 16 Uỷ Ban Nhân Dân phường; với 186 khu phố và có 1.420 Tổ dân phố.

Về kinh tế: phát triển theo hướng “dịch vụ - thương mại - công nghiệp”, toàn quận hiện có 7.075 doanh nghiệp. Năm 2011, giá trị sản xuất các ngành kinh tế ước thực hiện đạt 14.797 tỷ đồng, thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 52,37%; công nghiệp và xây dựng chiếm 47,55%; nông nghiệp chiếm 0,08%. Thu ngân sách nhà nước đạt 1.077,9 tỷ đồng.

Về công tác quản lý đô thị - phát triển cơ sở hạ tầng: Quận Gò Vấp có hai tuyến đường chính là Nguyễn Oanh - Nguyễn Kiệm chạy dọc theo hướng bắc - nam và Nguyễn Văn Nghi - Quang Trung chạy dài theo hướng đông - tây, có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, phía đông giáp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất; từ năm 2005 đến nay quận có 4 dự án lớn, gồm: Tuyến đường Tân sơn nhất- Bình lợi - Vành đai; nâng cấp đô thị tại Phường 5, Phường 14 và Phường 15; cải tạo môi trường Sông Vàm thuật, Rạch nước lên; đường Phạm văn Bạch, các dự án trên ảnh hưởng đến 3.074

hộ dân, trong đó 1.191 phải giải tỏ trắng. Gần 100% giao thông nội bộ (các hẻm) trong quận được xi măng và nhựa hóa. Có 100% hộ dân trên địa bàn quận được sử dụng điện và 85,04% hộ dân được cung cấp nước sạch. Tổng vốn xây dựng cơ bản từ các nguồn vốn xã hội bình quân hơn 5.000 tỷ đồng/năm.

Về văn hóa - xã hội: dân số trên địa bàn quận có 571.888 nhân khẩu (tương ứng với 132.950 hộ), người Kinh chiếm 98%, người Hoa chiếm 1,8% và dân tộc khác 0,8%; người trong độ tuổi lao động, chiếm 74,20% dân số; giới thiệu, giải quyết việc làm hơn 16.000 lượt người/ năm; toàn quận hiện còn 4,40% hộ nghèo có mức thu nhập bình quân dưới 12 triệu đồng/ người/ năm, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản không còn hộ dưới 12 triệu đồng/ người/ năm.

Quận có 2 di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, 02 di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố. Năm 2011, qua kết quả bình xét theo các tiêu chí của phong trào ”Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có 180/186 khu phố đạt danh hiệu, gồm 82 khu phố văn hoá, 98 khu phố tiên tiến; gia đình văn hoá đạt 80,95%; có 16/16 phường đã đăng ký xây dựng phường đạt chuẩn Phường văn minh - đô thị giai đoạn 2011 – 2015.

Về giáo dục - đào tạo: Toàn quận có 92 trường học, trong đó có 57 trường công lập, có 35 dân lập, tư thục; gồm có 41 trường mầm non, có 21 trường tiểu học, có 15 trường trung học cơ sở, có 6 Trường Trung học phổ thông, có 2 Trường trung cấp nghề, có 4 Trường Cao đẳng và có 3 trường Đại học. Trong 5 năm qua ngân sách Nhà nước đã đầu tư xây dựng trường học hơn 377 tỷ đồng và hàng năm ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo từ 44,83% đến 45,87%. Đội ngũ giáo viên đã được chuẩn hoá 100% theo quy định của ngành. Giáo dục Gò Vấp là đơn vị luôn dẫn đầu thành phố trong các kỳ thi học sinh giỏi lớp 9; tỷ lệ học sinh cấp tiểu học lên lớp

thẳng bình quân đạt 99%, trong đó khá giỏi đạt 82%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%, trong đó khá giỏi đạt 72%; năm 2005 được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học, trình độ dân trí tương đương lớp 11.

Về y tế: trên địa bàn quận có 04 bệnh viện (1 bệnh viện quận trên 250 giường, 1 bệnh viện Quân Đội trên 500 giường, 2 bệnh viện tư nhân trên 100 giường); Trung tâm y tế dự phòng quận, có 100% trạm y tế phường (16/16 trạm y tế) có từ 1 - 3 bác sĩ. Cơ sở y tế công lập được đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ phòng chống dịch, khám và chữa bệnh.

Về Quốc phòng - An ninh: công tác quân sự địa phương luôn được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt 1,43%, dân quân đạt 1,01% so với dân số. Công tác gọi thanh niên nhập ngũ hàng năm đạt chỉ tiêu về số lượng và chất lượng; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội và giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ.

Phát huy có hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tích cực đẩy mạnh chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp; kéo giảm phạm pháp hình sự bình quân 9,85%/năm, điều tra khám phá án hình sự đạt tỷ lệ cao 69,97%/năm; tai nạn giao thông được kéo giảm 11,82%/năm. Nhiều năm liền Đảng bộ và cán bộ, chiến sĩ lực lượng Quân sự và Công an quận được đánh giá vững mạnh toàn diện, đáp ứng nhiệm vụ chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở đảng bộ quận gò vấp, thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w