Bệnh uốn ván.

Một phần của tài liệu Tài liệu 238 lời giải về bệnh tật trẻ em docx (Trang 71)

VIII. Những hiện tượng liên quan tới sức khỏe

203. Bệnh uốn ván.

Chứng bệnh nguy hiểm chết người này may thay đã có thuốc phòng có hiệu quả 100%. ở Việt Nam 90% trẻ em đã được tiêm phòng bệnh uốn ván.

Những vi khuẩn gây bệnh uốn ván ở khắp mọi nơi: trong đất, bụi, phân người và súc vật... Bởi vậy, khả nǎng nhiễm bệnh đối với mọi người đều rất lớn, nhất là ở thôn quê. Vết thương không cần sâu hay rộng, cũng vẫn có thể nhiễm trùng uốn ván.

Phần lớn trường hợp chỉ vì giẫm phải một cái đinh rỉ, mắc chân vào một sợi dây kẽm gai, bị một cái dằm đâm vào dưới móng tay, bị xước tay vì một đồ chơi cũ đã mấy ngày không đụng đến...

Vết đốt của côn trùng, vết rǎng của chó, mèo, đều có thể là nơi xâm nhập của loại vi khuẩn uốn ván.

Bởi vậy, mọi vết thương dù to hay nhỏ cũng cần phải rửa sạch và sát trùng. Khi cháu nhỏ bị thương, bác sĩ sẽ quyết định có phải tiêm phòng thêm cho cháu nữa không, dù cháu đã vừa qua một đợt tiêm phòng rồi. Đối với các cháu chưa tiêm phòng, phải tiêm phòng và theo dõi. Nếu cần, phải tiêm cho đủ liều.

TRIệU CHứNG BệNH UốN VáN - Từ 5 tới 14 ngày sau khi bị nhiễm bệnh (sau khi giẫm phải đinh), đứa trẻ bị cứng bắp thịt, đặc bịệt là ở cổ và hàm. Nạn nhân toát mồ hôi, càng ngày càng khó mở miệng, khó nuốt, đau đầu, đau chân tay, người run rảy, hơi sốt vật vã rồi bị co giật hoặc uốn cong người. Hiện tượng các bắp thịt bị co cứng lan ra toàn thân, cần phải chuyển ngay cháu bé tới trung tâm cấp cứu chuẩn về uốn ván.

204. Bệnh cơ.

Bệnh cơ có tính di truyền thường hay gặp ở các cháu trai từ 4 tới 5 tuổi. Dấu hiệu làm cho phải chú ý đến bệnh là: khi cháu ngồi xổm thì rất khó đứng lên.

Nguyên nhân bệnh chưa được xác định. Hiện nay, người ta đã đề ra được các phương pháp để ngǎn bệnh tiến triển và bịết trước cǎn bệnh của Bé bằng cách xét nghiệm mẫu máu từ lúc mới sinh.

Một phần của tài liệu Tài liệu 238 lời giải về bệnh tật trẻ em docx (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w