0
Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Tiếp tục đổi mới nội dung sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 9 phù

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 (Trang 111 -111 )

phù hợp với xu thế của thời đại trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

3.2.5.1. Chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 9 đảm bảo tính kế thừa và phát huy các giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc

Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 9 hiện hành được bao gồm phần đạo đức và phần pháp luật nhìn chung đáp ứng được những chuẩn mực yêu

cầu chung của xã hội, đa số hệ thống kiến thức của mỗi bài phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Hệ thống kiến thức xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm hình xoáy ốc và ít mang tính hàn lâm. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay một số bài trong sách giáo khoa Giáo dục công dân đã không còn phù hợp, phần ghi chép nội dung bài học còn dài, nhiều từ ngữ khó hiểu vượt quá so với tuổi của học sinh. Có một số bài mục đặt vấn chưa phù hợp với thực tế, nặng về lý thuyết và nhẹ về giáo dục kỹ năng sống của học sinh. So sánh với sách giáo khoa của các môn học khác trong chương trình THCS, hệ thống kênh hình minh họa của bộ môn học khá đều là kênh hình màu, trình bày đẹp, bắt mắt. Ngược lại, sách giáo khoa Giáo dục công dân với hệ thống kênh hình hai màu trắng và đen, có một số hình ảnh minh họa không rõ gây nhiều khó khăn cho giáo viên bộ môn. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh không hứng thú đối với bộ môn và ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đạo đức của học sinh. Vì vậy muốn công tác nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh lớp 9 cần phải tiến hành cải cách sách giáo khoa Giáo dục công dân.

Về hình thức, trước hết thay đổi từ trang bìa đến nội dung bên trong của sách giáo khoa. Hình thức trình bày đẹp, trang nhã, có màu sắc cả kênh hình và kênh chữ. Hệ thống kênh hình in màu phải rõ ràng và dễ quan sát.

Về nội dung, chương trình cần phân biệt rõ và rạch ròi khía cạnh đạo đức, pháp luật và kỹ năng sống. Nghiên cứu lượt bỏ bớt các nội dung về pháp luật, bổ sung thêm nội dung về kỹ năng sống. Biên soạn lại nội dung chương trình thể hiện đầy đủ, linh hoạt các chuẩn mực đạo đức công dân phù hợp với nhận thức và tâm sinh lý của học sinh lớp 9, tránh mang tính áp đặt theo suy nghĩ của người lớn. Chú trọng xây dựng các giá trị đạo đức “Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín”. Qua từng nội dung thay đổi và chọn lựa các nội dung của mục tìm hiểu đặt vấn đề, tình huống để học sinh tự nhận thức được nét đẹp của hành vi nhân cách.

3.2.5.2. Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 9 xây dựng các chuẩn mực đạo đức mới theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và đảm bảo tính thực tiễn đáp ứng với xu thế của thời đại.

“Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí công vô tư”, đề cao giá trị nhân văn của con người. Đồng thời xây dựng các giá trị đạo đức phải có tính phổ quát cho mọi người, đặt ra các chuẩn mực đạo đức cho con người ngày nay để từ đó những phẩm chất này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình học tập và giúp học sinh đạt được các chuẩn mực đó sau khi rời ghế nhà trường.

Sách giáo khoa bổ sung và xoáy trọng tâm vào một số chuẩn hành vi đạo đức cần thiết của con người trong giao tiếp hàng ngày như lòng tự trọng; tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, với cộng đồng; lòng hiếu thảo; hiếu học; tính bao dung; lòng nhân ái, tôn sư trọng đạo; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Tăng cường thực hành đạo đức, chú trọng hướng dẫn hành vi tốt, liên hệ bản thân, giải quyết tốt mối quan hệ giữa bản thân với người khác, với tập thể, với cộng đồng và với môi trường. Cần hạn chế dần việc giải quyết tình huống đạo đức với tư cách là người quan sát, phán xét mà phải xuất phát từ các sự kiện, tình huống trong thực tiễn.

Nội dung của sách giáo khoa chú trọng vào việc rèn luyện nhân cách cho học sinh thông qua các bài về đạo đức và pháp luật. Trong đó, đặc biệt yêu cầu học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và yêu cầu các em có ý thức cao trong việc tuân theo pháp luật và phấn đấu trở thành công dân tốt trong xã hội.

Như vậy, sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 9 một mặt xây dựng các chuẩn mực đạo đức mới theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mặt khác phải “đảm bảo tính kế thừa, kết hợp với tính hiện đại, đáp ứng xu thế phát triển của thời đại và phù hợp truyền thống văn hóa Việt Nam; tiếp thu những thành tựu giáo dục tiên tiến trên thế giới” [47; 225].

Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trước hết phải quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục, tập thể sư phạm nhà trường phải vận dụng tốt thông tư quy chế, đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh và tăng cường củng cố đội ngũ giáo viên Giáo dục công dân nhằm đáp ứng yêu cầu của xu thế mới.

Công tác giáo dục đạo đức cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: giáo dục từ gia đình, giáo dục từ nhà trường và giáo dục từ xã hội. Trong đó, nhà trường quán triệt và tăng cường công tác chỉ đạo tập thể hội đồng sư phạm giáo dục cho học sinh, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ tư vấn tâm lý. Đoàn - Đội tăng cường tuyên dương, khen thưởng học sinh và các hoạt động tập tạo sân chơi lành mạnh thể thu hút học sinh tham gia.

Giáo viên bộ môn Giáo dục công dân đẩy mạnh giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh và giúp học sinh biết vận dụng các nội dung bài học vào cuộc sống thực tiễn.

Song song đó, các thành viên trong gia đình luôn quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi thành viên xác định tôn ti trật tự, nề nếp gia đình, phụ huynh dần bỏ quan niệm và dùng phương pháp giáo dục con bằng bạo lực. Đồng thời chú trọng công tác tư tưởng về mặt tâm lý giúp các em có tâm thể đón nhận các biến cố trong gia đình và hạn chế những tổn thương, chấn thương về tinh thần.

Đối với xã hội - chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đạo đức trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kiên quyết xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật và các chuẩn mực về đạo đức. Chính quyền địa phương phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường xóa bỏ các hàng quán kinh doanh không lành mạnh để đảm bảo an ninh trật tự trường học.

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Công tác giáo dục đạo đức trong thời gian qua được toàn xã hội quan tâm, hiệu quả giáo dục đạo đức trong nhà trường gặt hái nhiều thành công. Song vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn và hạn chế nhất định. Do đó công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS cần phải xác định được mục tiêu, nội dung giáo dục và có kế hoạch cụ thể, rõ ràng để thực hiện đạt kết quả hữu hiệu. Cần phải xác định giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, cần phải biết nhẫn nại, kiên trì, tránh nóng vội với mong muốn đạt kết quả nhanh, trong thời gian ngắn.

Đặc biệt với bối cảnh hội nhập, hiện nay học sinh được giao lưu và tiếp nhận nhiều kênh thông tin khác nhau. Trong học tập, học sinh không còn thụ động hay thỏa mãn với vai trò tiếp nhận kiến thức theo kiểu một chiều, không chấp nhận những giải pháp mang tính áp đặt. Vì vậy, mỗi giáo viên đứng lớp phải nắm vững và hiểu những thay đổi, chuyển biến về tâm sinh lý, cá tính, hoàn cảnh của từng học sinh. Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cần có sự thống nhất, đồng bộ và nhất quán giữa ba môi trường giáo dục: môi trường giáo dục gia đình - môi trường giáo dục nhà trường - môi trường giáo dục xã hội.

Ở lứa tuổi này, học sinh có nhiều thay đổi về tâm sinh lý nên cần có những giải pháp giáo dục đức phù hợp, cấp thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên tập trung rèn luyện kỹ năng giúp học sinh thích ứng với những tác động của môi trường sống. Nhà trường điều chỉnh phương pháp giáo dục theo kiểu dùng mệnh lệnh: “cấm”, “không nên”, “không được làm” mà giúp các em biết rèn luyện, tự điều chỉnh các hành vi của cá nhân.

Giáo viên Giáo dục công dân không chỉ đảm bảo tốt các hoạt động giảng dạy, tích hợp, lồng ghép để đạt chất lượng về chuyên môn mà còn phối kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường nhằm thu hút, tạo hứng thú cho học sinh đối với bộ môn đồng thời góp phần vào việc nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh THCS thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 9.

2. Khuyến nghị

Dựa vào tình hình thực tiễn của trường, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9. Song để công tác nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9 của trường THCS An Lạc đạt hiệu quả cao cần được sự quan tâm và có sự phối hợp giải quyết từ nhiều phía. Trong phạm vi và khả năng nghiên cứu của mình xin được đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Trước hết, cần xây dựng, xác định các giá trị chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với tình hình thực tiễn và làm định hướng cho học sinh rèn luyện.

Thứ hai, cần nhanh chóng bổ sung và điều chỉnh nội dung, chương trình của sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 9. Trong đó tăng số tiết của môn Giáo dục công dân ít nhất 2 tiết/tuần áp dụng vào tất cả các cấp học phổ thông.

Thứ ba, môn Giáo dục công dân là một trong các môn học đưa vào các kỳ thi có tính quyết định đến kết quả học tập của học sinh như tổ chức thi môn Giáo dục công dân vào các kỳ thi tuyển, kỳ thi tốt nghiệp THPT … và được tổ chức trong các kỳ thi có quy mô lớn hơn như kì thi học giỏi giỏi cấp Thành phố, cấp Quốc gia. Đặc biệt, môn Giáo dục công dân là một trong những môn thi đầu vào và đầu ra của ngành giáo dục chính trị, ngành Giáo dục công dân trong trường Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm.

Cuối cùng, đẩy mạnh công bằng trong giáo dục. Tiếp tục duy trì chính sách chăm lo giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên trong công tác chuyên môn - học tập. Đối xử công bằng, bình đẳng đối xử giữa học sinh - học sinh, môn Giáo dục công dân - môn học khác trong chương trình Trung học cơ sở.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Thế Anh, Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, 2010.

2. Đỗ Tuyết Bảo, Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới hiện nay, 2001.

3. TS. Nguyễn Lương Bằng, Một số vấn đề đặt ra đối với môn Giáo dục công dân từ thực tiễn dạy học bộ môn ở Nghệ An, Tạp chí Giáo dục, Số

66, 2003.

4. PGS. TS Nguyễn Lương Bằng, Tiêu chí đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh phổ thông - một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 8, 2012.

5. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995.

6. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác - Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia. H.1999.

7. Bộ giáo dục và đào tạo, Lí luận và phương pháp nghiên cứu giảng dạy môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở, Nxb giáo dục 1999.

8. Bộ giáo dục và đào tạo, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Giáo dục công dân, Nxb giáo dục, 2007.

9. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 – 2007) môn Giáo dục công dân quyển 1, Nxb Giáo dục, 2007.

10. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 – 2007) môn Giáo dục công dân quyển 2, Nxb Giáo dục, 2007.

11. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo dục công dân lớp 9 - Sách giáo viên, Nxb giáo dục, 2010.

12. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo dục công dân lớp 9, Nxb Giáo dục 2010.

13. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 – 2007) hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp quyển 2, Nxb Giáo dục, 2007.

14. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Hướng dẫn áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học vào đánh giá giáo viên, Nxb Đại học sư phạm, 2010.

15. G. Bandzeladze, Đạo đức học, tập 1, Nxb Giáo dục, 1985.

16. Nguyễn Thị Hồng Châu, Thực trạng tổ chức kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của Hiệu trưởng trường THCS An Lạc Quận Bình Tân,

2007.

17. TS. Phạm Khắc Chương, PGS. TS. Hà Nhật Thăng, Đạo đức học, Nxb Giáo dục, 2001.

18. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1995.

19. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1995.

20. PGS. PTS Thành Duy (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, H.1996.

21. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, H.2011.

22. GS.VS Phạm Minh Hạc, Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới, H.1994

23. Phạm Minh Hạc, Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Chính trị Quốc gia, H.1996.

24. Vũ Khiêu (chủ biên), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, H.1974.

25. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000

26. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000.

27. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000.

28. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000.

29. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000.

30. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000.

31. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000.

32. Hồ Chí Minh, Bàn về đạo đức, Nxb Sự Thật, H.1993.

33. Nguyễn Thị Oanh, Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên, Nxb trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010.

34. Lê Đức Quảng, Phương pháp và tư liệu giảng dạy môn Giáo dục công dân, Nxb giáo dục, 1998.

35. Nguyễn Văn Tâm, Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Cao đẳng sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay, 2011.

36. Lưu Thị Thủy, Nguyễn Thị Thanh Mai, Giáo dục kỹ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010.

37. PGS. Trần Trọng Thủy, PGS.PTS, Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục, 1999.

38. Phạm Thu Thủy, Tâm lý tuổi học trò, Nxb Lao động, H.2008.

39. Tổ đạo đức học thuộc viện triết học, Bàn về đạo đức, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam,viện triết học, 1972.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 (Trang 111 -111 )

×