Các biện pháp phi thuế quan

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề án "Thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong điều kiện thực hiện lộ trình AFTA-CEPT" docx (Trang 26 - 27)

L ời Mở dầu

1. Quá trình thực hiện cam kết của Việt Nam với AFTA-CEPT

1.4. Các biện pháp phi thuế quan

Ở nước ta, các biện pháp phi thuế quan bao gồm những biện pháp hạn chế

số lượng mặt hàng, hạn ngạch, giấy phép, các tiêu chuẩn kỹ thuật. Những hạn chế về số lượng và hạn ngạch được thể hiện trong quy định của Chính phủ về

các mặt hàng xuất nhập khẩu. Trong đó những mặt hàng cấm xuất nhập khẩu là những mặt hàng để bảo đảm an ninh xã hội, sức khoẻ con người, bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiểm và môi trường. Các mặt hàng có liên đến cân đối của nền kinh tế quốc dân Chính phủ sẽ quy định khối lượng được phép nhập và phân bổ

hạn mức nhập khẩu như: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng không

được vượt quá 20% giá trị xuất hàng năm. Ngoài ra, Chính phủ cũng đưa ra những nhóm hàng thuộc diện quản lý theo bộ chuyên ngành và những nhóm hàng quản lý bằng hạn ngạch. Cho đến nay, Việt Nam chỉ áp dụng hạn ngạch

đối với 2 nhóm hàng là gạo và dệt may xuất khẩu vào EU và Canada do đó năm

1 Nguồn: Trần Cao Thành- khu vực mậu dịch tự do Đông nam á, hội nhập của Việt Nam –Tạp chí Nghiên cứ Đông Nam á 2/2003

2001 sẽ là năm tất cả các hàng vào phi thuế quan phải được loại bỏ đối với các sản phẩm trong Danh mục này của Việt Nam.

Vào đầu mỗi năm Việt Nam ban hành một thông tư hướng dẫn vào các hạn chế định hướng sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, Việt Nam đã sẵn sàng đệ trình một Danh mục chính thức về các hạn chế định lượng cho ban thư ký ASEAN. Các hạn chế định lượng cần được loại bỏ ngay với một số các hàng hoá trong Danh mục giảm thuế ngay của Việt Nam đã đệ trình cho ASEAN vào năm 1995 để

các mặt hàng này được hợp pháp hoá hưởng các ưu đãi theo CEPT.

Còn về các hàng rào phi thuế quan khác, việc thực hiện cam kết bãi bỏ theo CEPT sẽ rất khó về tính bảo thủ, thiếu lành mạnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, một bản thảo Danh sách các hàng rào phi thuế liên quan.Trong đó nhiều nhóm mặt hàng quan trọng với lịch trình cắt giảm mang tính chất bảo hộ có vẻ đã làm chậm đi tiến trình thực hiện cam kết xoá bỏ hàng rào phi thuế quan theo CEPT. Các hàng rào về tiêu chuẩn kỹ thuật về đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khoẻ hiện nay vẫn đang được tiếp tục áp dụng cho các hàng hoá trong Danh mục giảm ngay.

Việt Nam đã cam kết đệ trình sớm danh mục các hạn chế về số lượng(QRS) và các biện pháp phi thuế quan khác(NTBS) xong do các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam đơn giản chủ yếu là các biện pháp như : giấy phép hay hạn ngạch trong khi đó các biện pháp phi thuế quan mà các nước ASEAN khác đang áp dụng lại rất đa dạng đặc biệt là các biện pháp về tổ chức kỹ thuật và chất lượng là những biên pháp phức tạp và tinh vi mà ở Việt Nam hiện nay chưa áp dụng, cho nên đểđáp ứng được yêu cầu bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, trước mắt Việt Nam cần phải gấp rút ban hành bổ sung các biện pháp phi thuế quan tương tự như các nước ASEAN đang áp dụng, nhất là các biện pháp mà trong tương lai có thể không bị loại bỏ trước khi chúng ta đệ trình danh mục các biện pháp phi thuế quan của ta cho ASEAN và tiến hành loại bỏ chúng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề án "Thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong điều kiện thực hiện lộ trình AFTA-CEPT" docx (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)