L ời Mở dầu
1. Quan điểm xuất khẩu của Việt Nam
Có thể nói nhu cầu trao đổi xuất hiện từ thời cổ đại nhưng chỉ khi ra đời nền sản xuất hàng hoá TBCN mới dẫn đến sự phá vỡ tính chất kép kín của từng đơn vị kinh tế trong từng quốc gia và của từng nước. Tự do thương mại gắn thị
trường dân tộc với thị trường thế giới, gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế. Ngoại thương trở nên không thể thiếu được đối với nền sản xuất đó, như LêNin đã nhận xét:" không có thị trường bên ngoài thì một số nước TBCN không thể sống được".
Nước ta và một số nước khác đã có lúc xem vấn đềđộc lập kinh tế và xây dựng một nền kinh tế hoàn chỉnh mang tính chất tự cung tự cấp để tránh sự lệ thuộc vào nước ngoài. Thực tế đã chỉ ra rằng không có một quốc gia nào có thể đề ra một mục tiêu đầy tham vọng như vậy. Bởi vì không có quốc gia nào dù giàu mạnh như Mỹ hay Trung Quốc lại xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp tốn kém về cả vật chất và thời gian.
Đất nước ta cũng vậy, chúng ta nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của xuất khẩu, quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu ở nước ta trong giai đoạn vừa qua đã diễn ra rất sôi động. Đảng ta xác định phải thực hiện 3 chương trình: lương thực- Thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu. Đến nay, sau 15 năm đổi mới, với chính sách đa phương hoácác hoạt động kinh tế
quốc dân và thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu của đảng và nhà nước , hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, ngày càng có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới