Lượng nguyên liệu sử dụng cho chế biến (1000 tấn)

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề án “Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới” ppt (Trang 44 - 49)

1 Tổng sản lượng thủy sản (1000 tấn) 1.414,59 1.600 1.900 2.400

2 Lượng nguyên liệu sử dụng cho chế biến (1000 tấn) (1000 tấn)

500 850 1.000 1.250

3 Công suất cấp đông (tấn/ ngày) 830 830 1.000 1.450

4 Kho lạnh (tấn) 23.000 25.000 32.000 45.000

5 Lao động (người) 58.768 77.000 93.000 128.000 Nguồn: Bộ Thủy sản

Khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu

Nguyên liệu cung ứng cho chế biến xuất khẩu, chế biến và tiêu thụ nội

địa, dự tính sẽ từ 3 nguồn: nuôi trồng thủy sản: 42-45%; khai thác thủy sản: 43- 46% và nhập khẩu nguyên liệu: 9-12%.

Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản không chỉ để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước mà còn góp phần cân đối nguyên liệu khi trái vụ, nhờ vậy sẽ tăng hiệu quả của các cơ sở chế biến thủy sản. Nguyên liệu có thể nhập từ các nước có giá nguyên liệu thấp hoặc từ các nước có chi phí nhân công chế biến cao.

Giải pháp công nghệ chế biến

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, công nghệ chế biến thủy sản sẽ có những bước biến chuyển đáng kể. Cần chú trọng đầu tư cho nghiên cứu công nghệ chế biến các sản phẩm mới và đa dạng hóa các sản phẩm bao gồm cả cải

tiến bao bì, quy cách sao cho tiện sử dụng. Dây chuyền chế biến sẽ được áp dụng phù hợp với từng loại nguyên liệu và sản phẩm. Việc lựa chọn kỹ thuật và quy trình công nghệ phải trên cơ sở nghiên cứu thị trường.

Công tác quản lý chất lượng cũng cần được tăng cường cả đối với sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm tiêu thụ nội địa. Các tiêu chuẩn chất lượng và vệ

sinh an toàn thực phẩm cần được đưa vào áp dụng bắt buộc ở tất cả các cơ sở

chế biến thủy sản. Phấn đấu đến năm 2001, các cơ sở chế biến thủy sản đều

được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo các tiêu chuẩn HACCP và GMP nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Phát triển các nhà máy chế biến

Tới năm 2010, dự tính sản lượng chế biến thủy sản đông lạnh là trên 340.000 tấn/ năm, trong khi công suất cấp đông hiện nay là 800 tấn/ ngày, tương

đương khoảng 250.000 tấn/ năm. Vì vậy, phải đầu tư thêm công suất cấp đông khoảng trên 100.000 tấn/ năm, nâng tổng công suất cấp đông lên khoảng 1.500 tấn/ ngày. Bên cạnh các cơ sở đông lạnh đã được đầu tư đổi mới thì trong các năm tới, những cơ sở chế biến đông lạnh đã có thời gian hoạt động lâu (trên 15 năm) cũng cần được nâng cấp, thay thế để đáp ứng các yêu cầu công nghệ hiện

đại.

Không nhập mới các thiết bị sử dụng các tác nhân gây lạnh có thể gây phá hủy tầng ôzôn như: R22, R502... Quá trình nâng cấp, thay thế thiết bị trong các cơ sở chế biến đã có cũng phải gắn liền với việc thay thế tác nhân lạnh. Bên cạnh các dây chuyền chế biến hiện đại, các thiết bị cấp đông tiên tiến, các thiết bị phụ trợ như: hệ thống thông gió, chiếu sáng, lọc nước, thiết bị đóng gói... cũng cần được đầu tư đúng mức để đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an toàn môi trường, công nghệ theo yêu cầu của thị trường.

Các cơ sở chế biến đông lạnh sẽ quy hoạch lại một cách hợp lý tại các tụ điểm nghề cá lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang, Cà Mau... trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010.

Thị trường xuất khẩu

Mức giá xuất khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam hiện tại thấp hơn nhiều so với mức giá nhập khẩu của các thị trường chính trên thế giới. Do vậy, các sản phẩm thủy sản Việt Nam có thể có được sức cạnh tranh cao nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và hoạt động tiếp thị có hiệu quả.

Để giảm bớt tình trạng quá phụ thuộc vào thị trường Nhật Bản, hoạt động tiếp thị sẽ phải được cải tổ và hoàn thiện nhằm mục đích đa dạng hóa thị trường

và thâm nhập vào các thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm có ưu thế của Việt Nam. Đến năm 2010, dự kiến tỷ trọng giá trị xuất khẩu sang các thị trường chính sẽ thay đổi đáng kể so với hiện nay: Nhật Bản: 35-40%, Đông Nam Á (kể

cả Trung Quốc): 20-22%, EU: 12-20%, Bắc Mỹ: 15-20%, thị trường khác: 5- 10%.

II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG

EU TRONG NHỮNG NĂM TỚI

1. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1. Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi trồng thủy sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu trồng thủy sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu

Để đạt được những phương hướng lớn và nhiệm vụ trong xuất khẩu thủy sản sang EU cũng như sang tất cả các thị trường, thì điều trước tiên là phải giải quyết được vấn đề nguyên liệu cho chế biến thủy sản xuất khẩu. Trong khi nguồn tài nguyên ven bờ của nước ta đã bị cạn kiệt do khai thác quá công suất trong thời gian qua, chỉ còn tiềm năng tăng sản lượng đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản.

Theo Bộ Thủy sản, nguồn tài nguyên thủy sản xa bờ của nước ta có trữ

lượng 1.932.382 tấn, khả năng khai thác là 771.775 tấn. Đến năm 1997, ta mới khai thác được khoảng 200.000 tấn chiếm trên 10% trữ lượng và khoảng 25- 26% khả năng khai thác cho phép. Đây thực sự là tiềm năng nguyên liệu lớn mà Việt Nam có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, vấn đề khai thác được tiềm năng này đến mức nào lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản lý cũng như năng lực, trình độ công nghệ của nghề cá Việt Nam.

Bên cạnh việc đánh bắt xa bờ, một lợi thế so sánh khác của Việt Nam để

tham gia thương mại quốc tế trong thời gian tới là phát triển nuôi trồng thủy sản.

Đặc biệt, phát triển nuôi tôm sú và tôm càng xanh có giá trị xuất khẩu cao để

xuất khẩu sang EU cũng như sang các thị trường khác. Tuy nhiên, diện tích mặt nước nuôi trồng không phải là vô hạn, hơn nữa các vấn đề kỹ thuật nuôi trồng như: giống, thức ăn chăn nuôi và những ràng buộc về môi trường sinh thái... rất cần tới sự quản lý và trợ giúp tài chính, kỹ thuật của Nhà nước và Cộng đồng quốc tế.

Vì vậy, để khai thác được tiềm năng nguyên liệu còn rất lớn cho chế biến thủy sản xuất khẩu, Nhà nước phải giữ vai trò quyết định bằng việc tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia và bản thân Nhà nước thực thi các chính sách quản lý, đầu tư thỏa đáng đểđảm bảo khai thác tốt nguồn lợi hải sản xa bờ cũng như cải tiến kỹ thuật nuôi trồng thủy

sản để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến thủy sản xuất khẩu.

1.2. Tăng cường năng lực công nghệ chế biến, cải tiến chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn HACCP vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn HACCP

Tăng cường năng lực công nghệ chế biến, mở rộng và xây mới các cơ sở

chế biến nâng công suất chế biến lên 1000 tấn/ ngày vào năm 2000 và 1500 tấn/ ngày vào năm 2005. Cần định hướng, đầu tư thích hợp cho đổi mới công nghệ, nâng cấp các điều kiện sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm bớt lao động chân tay để tăng khả năng cạnh tranh của thủy sản nước ta tại EU cũng như ở các thị trường khác. Các doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới công nghệ, trang thiết bị để sản xuất những sản phẩm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao, giá cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng khó tính EU.

Nhà nước cùng các cơ quan hữu quan cần triển khai mạnh mẽ việc xây dựng quy chế công nhận các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến là HACCP và GMP, thực hiện việc đào tạo về các hệ thống quản lý chất lượng cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp khuyến khích cho các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này.

Hướng xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới của nước ta là phải tăng

được thị phần ở các nước EU và Bắc Mỹ, nơi mà mọi vấn đề liên quan tới chất lượng đều được quy tụ trong việc thực hiện các tiêu chuẩn HACCP. Vì vậy, không có cách nào khác là sự vươn lên của các doanh nghiệp Việt Nam cùng với sự trợ giúp về kỹ thuật, tài chính của Nhà nước và quốc tế để cải tiến chất lượng hàng thủy sản Việt Nam. Mặc dù đã đạt được kết quả là 33 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thủy sản vào EU, 29 doanh nghiệp được xuất khẩu thủy sản cấp liên minh vào EU nhưng điều thách thức là bất kỳ lúc nào EU cũng có thể tuyên bố cấm vận nếu có vi phạm.

Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường thẩm quyền của Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thủy sản (NAFIQACEN), để đảm bảo các điều kiện tương đương của EU về cơ quan quản lý chất lượng. Cần có chính sách hỗ

trợ về tài chính và kỹ thuật để các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản đểđáp ứng yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn hàng thủy sản của EU. Các doanh nghiệp Việt Nam là người trực tiếp thực hiện chất lượng sản phẩm phải quán triệt quan điểm chất lượng cùng với giá cả hợp lý là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, từ đó nâng cao ý thức đối với việc cung cấp những sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của EU cũng như của các thị trường khác.

1.3. Phát triển thêm nhiều mặt hàng thủy sản cho xuất khẩu, tăng giá thủy sản xuất khẩu trong điều kiện đảm bảo cạnh tranh sản xuất khẩu trong điều kiện đảm bảo cạnh tranh

Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU cũng như sang các thị

trường khác trong thời gian qua khoảng hơn 90% là dạng sản phẩm tươi, ướp

đông, đông lạnh (riêng giáp xác và nhuyễn thể là 80-85%). Sự mất cân đối về cơ

cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu đã làm hạn chế kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy, cần phải tăng hơn nữa tỷ trọng hàng đông lạnh sơ chế. Nếu như làm được điều này, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thay đổi sẽ có khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu.

Giá thủy sản xuất khẩu của nước ta so với giá cả trung bình thế giới là tương đối thấp. Vì thế, việc tăng giá sản phẩm phải đảm bảo hàng thủy sản Việt Nam có sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường quốc tế nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu. Việc thay đổi cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu sẽ là yếu tố quyết

định để nâng cao mức giá thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, không chỉ ở EU mà còn ở nhiều thị trường khác. Việc nâng tỷ trọng hàng chế

biến sâu như đồ hộp hay thủy sản ăn liền trong tổng xuất khẩu hàng thủy sản, cũng như việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới để có khả năng xuất khẩu các loại thủy sản sống giá trị cao là một công việc khó khăn, đòi hỏi phải

1.4. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU

Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại, đáp ứng thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp. Ngoài những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp trong việc duy trì, mở rộng thị trường, Nhà nước cần có chính sách cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các thị trường mới.

Nhà nước nên cho phép Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam được mở Văn phòng đại diện tại EU, cụ thể là đặt tại Brucxen (Bỉ) để tăng cường công tác tiếp thị cho sản phẩm thủy sản nước ta.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam với tư cách là người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đại diện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về thị trường EU cho các doanh nghiệp và giúp đỡ giải quyết những vấn đề phát sinh trong các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề án “Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới” ppt (Trang 44 - 49)