Chính sách về khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề án “Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới” ppt (Trang 29 - 30)

Tới nay, tổng sản lượng thủy sản của cả nước đã vượt qua mức 1 triệu tấn/ năm, song cũng để lại một vùng biển cạn kiệt nguồn lợi, năng suất đánh bắt giảm 1/2, giá thàng sản phẩm tăng gấp đôi. Tuy phát triển nghề cá xa bờ để bảo vệ nguồn lợi ven biển và tăng chất lượng sản phẩm nhưng lại chưa triển khai

đồng bộ, hiệu quả còn thấp.

Hơn 10 năm qua, ngành khai thác hải sản Việt Nam đã tăng trưởng với nhịp độ khá cao về tổng sản lượng, đạt hơn 1 triệu tấn/ năm (riêng năm 1998, sản lượng khai thác hải sản đạt 1,13 triệu tấn , bằng 170% năm 1988).

Từ khi có Nghị định số 13/CP của Chính phủ (ký ngày 02/3/1993), tiếp

đến là Thông tư liên bộ số 02 LB/TT hướng dẫn thi hành Nghị định số 13/CP cho thấy công tác khuyến ngư đã tác động rất hiệu quả đến phong trào nuôi trồng, khai thác và sơ chế bảo quản thủy sản. Vì trước hết, khuyến ngư là chủ

trương đúng đắn, hợp với điều kiện hiện nay của các ngư dân và rất được đông

đảo ngư dân ủng hộ, hưởng ứng. So với lĩnh vực khai thác và sơ chế bảo quản thủy sản thì hiệu quả của khuyến ngư trong nuôi trồng đa dạng và phong phú hơn, nhờ có hoạt động khuyến ngư mà diện tích và năng suất tăng lên đáng kể. Từ các loại cá thông thường đến các loại đặc sản có giá trị kinh tế cao ngày càng được phát triển mạnh. Có thể nói Nghị định 13/CP của Chính phủ đã khơi dậy tiềm năng của cả miền biển, đồng bằng và miền núi. Trong những năm qua, Nghị định 13/CP đã đi sâu vào thực tiễn và có tác dụng đối với việc phát triển sản xuất thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, qua thực hiện Nghịđịnh này còn bộc lộ những hạn chế cả về lý luận lẫn thực tiễn. Chính vì vậy mà cần có sự hoàn thiện và điều chỉnh Nghị định này theo tinh thần tập trung kinh phí cho những vùng khai thác, sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Đối với việc đánh bắt xa bờ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết

lợi tức và hoàn thuế xuất khẩu trong 3 năm đầu đối với tàu thuyền đánh bắt hải sản xuất khẩu ở Biển Đông Trường Sa.

Chính sách ưu đãi trên đã có tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển nghề

cá khai thác xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời, cũng hạn chế việc đánh bắt hải sản gần bờ khi mà nguồn hải sản gần bờ đang bị

cạn kiệt.

Đầu năm 1997, Chính phủ đã chỉ đạo ngành thủy sản thực hiện chương trình đánh cá xa bờ. Đến hết năm 1998, cả nước đã có trên 300 tàu công suất lớn (90-350 CV) đưa vào sử dụng, năng lực khai thác xa bờđã có bước chuyển biến

đáng kể. Nhưng theo đó lại nổi lên nhiều vấn đề về ngư trường và dự báo khai thác vùng khơi, trình độ sử dụng tàu lớn của thuyền trưởng, chế biến và tiêu thụ

sản phẩm khai thác được, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Điều đáng lo ngại là chỉ có khoảng 20% sản lượng khai thác xa bờ có thể dùng để xuất khẩu. Còn lại 80% dùng tiêu thụ nội địa hay làm bột cá, phơi khô và làm nước mắm. Cá đánh

được nhiều mà bán giá lại rẻ và khó bán thì hiệu quả thấp. Lại chưa có cơ quan dự báo ngư trường và khai thác ngắn hạn để hướng dẫn các tàu đi đánh bắt cá xa bờ đi đến đúng nơi có cá mà đánh. Trình độ các thuyền trưởng non yếu, sử dụng tàu lớn và máy móc khá hiện đại sẽ gây ra những sự cố hỏng hóc. Nhất là vào thời vụ chính, cá về nhiều lại không có kho lạnh dự trữ hải sản, điều kiện trên tàu bảo quản kém, bến bãi thiếu... càng làm cho sản lượng bị thất thoát nhiều và giá hạ hơn.

Rõ ràng là có nhiều vấn đề đang đặt ra để bảo đảm cho việc đầu tư đóng tàu khai thác hải sản xa bờ có hiệu quả. Đó không phải là việc một sớm, một chiều có thể giải quyết được .

Tóm lại, chương trình đánh bắt hải sản xa bờ không chỉ là việc đóng tàu

đi khơi, mà nó là dây chuyền đồng bộ từ khai thác, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thật tốt.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề án “Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới” ppt (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)