Việc nhìn nhận tính quần chúng, tính dân tộc và tính nghệ thuật

Một phần của tài liệu Tập thơ việt bắc của tố hữu trong đời sống văn học cách mạng việt nam (Trang 47 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.Việc nhìn nhận tính quần chúng, tính dân tộc và tính nghệ thuật

của tập thơ Việt Bắc

2.3.1. Việc nhìn nhận tính quần chúng

Trong quá trình tranh luận về Việt Bắc nhiều tham luận đã đề cập đến vấn đề tính quần chúng trong tập thơ. Vậy thực chất vấn đề tính quần chúng đã đợc nhìn nhận nh thế nào? Để trả lời câu hỏi này trớc hết phải hiểu thế nào là tính quần chúng.

Quần chúng trớc hết là một tập hợp ngời gồm nhiều giai cấp tầng lớp và chiếm đa số trong xã hội. Tính quần chúng trong văn học có nghĩa là quần chúng đóng vai trò là đối tợng phản ánh vừa là chủ thể thẩm định tác phẩm. ở

một góc độ khác, quần chúng đóng vai trò là một mục tiêu mà tác phẩm hớng tới, muốn tác động vào. Nhà văn bằng nội dung hình thức tác phẩm của mình thể hiện sự ảnh hởng của tác phẩm lên tập hợp đối tợng ấy.

Cách hiểu về tính quần chúng là một phạm trù mang tính lịch sử cho nên cần có sự điều chỉnh nhất định qua thời gian.

ở thời điểm tập Việt Bắc ra đời nếu đặt ra vấn đề quần chúng tính thì cách hiểu khái niệm quần chúng chỉ giới hạn ở những giai tầng nh công nhân,

nông dân, binh lính hay tầng lớp ngời bình dân tham gia cách mạng. Tức là, cách hiểu về khái niệm quần chúng nghiêng về khía cạnh dân gian. Quần chúng tức là tập hợp những ngời lao động bình dân, thành phần chủ yếu trong xã hội nông nghiệp Việt Nam.

ở phần trên, khi bàn về cách nhìn nhận tính dân tộc, tính giai cấp, các tác giả tranh luận cũng đã ít nhiều đề cập đến tính quần chúng bởi vì trong cách hiểu về khái niệm trên có những điểm giao thoa. Thực chất vấn đề nhìn nhận tính quần chúng trong cuộc tranh luận có hai luồng ý kiến. Luồng ý kiến thứ nhất phủ nhận tính quần chúng của tập thơ vì cho rằng thơ Tố Hữu cha thâm nhập sâu rộng và ít có ảnh hởng đến quần chúng. Luồng ý kiến thứ hai ngợc lại ghi nhận và khẳng định tính quần chúng của tập thơ Việt Bắc vì cho rằng Tố Hữu đã thể hiện sâu sắc tính quần chúng trong tác phẩm.

Tác giả Lê Đạt, ngời theo quan điểm phủ nhận đã nhìn nhận quần chúng tính ở tập Việt Bắc nh sau: “Tôi nói về một thiếu sót lớn nữa trong thơ Tố Hữu. Tính chất xa thực tế, xa quần chúng” [7; 145]. ở đây, vấn đề quần chúng đã đợc nhìn ở góc độ nh một nhợc điểm trong tập thơ. Trong cách nhìn của Lê Đạt, tập

Việt Bắc không thể hiện đợc quần chúng tính bởi nó xa rời thực tế. Lê Đạt cũng thể hiện cách hiểu của mình về quần chúng trong tơng quan đối lập với tính chất tiểu t sản, với tính chất xa rời hiện thực cách mạng nhân dân. Theo Lê Đạt, Tố Hữu chỉ thể hiện quần chúng tính ở bề mặt, mang tính công thức hời hợt, chỉ quần chúng ở hình thức chứ cha thực sự hớng đến quần chúng đích thực: “Thơ Tố Hữu nhiều ngời thuộc thật đấy, dễ hiểu thật đấy nhng vẫn xa quần chúng, vì quần chúng tính của một tác phẩm văn học căn bản là có nói đợc đúng những băn khoăn mơ ớc hằng ngày của quần chúng hay không. Thơ Tố Hữu chỉ một phần nào quần chúng ở hình thức. Nội dung thơ Tố Hữu cha theo sát đợc cuộc đời” [7; 148]. ở nhận định này, tính chất quần chúng lại đợc quy về phạm trù nội dung. Theo Lê Đạt, tập Việt Bắc chỉ quần chúng ở góc độ hình thức nghĩa là Tố Hữu đã dùng thể loại mang tính chất truyền thống để sáng tác, tuy nhiên hiệu quả về nội

dung lại không đạt đợc. Nội dung đó lại không phản ánh đúng tính chất quần chúng. Tác giả Xuân Diệu khi bàn về tính quần chúng của tập thơ lại đứng từ quan điểm mang tính chất khẳng định, ghi nhận. Xuân Diệu đa ra rất nhiều nhận định về quần chúng tính trong thơ Tố Hữu. Theo Xuân Diệu thì “Quan điểm quần chúng đã hầu nh một thiên tính trong ngời chiến sĩ cách mạng lâu năm”, nói cách khác quần chúng tính nh một thuộc tính trong thơ Tố Hữu. Nói đến thơ Tố Hữu là nói đến tính quần chúng. Và vì ý thức đợc tính chất quần chúng mà Tố Hữu đã học tập, trau dồi kỹ năng sáng tác ngay từ việc học tập quần chúng “Tố Hữu đã tìm thấy điệu thơ mới, điệu thơ của thời đại không phải ở đâu xa, không đợi ở chỗ nào hiểm hóc lạ lùng, mà ở ngay trong đất nớc nhà, trong bà con thôn xóm hàng ngày, trong ngời lao động, trong quần chúng” [5; 33]. ở đây, quần chúng tính đồng nghĩa với việc thơ xuất phát từ cuộc sống, bài học sáng tác là học từ những ngời lao động bình dân. Nói rộng ra đây chính là cái mà lý luận văn học vẫn th- ờng nói “thơ phải xuất phát từ hiện thực cuộc sống”.

Xuân Diệu còn chỉ ra cái cốt yếu trong chất lợng nghệ thuật của thơ Tố Hữu đó là “căn bản cái mới cái hay của thơ Tố Hữu, theo ý tôi, là tính cách quần chúng của thơ ấy” [5; 33].

Từ những phân tích khẳng định trên, Xuân Diệu rút ra kết luận mang tính nguyên tắc: “Có hàng trăm cách làm thơ nhng chỉ có một đờng lối: dân tộc và đại chúng. Các nhà thơ có nhiệm vụ phát huy tất cả cái đặc sắc, cái riêng biệt của mình nhng phải làm sao cho dân tộc công nhận, quảng đại chúng yêu mến” [5; 33]. Khẳng định tính dân tộc và đại chúng là đờng lối duy nhất đúng trong sáng tác, là một quan điểm phổ biến trong hoạt động văn học nghệ thuật bấy giờ. Nó có giá trị mang tính lịch sử, có ý nghĩa ở một thời điểm nhất định, thực chất đó không phải là một sự cực đoan, mà chỉ là sự nhấn mạnh một nhiệm vụ của văn học trong một thời điểm mà lịch sử đòi hỏi.

Cách quan niệm của Xuân Diệu cũng phù hợp với phơng châm lãnh đạo văn nghệ của Đảng đó là: dân tộc, khoa học và đại chúng.

Những quan điểm về tính đại chúng của các tác giả nêu trên cũng không tách rời vấn đề tính dân tộc với tính quần chúng. Vì một tác phẩm đạt đợc dân tộc tính thờng là tác phẩm đợc quần chúng yêu thích cũng có thể nói ngợc lại.

Hoàng Trung Thông rút ra bài học khi đọc xong tập thơ Việt Bắc đó là: “…Con đờng đi của thơ Tố Hữu, con đờng phục vụ lợi ích của cách mạng, của quần chúng”. Tính quần chúng ở đây đợc nhìn nhận và đề cao từ phơng diện chức năng. Đó là những sáng tác của Tố Hữu có chức năng phục vụ cách mạng, phục vụ quần chúng nhân dân.

2.3.2. Việc nhìn nhận tính dân tộc

Các nhà sử học, dân tộc học quan niệm: “Dân tộc là những cộng đồng ngời đợc hình thành trong quá trình lịch sử trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế, văn hóa đặc biệt là về truyền thống văn hóa. Trong các yếu tố cấu thành khái niệm dân tộc nói trên có những yếu tố tơng đối ổn định nh lãnh thổ nhng có những yếu tố thờng xuyên có sự bổ sung, điều chỉnh, thay đổi nh kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa. Đặc biệt là nhân tố văn hóa thờng là nhân tố nhiều biến động nhất. Do khái niệm dân tộc là một khái niệm có nhiều nhân tố động nên việc nhìn nhận tính dân tộc trong văn học cũng cần có một cái nhìn mang tính lịch sử. Theo các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học thì “khái niệm tính dân tộc thuộc phạm trù t tởng thẩm mĩ chỉ mối liên hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tơng đối bền vững chung cho các sáng tác của một dân tộc, đợc hình thành trong quá trình phát triển lịch sử và phân biệt với văn học các dân tộc khác” [12; 347].

Tính dân tộc không chỉ thể hiện ở yếu tố nội dung mà cả ở yếu tố hình thức. ở nội dung, vấn đề căn bản nhất là tác phẩm thể hiện đợc tinh thần dân tộc, cốt cách dân tộc ấy. Từ phơng diện hình thức đó là những thể loại cụ thể mà dân tộc đó sáng tạo ra. Mỗi dân tộc đều có những thể loại truyền thống quen thuộc với những phơng thức biểu hiện riêng, ngôn ngữ riêng, giọng điệu riêng… Vậy tính dân tộc trong tập thơ Việt Bắc thể hiện cụ thể nh thế nào? Trong cuộc

tranh luận về tập thơ, các nhà nghiên cứu phê bình đã nhìn nhận tính dân tộc ở tập thơ Việt Bắc ra sao?

Tác giả Nguyễn Viết Lãm khi viết về tập Việt Bắc đã nhận xét: “Tố Hữu đã nhất trí với t tởng tình cảm chung của dân tộc, đã nói đợc tiếng lòng dân tộc một cách thấm thía. Trong giai đoạn lịch sử này cũng nh rất lâu về sau dân tộc tính không tách rời giai cấp tính, vì quyền lợi giai cấp đã nhất trí với quyền lợi của toàn thể dân tộc” [1; 243]. Với nhận xét này, tác giả Nguyễn Viết Lãm đã đề cập đến vấn đề mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính giai cấp trong thơ Tố Hữu. Theo tác giả, thơ Tố Hữu đã phản ánh đúng mối quan hệ dân tộc và giai cấp. Đó là sự nhất trí cao độ giữa quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân tộc, tất nhiên quyền lợi giai cấp đang nói đến ở đây là quyền lợi giai cấp công nhân và nông dân. Mặt khác, tác giả cũng chỉ ra các thành công của Tố Hữu khi đứng từ lập trờng của một công dân nói lên đợc đầy đủ và sâu sắc tâm t tình cảm của đồng bào mình. Hay nói cách khác Tố Hữu đã đứng từ lập trờng dân tộc, phản ánh về các vấn đề dân tộc, nói lên tiếng nói tâm hồn của dân tộc mình.

Nguyễn Đình Thi lại có một cách nhìn khác về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu: “… Tôi nghĩ Tố Hữu đã trả về cho chúng ta cái nguồn dân tộc và tiếng nói dân tộc trong thơ. Câu thơ anh nh trong Việt Bắc hay Quê mẹ có dáng dấp câu thơ cổ điển, đồng thời nó mang sự suy nghĩ cách nói mới của thời đại chúng ta”. Nguyễn Đình Thi đã nhìn nhận tính dân tộc trong Việt Bắc từ góc độ của các giá trị văn hóa và cội rễ của nó là ngôn ngữ dân tộc. Cụ thể hơn một bớc nữa, Nguyễn Đình Thi xem xét dân tộc tính ở tập thơ từ góc độ thể loại; cái mà tác giả gọi là “dáng dấp câu thơ cổ điển” ở đây chính là thể truyền thống nh thể loại lục bát, câu thơ 5 chữ mà Tố Hữu đã sử dụng. Song ở một góc độ khác, Nguyễn Đình Thi cũng ghi nhận sự tơng hợp giữa giá trị truyền thống trong thơ Tố Hữu và những giá trị lịch sử mới. Nói cách khác, thơ Tố Hữu đã kết hợp đợc tính dân tộc và tính thời đại, giữa lịch sử truyền thống và hiện đại.

Tác giả Hoàng Trung Thông trong ý kiến kết luận về tập Việt Bắc đã có những đánh giá về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu. Thứ nhất, Hoàng Trung Thông đã khẳng định tính dân tộc rõ rệt của tập thơ. Đó là một lòng tự hào dân tộc gắn với ý thức giai cấp “… Ruộng đất và độc lập gắn chặt với nhau trong tình cảm ngời nhân dân lao động. Chính từ căn bản giai cấp đó mà toàn bộ tập thơ Việt Bắc toát lên một tinh thần tự hào dân tộc rất cao”. Mặt khác, Hoàng Trung Thông cũng khẳng định tính dân tộc của thơ Tố Hữu từ phơng diện hình thức. Đó là thơ Tố Hữu đã lựa chọn hình thức thể loại dân tộc để truyền tải những thông điệp về nội dung. Đọc những câu thơ trong bài Việt Bắc nh:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng ngời Rừng xanh hoa chuối đỏ tơi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lng Mùa xuân mơ nở trắng rừng Nhớ ngời đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng…

(Việt Bắc)

Ngời đọc có cảm giác đọc một bài lục bát cổ điển, hay những câu ca dao rất quen thuộc vẫn thờng gặp trong văn học dân gian. Đọc bài Lợm, Bà Mẹ Việt Bắc, Voi; ngời đọc bắt gặp âm điệu quen thuộc của những bài vè dân dã, mộc mạc, dễ nhớ, dễ hiểu.

Dân tộc tính trong Việt Bắc còn thể hiện ở quá trình vận động của hình thức thể loại trong thơ Tố Hữu. Có thể nói, thơ Tố Hữu đã chọn hớng diễn đạt càng ngày càng gần với quần chúng, các thể loại của văn học bình dân, những loại thể đợc quần chúng yêu thích sử dụng. Chính Hoàng Trung Thông ghi nhận quá trình đó khi đọc những tập thơ làm từ trớc kháng chiến đến tập Việt Bắc: “Sự chuyển biến về hình thức nghệ thuật dân tộc rất rõ rệt trong thơ Tố Hữu từ tập thơ trớc kháng chiến đến tập thơ Việt Bắc.

Sự chuyển biến đó chứng tỏ Tố Hữu ngày càng đi sâu vào con đờng phục vụ quần chúng, đi sâu vào con đờng hiện thực của thơ ca. Và nói đến chủ nghĩa hiện thực không thể không nói đến hình thức dân tộc”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình thức dân tộc trong thơ Tố Hữu còn thể hiện ở việc lựa chọn phơng thức biểu hiện gắn liền với quần chúng tính. Tố Hữu đã đứng từ góc nhìn của quảng đại quần chúng để làm thơ. Và mục đích thơ ông cũng là để phục vụ quần chúng kháng chiến: “Thơ Tố Hữu gần gũi với quần chúng rung động sâu sắc trong lòng quần chúng vì nội dung t tởng tình cảm của nó và một mặt nữa vì ngôn ngữ và nhịp điệu của thơ Tố Hữu nằm trong truyền thống thơ ca dân tộc. Cốt cách dân tộc hiện lên rất rõ. Càng là những bài lấy lời của quần chúng biểu hiện lên tâm trạng và đời sống của quần chúng, Tố Hữu càng chú ý đến thể thơ dân tộc, âm điệu dân tộc (Phá đờng, Bà mẹ Việt Bắc, Bầm ơi, Voi, Việt Bắc, Đời đời nhớ ông…). ở đây, dân tộc tính gắn liền với quần chúng tính. Ghi nhận những giá trị dân tộc tính trong thơ Tố Hữu, tác giả Hoàng Trung Thông đồng thời cũng gợi mở nhiều hớng đi khả dĩ có thể giúp thơ Tố Hữu nói riêng và ngời sáng tác nói chung nâng cao tính dân tộc trong thơ:

“Ngời làm thơ phải đi sâu vào hình thức dân tộc, phát triển và nâng cao tiếng nói và hình thức dân tộc để cho nhịp điệu thơ mình gần gũi quần chúng, chứa đựng đợc nội dung t tởng tình cảm của thời đại. Và trong khi đi vào phơng hớng dân tộc, nhà thơ không phải tự xóa mờ mình đi mà chính để tạo một cá tính cho mình”.

Trong hoàn cảnh lịch sử mà nhiệm vụ giải phóng dân tộc đang là nhiệm vụ sống còn của cả dân tộc thì việc các tác giả tranh luận đề cao tính dân tộc là đặc biệt cần thiết. Và trong trờng hợp này, nếu chúng ta thừa nhận rằng dân tộc tính là một phạm trù động mang tính lịch sử thì ở Việt Bắc tính dân tộc thể hiện rõ nội dung thời đại của nó. Nh vậy tính dân tộc trong Việt Bắc mang tính lịch sử. Tính lịch sử thể hiện rất rõ ở nội dung thơ Tố Hữu. Đó là trong thời điểm bấy giờ khi mà nhiệm vụ giải phóng dân tộc dới ngọn cờ Đảng Cộng sản đợc gi-

ơng cao thì dân tộc chính là yêu nớc là hành động kháng chiến. Xuân Trờng đã chỉ ra tinh thần dân tộc ấy nh là một chủ đề chính trong toàn bộ tập thơ Việt Bắc: “Có thể nói chủ đề bao trùm tập thơ Việt Bắc là tinh thần thiết tha yêu nớc, chí khí phấn đấu kiên quyết bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta”. Tính dân tộc thể hiện trong nhiều hành động cụ thể nh Tố Hữu hớng ngòi bút của mình vào việc ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bởi vì Chủ tịch chính là kết tinh của những giá trị dân tộc, là biểu tợng của những gì đẹp nhất, cao quý nhất mà dân tộc (ở thời điểm

Một phần của tài liệu Tập thơ việt bắc của tố hữu trong đời sống văn học cách mạng việt nam (Trang 47 - 58)