Thực trạng bệnh ĐTĐ và RLDNG tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thực trạng bệnh và một số chỉ số sinh học của người mắc bệnh đái tháo đường ở khu vực thành thị tỉnh nghệ an (Trang 43 - 44)

- Số lợng và thể tích trung bình hồng cầu: Đợc xác định bằng phơng pháp điện trở kháng trên máy phân tích tự động Hematology analyzer KX 21 của

4.2. Thực trạng bệnh ĐTĐ và RLDNG tại khu vực nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy, về tỷ lệ đái tháo đờng tại khu vực nghiên cứu là 5,9%, trong đó cao nhất là tỷ lệ đái tháo đờng ở phờng Đông Vĩnh, thành phố Vinh chiếm tỷ lệ là 12,7%, còn thấp nhất là xã nghi phú, thành phố Vinh không có đối tợng mắc bệnh đái tháo đờng. Với tỷ lệ đái tháo đờng ở khu vực nghiên cứu là 5,9%, cao hơn so với kết quả điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đờng tại thành phố Vinh của Vũ Nguyên Lam và Cs (2000) (5,64%).[25] Tỷ lệ này cũng cao hơn so với kết quả nghiên cứu trên 4 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh của Tạ Văn Bình và Cs (2003) [9], nhng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Bằng tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (2003) và của Trần Văn Lạc và Cs tại thành phố Nam Định (2003). [2]

Tỷ lệ bị RLDNG tại khu vực nghiên cứu, tỉnh Nghệ An là 12,3%. Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ RLDNG thu đợc từ bệnh viện Nội Tiết (2003) khi nghiên cứu

ở quy mô toàn quốc (7,3%). Tỷ lệ này cũng cao hơn kết quả nghiên cứu tại tỉnh Sơn La của Tống Sông Hơng và Cs (2003) [22]. Tỷ lệ này cũng cao hơn kết quả của Vũ Nguyên Lam và Cs (2000) [25]

Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã chứng minh rằng, tỷ lệ RLDNG biến chuyển thành ĐTĐ dao động từ 1,8 - 12,6%. Với xu thế đó dự báo rằng, trên khu vực thành thị tỉnh Nghệ An, tỷ lệ ĐTĐ tiếp tục gia tăng khoảng 7,0% - 13,6% trong năm 2010 nếu nh không có những giải pháp can thiệp kịp thời và hữu hiệu.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ RLDNG cao nhất ở phờng Hng Bình, thành phố Vinh chiếm 18,9%, còn thấp nhất là xã Nghi Phú, thành phố Vinh chiếm tỷ lệ là 5,0%.

Kết quả điều tra chỉ ra rằng tỷ lệ mắc ĐTĐ và tỷ lệ bị RLDNG tơng quan thuận với tuổi của đối tợng nghiên cứu (với hệ số tơng quan tơng ứng r= 0,96; r = 0,56). Kết quả tơng tự cũng thu đợc qua nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cs khi nghiên cứu tại 3 địa phơng ở Việt Nam là Hà Nội, Hải Phòng và Yên Bái (2004) [5] , Trần Hữu Dàng và cs (1996) [14] , Trần Văn Lạc và cs (2003) [24] . Sự gia tăng tỷ lệ ĐTĐ và RLDNG theo độ tuổi là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ĐTĐ vẫn thờng đợc xem là bệnh tuổi già và do đó, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng khi tuổi thọ và tuổi trung bình của dân số đang ngày một tăng lên (Thái Hồng Quang, 2001) [36] . Mặt khác, tỷ lệ ĐTĐ tăng trong quần thể nghiên cứu tăng lên nhanh và liên tục từ lứa tuổi 45 trở lên, kết quả tơng tự cũng đợc tìm thấy qua kết quả nghiên cứu của Zimmet và cs (2001) [61] . Điều này gợi ý rằng, trong điều kiện kinh phí tổ chức điều tra dịch tễ học ĐTĐ trên diện rộng không thể tiến hành đợc thì có thể nên tổ chức khám định kỳ cho những đối tợng lứa tuổi từ 45 tuổi trở lên cũng có thể kiểm soát hầu hết số đối tợng mắc ĐTĐ.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thực trạng bệnh và một số chỉ số sinh học của người mắc bệnh đái tháo đường ở khu vực thành thị tỉnh nghệ an (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w