1 Bé uống nhầm rượu.

Một phần của tài liệu Tài liệu 238 lời giải về bệnh tật trẻ em docx (Trang 61 - 63)

VIII. Những hiện tượng liên quan tới sức khỏe

171 Bé uống nhầm rượu.

Nếu trẻ em uống nhầm một lượng rượu dù là một, hai ly nhỏ, cũng cần đưa tới bác sĩ hoặc tới bệnh viện ngay. Rượu có thể làm sụt lượng đường trong máu và gây hôn mê. Tuổi của các cháu càng nhỏ, hậu quả càng nghiêm trọng.

Nếu bạn nhỏ mũi nhầm cho các cháu, đáng lẽ nhỏ thuốc nhỏ mũi lại hút thuốc từ một lọ cồn, các cháu sẽ khóc ré lên ngay. Hãy giữ bình tĩnh và lấy nước sạch nhỏ tiếp vào cho cháu, cất để làm loãng rượu đi và rửa niêm mạc mũi. Không nên dùng rượu hay cồn để xoa bóp cho trẻ em vì lớp da mỏng của các cháu rất dễ hấp thụ rượu. Chúng ta cũng nên chú ý rằng có một số thuốc đánh rǎng chứa một độ rượu không thích hợp với trẻ em, không nên dùng cho các cháu.

172. Ngộ độc

Nếu cháu bé uống phải một chất độc gì (chất tẩy rửa, thuốc...) bạn phải làm gì ? HãY BìNH TĩNH.

Gọi ngay điện thoại tới phòng cấp cứu hoặc đưa ngay cháu tới để các bác sĩ rửa dạ dày, làm tỉnh lại... nếu cần, hoặc quyết định gửi cháu bé tới những phòng chuyên môn.

- Hãy chuẩn bi trả lời cho thật chính xác về các câu hỏi:

* Lúc nào ?

* Cháu đã có những triệu chứng gì của việc ngộ độc ?

Muốn trả lời được các câu hỏi trên, bạn phải quan sát chỗ của cháu bé từ trên giường tới dưới đất, các đồ vật xung quanh, cả trong túi áo, quần của cháu nữa. Mang tất cả các vật gì bạn nghi ngờ tới bệnh viện để đưa cho bác sĩ. KHÔNG NÊN CHO CHáU Bé UốNG THÊM Thứ Gì Kể Cả SữA.

KHÔNG NÊN Cố BắT CHáU NôN RA, NếU CHáU KHÔNG LàM Được.

NGUYÊN NHÂN - Nguyên nhân sự ngộ độc của các cháu là do lỗi các người lớn thường để cẩu thả các loại chất trong tầm tay của các cháu.

- Thuốc tẩy rửa. - Dược phẩm.

- Các thứ hóa phẩm trang sức: nước hoa, sáp môi v.v... TạI SAO CầN Đưa CHáU Bé TớI BáC Sĩ - Có người nói:

"Tôi không biết con tôi đã mở hộp thuốc aspirin hay hộp thuốc ngủ, và đã uống chưa. Có thể nó chỉ mút có một viên, nhưng cũng có thể là nhiều hơn. Vậy phải làm thế nào ?"

TRả LờI : Nếu cháu chỉ mút có một viên aspirin thì bạn chỉ cần cho cháu uống nhiều nước đường là đủ. Chắc chắn cháu không việc gì cả. Nhưng, nếu không biết chắc chắn số lượng cháu đã uống phải thì cần đưa cháu tới bác sĩ ngay.

173. Cảm nóng.

Trẻ em, nhất là eác cháu mới sinh, rất nhạy cảm với nhiệt. Ngồi trong phòng nóng quá, cháu cũng bị cảm nóng, vì cơ thể bi bốc hơi nước quá mức.

Thoạt đầu cơ thể cháu toát mồ hôi để chống lại cái nóng. Nếu sau đó, cháu không được uống nước để bù đắp lại lượng nước đã mất, cơ thể không toát mồ hôi nữa và thân nhiệt bắt đầu tǎng lên.

Hiện tượng cảm nóng như vậy là do ảnh hưởng của nơi ở, phòng ở nóng hoặc kín quá như trường hợp cháu bé ngồi trong xe hơi đóng kín cửa ở ngoài nắng chẳng hạn. Nhưng cũng có thể xảy ra trong mùa lạnh, khi cháu mặc nhiều quần áo quá và cǎn phòng lại được sưởi quá ấm.

Trong mọi trường hợp, việc cho cháu uống nhiều nước là cần thiết.

TRIệU CHứNG CủA CHứNG CảM NóNG - Thoạt đầu cháu bé toát nhiều mồ hôi, vật vã, đòi uống vì khát. Sau đó không toát mồ hôi nữa, thân nhiệt có thể lên trên 40oC.

LàM THế NàO KHI Bé CảM NóNG? Làm cho bé mát, tắm nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của bé từ 2 - 3oC, chườm lạnh hoặc quấn tã tẩm nước mát. Cho uống thuốc chống sốt như aspirin, acetamol với nhiều nước mát. Nếu thân nhiệt cháu vẫn không giảm, cần đưa ngay cháu đi CấP CứU, vì chứng CảM NóNG cũng rất nguy hiểm. Để tránh hiện tượng CảM NóNG, chủ yếu cần phải Đề PHòNG như: không cho các cháu mặc nhiều quần áo quá, luôn chú ý cho các cháu uống đủ nước.

174. Cảm nắng.

Cảm nắng có thể coi như hiện tượng BỏNG cấp 1, cấp 2 với các triệu chứng: thân nhiệt tǎng, mạch nhanh, da nóng và khô (sau đó vài giờ có thể đỏ lên), không có mồ hôi, nôn ói và có thể ngất.

Diện tích cơ thể bị tác dụng bởi nắng càng rộng thì nguy cơ càng nặng. Một cháu bé bị say nắng chiếu vào mặt có thể bị nguy tới tính mạng.

Nếu diện tích da bị tác dụng của nắng trên 5% thì bác sĩ phải đưa tới phòng cấp cứu. (Xem thêm Bảng diện tích da trên cơ thể, mục B6 về bỏng).

Một phần của tài liệu Tài liệu 238 lời giải về bệnh tật trẻ em docx (Trang 61 - 63)