sinh lớp 9, trường Trung học cơ sở An Lạc, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.3.1. Phát huy vai trò giáo dục của môi trường giáo dục gia đình trong việc nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9
Mỗi gia đình là tế bào của xã hội, nơi đây là môi trường hình thành nhân cách đầu tiên của mỗi cá nhân, có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến hành vi đạo đức của các em vì thời gian sinh hoạt, giao tiếp ở trường chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lượng sinh hoạt ở trường và ngoài xã hội. Các giá trị truyền thống của gia đình tác động trực tiếp đến học sinh, tất cả các hành vi của mỗi thành viên là tấm gương phản chiếu từ nhận thức đến hành vi. Do đó, gia đình cần có sự kết hợp hài hòa giữa nếp nhà với tình thương, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
Một học sinh được sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà ở đó các thành viên có mối quan hệ tốt với nhau, có tôn ti trật tự trên dưới, luôn quan tâm chăm sóc nhau, cùng chăm lo giáo dục con cháu và là tấm gương để con cháu noi theo thì đó là nền tảng căn bản, tạo điều kiện tốt cho việc hình thành nhân cách tốt của học sinh. Ngược lại, học sinh sống trong môi trường gia đình không bền vững, có nhiều yếu tố tiêu cực tất yếu dẫn đến nhận thức sai lầm, góp sức tạo nên những tính cách xấu, học sinh khó có thể cưỡng lại được những tác động xấu của xã hội. Do đó, giáo dục đạo đức cho học sinh, các thành viên trong gia đình phải giữ cho được nếp nhà và các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Một số phụ huynh không am hiểu tâm sinh lý con em của mình nên có phương pháp giáo dục không phù hợp. Có những gia đình tồn tại phương pháp giáo dục bằng bạo lực từ tinh thần đến thể xác. Hay sự bất hòa trong quan hệ vợ chồng, các thành viên trong gia đình ảnh hưởng đến nhận thức của
học sinh. Do vậy, các thành viên trong gia đình cần xây dựng mối quan hệ tình thương và trách nhiệm. Mọi thành viên trong gia đình xác định vai trò, vị trí của bản thân, có sự tôn trọng lẫn nhau, có sự đối thoại cùng nhau và tạo điều kiện cho con em của mình nêu chính kiến, được quyền tham gia tranh luận những vấn đề có tiếng nói chung. Tránh mọi sự áp đặt một chiều tạo khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình. Mỗi hành vi sai phạm của học sinh, phụ huynh nên phân tích, tìm ra hướng giải quyết, quan tâm, động viên chia sẻ với những khó khăn và cùng giải quyết vấn đề. Tránh đai nghiến, trách móc hoặc xúc phạm làm tổn thương con em mình.
Hiện nay, con người bị cuốn hút vào bởi công việc, tất bật do mưu sinh thường nên đôi khi chú trọng vào mục đích để có thật nhiều tiền hoặc để trang trải cho việc mưu sinh với đủ cách khác nhau. Từ đó thiếu gương mẫu trong lối sống và có khuynh hướng giao khoán từ học tập đến giáo dục đạo đức cho nhà trường. Do đó, mỗi gia đình xây dựng quan hệ tình thương và trách nhiệm. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi, khuyến khích và động viên con em học văn hóa. Thường xuyên trò chuyện, gần gũi và chú trọng sự biến đổi tâm lý của học sinh. Các bậc phụ huynh phải kịp thời làm công tác tư tưởng giúp cho con em mình được ổn định về mặt tâm lý trước và sau biến cố của gia đình để tránh, làm giảm sự chấn thương, tổn hại về mặt tinh thần và tạo tâm thế đón nhận, vượt qua những biến cố đồng thời có sức đề kháng với những cám dỗ, tiêu cực của xã hội.
3.2.3.2. Nhà trường đẩy mạnh và hoạt động có hiệu quả công tác giáo dục giáo đức cho học sinh lớp 9
Có thể nói nhà trường là nơi học sinh tiếp nhận, lĩnh hội những điều tốt đẹp. Vì vậy, nhà trường luôn quán triệt giáo dục đạo đức là trách nhiệm chung của tập thể hội đồng sư phạm. Đảm bảo tính toàn vẹn, đồng bộ quá trình giáo dục đạo đức học sinh từ ban giám hiệu đến công nhân viên nhà trường. Cần có sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng trong quy trình theo dõi, xử lý và tránh
trường hợp xúc phạm, làm tổn thương các em đặc biệt không áp đặt, dùng mệnh lệnh để giáo dục đạo đức học sinh.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quán triệt các văn bản về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Đặc biệt, dạy chữ song song với dạy làm người và chú trọng xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường, công bằng và nghiêm minh tất cả đối với mọi học sinh.
Trong nhà trường, mỗi giáo viên không ngừng rèn luyện và làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải vừa là một nhà tâm lý học đồng thời là nhà quản lý giáo dục thu nhỏ trong việc giáo dục đạo đức học sinh theo quy tắc 2 H (Hiểu rõ, Hợp tác), quy tắc 2 Q (Quan tâm, Quan sát), quy tắc 2 N (Nghiêm minh, Ngọt dịu), quy tắc 2 Đ (Động viên, Định hướng), quy tắc 2 T (Tâm huyết, Trách nhiệm) và xây dựng tiêu chí đánh giá hạnh kiểm cho học sinh theo “Tiêu chí đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh phổ thông:
TT Nội dung đánh giá tối đaĐiểm
HS tự đánh giá Lớp đánh giá 1
Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin yêu;
25
2
Tích cực rèn luyện thân thể, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn, giữ gìn
vệ sinh và bảo vệ môi trường. 15
3 Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng
vươn lên trong học tập. 25
4 Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự,
an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
5
Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong Kế hoạch giáo dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình
15
Tổng 100
* Từ 80 điểm trở lên xếp loại tốt, nếu thực hiện được các nội dung 1, 2, 3, 4, 5.
* Từ 70 đến 79 điểm loại khá, thực hiện được những các nội dung 1, 2, 3, 4, 5 đôi khi có thiếu sót nhỏ nhưng sửa chữa ngay khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.
* Từ 60 đến 69 điểm loại trung bình, có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các nội dung 1, 2, 3, 4, 5.
* Từ 50 đến 59 điểm loại yếu, có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các nội dung 1, 2, 3, 4, 5 nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
* Từ 50 điểm trở xuống loại kém
a, Có sai phạm hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện các nội dung 1, 2, 3, 4, 5 được giáo dục nhưng chưa sửa chữa.
b, Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường.
d, Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác; đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội” [4; 83].
Đối với giáo viên bộ môn Giáo dục công dân cần học tập, chủ động, sáng tạo và vận dụng có hiệu quả phương pháp giảng dạy nhằm thu hút học sinh hứng thú học môn Giáo dục công dân. Giáo viên gương mẫu và nhất quán giữa nói và làm để làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tích cực, nhiệt tình và tăng cường phối hợp với các đoàn thể nhất là Đoàn - Đội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhà trường cần quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên bộ môn Giáo dục công dân sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp giảng dạy để thu hút và tạo hứng thú học tập đối với môn học Giáo dục công dân.
Đảm bảo có hiệu quả sự phối hợp hai chiều giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh nhằm kịp thời điều chỉnh, giáo dục học sinh. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường chú trọng vào việc tạo sân chơi học đường lành mạnh, không ngừng cải tiến đổi mới các hình thức sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp và tăng cường các buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề để nâng cao nhận thức về chuẩn mực đạo đức của học sinh.
Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch, kếp hợp với các đoàn thể, chính quyền địa phương đề ra giải pháp giáo dục đạo đức những học sinh cá biệt. Đối với học sinh cá biệt phải tìm hiểu nguyên nhân, gần gũi, động viên và đặt lòng tin vào các em đặc biệt tránh nóng vội trong quá trình giáo dục
đạo đức học sinh. Phân công một giáo viên có uy tín, nhiều kinh nghiệm và có uy tín đảm nhận giáo dưỡng học sinh. Tăng cường hình thức tuyên dương, khen thưởng và áp dụng hình thức dư luận tích cực của tập thể để giáo dục.
Đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả tổ tư vấn học đường để hiểu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng trên cơ sở đó giúp đỡ và kịp thời uốn nắn, tăng cường số lượt tọa đàm và mời chuyên viên tư vấn tâm lý trò chuyện với học sinh.
Đoàn - Đội tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể trong nhà trường nhằm giúp học sinh gắn bó, đoàn kết, biết chia sẽ cùng nhau và vì lợi ích
chung. Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục cho học sinh về tác hại của các trò chơi trực tuyến vào các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, lồng ghép hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa qua đó giúp học sinh định hướng hành vi và nhận thức đúng về tác hại của game online. Đổi mới và cải tiến hình thức và nội dung bản tin của trường, của các tổ chuyên môn. Tuyên dương và cập nhật các tấm gương học sinh làm việc tốt, vượt khó vươn lên trong học tập, học sinh tiến trên vào bản tin của trường.
3.2.3.3. Xã hội, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Môi trường xã hội có tác động lớn đến quá trình hình thành nhân cách của học sinh vì “bản chất con người là sự tổng hòa những quan hệ xã hội” [19; 216] nhưng với các biểu hiện tiêu cực, tệ nan xã hội ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Một số cán bộ, công chức ở địa phương, ngoài xã hội thiếu gương mẫu, tham nhũng …, được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng làm cho học sinh lúng túng và khó phân biệt được thật - giả, tốt - xấu vì chúng đan xen lẫn nhau. Do đó, cần tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục đạo đức, gắn các hoạt động của nhà trường với hoạt động của xã hội, chính quyền địa phương như phòng chống ma túy, HIV/AIDS, xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa.
Tiếp tục phát huy thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan truyền thông như truyền hình, báo chí vì đây là tiếng nói xã hội có tác động lớn đến dư luận xã hội. Hướng học sinh đến dư luận xã hội đúng đắn vì sự bùng nổ công nghệ thông tin, Internet, các trang mạng “lá cải”, những luồng thông tin không chính thống, thiếu chính xác để giúp học sinh chọn lọc thông tin. Tiếp tục duy trì và làm tốt hơn hoạt động nêu gương người tốt việc tốt để đẩy lùi những tiêu cực của xã hội. Kiên quyết và xử phạt nghiêm minh các trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô, hối lộ, vụ lợi cá nhân, vi phạm cách chuẩn mức đạo đức, lối sống nhất là trong môi trường sư phạm.
Các tổ chức đoàn thể tại địa phương giúp nhà trường tham gia giám sát và kịp thời ngăn chặn các hành vi tiêu cực xâm nhập vào trường học. Tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với nhà trường xóa bỏ các hàng quán kinh doanh không lành mạnh xung quanh khuôn viên của trường nhất là những cửa tiệm kinh doanh Internet. Tăng cường kiểm tra, giám sát và có hình thức xử phạt nghiêm khắc, nghiêm minh những trường hợp sai phạm để có thể vừa quản lý chặt chẽ hoạt động vừa hạn chế tình trạng học sinh trốn học, dễ sa vào các trò chơi nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình hình thành nhân cách của học sinh hoặc vi phạm pháp luật.