Khả nǎng phát âm hạn chế (Nói đớt).

Một phần của tài liệu Tài liệu 238 lời giải về bệnh tật trẻ em docx (Trang 56)

VIII. Những hiện tượng liên quan tới sức khỏe

155. Khả nǎng phát âm hạn chế (Nói đớt).

Nhiều cháu bé phát âm không rõ hoặc không phát âm đúng một số âm như r, l, n. .. vì có tật ở lưỡi hoặc lưỡi không ở đúng vị trí. Có người lại cho nguyên nhân là tại rǎng.

Ngày nay, người ta cho rằng việc cháu bé chỉ có khả nǎng hạn chế về phát âm như thế, xảy ra trước khi có những hiện tượng bất thường về rǎng, và có thể tránh được hoặc chữa khỏi nếu cháu bé được luyện tập từ khi 4 - 5 tuổi về động tác uốn lưỡi.

l56. Tật sử dụng tay trái.

Nhiều trẻ em có thói quen đặc biệt, sử dụng tay trái nhiều hơn tay phải nên làm việc gì cũng thuận tay trái hơn, tuy rằng vẫn ngắm nhìn thuận mắt phải (nhắm mắt trái lại), hoặc đá bóng chân phải mạnh hơn chân trái. Để khuyến khích cháu bé sử dụng tay phải, người lớn nên để các đồ dùng hàng ngày bên tay phải của cháu như thìa ǎn, bút viết v.v... Nhưng nếu cháu vẫn sử dụng bằng tay trái thì người lớn cần nhận xét xem cấu tạo cơ thể của cháu bé có điều gì thể hiện là thiên về bên trái không, như mắt trái tốt hơn, tay chân trái khỏe hơn... và bàn bạc với bác sĩ để cho cháu sử dụng bên tay trái là chính. Ngày nay, người ta không khắt khe với những cháu thuận tay trái, vì xét cho cùng, thế giới này không có định luật nào đặc biệt chỉ dành mọi thứ thuận lợi cho những người thuận tay phải. Một người cầm bút viết bằng tay trái chưa chắc sẽ vì thế mà gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống.

Tuy vậy, nếu cháu bé đang sử dụng hai tay như nhau, thì các bà mẹ nên hướng cho cháu sử dụng cho quen bàn tay phải như đa số chúng ta.

Một phần của tài liệu Tài liệu 238 lời giải về bệnh tật trẻ em docx (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w