Những tác động khi tham gia AFTA tới xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề án "Thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong điều kiện thực hiện lộ trình AFTA-CEPT" docx (Trang 37 - 39)

L ời Mở dầu

2.4.Những tác động khi tham gia AFTA tới xuất khẩu của Việt Nam

2. Thực trạng xuất khẩu hàng hoác ủa Việt Nam trong quá trình thực hiện

2.4.Những tác động khi tham gia AFTA tới xuất khẩu của Việt Nam

Cũng giống như các nước thành viên khác, AFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội mới, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế tập chung quan niêu bao cấp kém hiệu quả sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hầu hết các ngành công nghiệp còn non yếu xuất khẩu chủ yếu ở

dạng nguyên liệu thô và thuế nhập khẩu còn là một nguồn thu quan trọng của ngân sách. Việt Nam bắt đầu tham gia AFTA từ 1/1/1996 bằng việc đưa ra 875 mặt hàng vào thực hiện CEPT , xong tất cả các mặt hàng này đều ở khung thuế

suất 0-5%. Mặt khác chúngta cũng chưa đệ trình cho ASEAN danh mục các biện pháp phi thuế quan để tiên hành loại bỏ chúng nên có thể nói thực tế đến nay AFTA vẫn chưa tác động mạnh mẽđến Việt Nam. Tuy nhiên, ở một mức độ nào

đó trước mắt cũng như lâu dài AFTA đã tác động tới xuất khẩu của Việt Nam như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn trước mắt của xuất khẩu Việt Nam khi tham gia vào AFTA ?

2.4.1. Thuận lợi.

- Việc tham gia AFTA sẽ giúp hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN được hưởng thuế suất ưu đãi CEPT thấp của các nước ASEAN, hạ giá thành các sản phẩm xuất khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh về giá của các hàng hoá này tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu.

- Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi thế từ việc nhập khẩu nguyên liệu vật tư từ các nước ASEAN với mức thuế nhập khẩu thấp góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm thúc đẩy sản xuất phát triển tiến tới thúc đẩy xuất khẩu phát triển .

- Việt Nam sẽ có một thị trường xuất khẩu rộng lớn nằm kề bên có đòi hỏi về

chất lượng không phải quá cao, với các ưu đãi buôn bán sé được mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi ASEAN bao gồm 10 thành viên với 500 Triệu dân thì đây là một thị trường không nhỏ có được thị trường tiêu thụ mới là một yếu tố giúp huy động tiềm năng lao động và tài nguyên dồi dào của Việt Nam vào phát triển xuất khẩu.

- Về lâu dài, AFTA có tác động làm thay đổi cơ cấu công nghiệp ở các nước ASEAN, một số ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên như dệt may, chế

biến thực phẩm… ở một số nước sẽ giảm đi trong khi đó Việt Nam lại có lợi thế

phát triển các ngành nàyvà như vậy tất yếu sẽ dẫn đến khả năng Việt Nam sẽ

tăng xuất khẩu các sản phẩm thuộc các ngành này trên thị trường ASEAN.

- AFTA sẽ cũng có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường ngoài ASEAN do nhập được đầu vào cho sản xuất xuất khẩu từ các nước ASEAN với giá rẻ hơn. Mặt khác, với tư cách là thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ có điều kiện để khai thác những lợi thế mới trong quan hệ Thương Mại với các nước lớn.

2.4.2. Khó khăn.

- Khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước còn yếu( về giá cả, chất lượng, mẫu mã…). Do quy mô sản xuất còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấ,a công tác quản lý kém hiệu quả.

- Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng dầu thô, nông lâm hải sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế, dệt may, giầy dép và các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, một số khoáng sản thô…Những mặt hàng này cũng tương tự như những mặt hàng xuất khẩu của ASEAN nên ta không có nhiều lợi thế khi xuất khẩu những mặt hàng này trong điều kiện hội nhập AFTA- CEPT

- CEPT dành ưu đãi chủ yếu cho hàng chế biến trong khi đó tỷ trọng hàng chế

biến trong xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong những mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất khẩu thì nhiều mặt hàng chưa được các nước ASEAN khác đưa vào danh mục cắt giảm thuế quan tuy có một số mặt hàng nông sản mới được bổ xung vào thực hiện CEPT. Xong tỷ trọng của nó trong xuất khẩu của Việt Nam lại rất nhỏ.

- 2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam của ASEAN là với Singapore. Trong khi đó thuế suất nhập khẩu của nước này gần như bằng 0 trước khi thực hiện AFTA và rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore được tái xuất đi các nước phát triển khác.

- Các bạn hàng khác như Inđônêsia, ThaiLand, Philipine hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nông sản chưa chế biến. Những nước này cũng xuất khẩu hàng nông sản rất mạnh và nhiều mặt hàng nông sản chưa chế biến được các nước này xếp trong danh mục hàng nông sản nhạy cảm để chưa phải thực hiện cắt giảm thuế, như vậy Việt Nam chưa được hưởng nhiều ưu đãi lắm khi tham gia vào AFTA.

3. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu của Việt Nam từ khi tham gia AFTA-CEPT đến nay.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề án "Thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong điều kiện thực hiện lộ trình AFTA-CEPT" docx (Trang 37 - 39)