0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Chơng 4 bàn luận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC Ở NGƯỜI THỪA CÂN BÉO PHÌ ĐỘ TUỔI 45 65 TẠI THÀNH PHỐ VINH NGHỆ AN (Trang 50 -67 )

4.1.Thực trạng thừa cân – béo phì ở độ tuổi 45 – 65 tại thành phố Vinh – Nghệ An

Những năm gần đây, do điều kiện về kinh tế xã hội phát triển, chất lợng cuộc sống đ- ợc cải thiện, nhất là một bộ phận không nhỏ đời sống đợc nâng cao nên bệnh béo phì cũng tăng nhanh, đặc biệt ở độ tuổi từ 45 trở lên [14], [23], [17], [27], [73].

Nền kinh tế phát triển đã mang lại cho cuộc sống đô thị nhiều thay đổi: thực phẩm dồi dào, sẵn có, thức ăn công nghiệp tràn lan, phơng thiện máy móc gia đình đa dạng làm giảm hoạt động chân tay. Ngoài ra, đời sống đợc nâng cao góp phần làm tăng chất lợng bữa ăn trong gia đình. Con ngời ăn uống thoả thích, không kiểm soát đợc bữa ăn của mình. Là những yếu tố tác động…

đến việc gia tăng không cỡng đợc của thừa cân – béo phì. Từ năm 2000 đến nay thừa cân – béo phì xuất hiện ở cả trẻ em và ngời lớn, đặc biệt là khu vực các thành phố lớn đang có xu hớng gia tăng nhanh chóng [18], [28].

Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Liên (1998) [58], tỷ lệ thừa cân - béo phì của nữ là 19% còn ở nam là 15,5%. Năm 2001 nghiên cứu trên 724 phụ nữ hu trí và nội trợ tại quận Ba Đình (Hà Nội) [36] các tác giả nhận thấy tỷ lệ thừa cân – béo phì là 16,6%, trong khi nghiên cứu của Trần Đình Toán năm 1994 [43] tại phờng Bùi Thị Xuân (Hà Nội) thu đợc kết quả là 7,7%, Nguyễn Thị Kim H- ng (2001) [10] ở ngời trởng thành tại Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 9,7%. Năm 2005 kết quả tổng điều tra của Viện dinh dỡng có 16,3% ngời 25 - 64 tuổi bị thừa cân - béo phì. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, ở độ tuổi 45 - 65, tỉ lệ thừa cân – béo phì là 10,93%. Tỉ lệ nam bị thừa cân - béo phì là 10,42% và nữ là 11,43%. Nh vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của Đỗ Thị Bích Liên (1998) và điều tra của Viện dinh d - ỡng năm 2005 nhng cao hơn so với kết quả của Trần Đình Toán, Nguyễn Thị Kim Hng (2001). Để lý giải vấn đề này chúng tôi cho rằng, trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới (năm 1998) con ngời cha nhận thức đợc hậu quả của việc dinh dỡng quá mức và cha thấy rõ đợc tác dụng của việc luyện tập thể dục thể thao. Mặt khác, trong giai đoạn này ở nớc ta vừa trải qua một thời kỳ

nhìn đâu cũng toàn thấy suy dinh dỡng nên trong suy nghĩ mọi ngời đều thích nhìn những em bé “sổ sữa” bụ bẫm, cổ – tay - chân đầy ngấn, ngời lớn thì mập có bụng một chút cho sang trọng, phát tớng phát tài nên dễ mất cảnh giác đối với thừa cân – béo phì [34]. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhận thức về sức khỏe, phòng và chống bệnh tật đợc mọi ngời chú trọng hơn, do đó sau 10 năm so với nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Liên, tỉ lệ thừa cân – béo phì giảm hơn. Ngoài ra, kết quả của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dỡng 2005 có lẽ do sự khác biệt chế độ dinh dỡng về tập quán, ý thức, chất lợng bữa ăn hằng ngày (nh ăn nhiều rau hơn ăn thịt, mỡ); áp dụng các chế độ ăn kiêng và ý thức luyện tập thể dục thể thao. Nói một cách khác, tỷ lệ thừa cân - béo phì còn phụ thuộc vào chất lợng cuộc sống, do điều kiện kinh tế, phong tục tập quán và ý thức của con ngời ở mỗi vùng có sự khác nhau.

Các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đều cho thấy nếu tính theo mức độ của thừa cân - béo phì thì tỷ lệ thừa cân chiếm nhiều hơn so với tỷ lệ béo phì [1], [33]. Điều này khác với các nớc khác là ở Vịêt Nam béo phì chủ yếu ở mức độ thừa cân (tiền béo phì) còn béo phì độ I thấp [33]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rõ điều đó: tỷ lệ thừa cân - béo phì là 10,93%, trong đó, tỷ lệ ngời bị thừa cân là 9,98% và béo phì là 0,95%(bảng 3.5, 3.6). Tỷ lệ béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả của Dzoãn Thị Tờng Vi (0,7%) năm 2001[50], của Y Li Ma (0,6%) ở ngoại thành Hà Nội năm 2002 [32], nhng lại thấp hơn so với kết quả của Trần Đình Toán (1,3%) năm 2002 ( theo [33], Lê Bạch Mai (2004) là 1,8% [32], Trần Xuân Ngọc (2002) 1,1% [36]. Tỷ lệ béo phì này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ của một số nớc nh Malayxia 4,7% ở nam, 7,7% ở nữ; Thái Lan 4% và Nhật Bản 2,6% [60], [69]. Theo Nguyễn Phúc Nghị [37] lợng mỡ trong cơ thể bình thờng chiếm khoảng 12% trọng lợng ở phái nam, 25% ở nữ. Nh vậy, trong cơ thể nữ thờng có lợng mỡ gấp đôi ở cơ thể nam. Do đó, nữ thờng béo hơn nam. Theo một kết quả

điều tra tại Luân Đôn cho thấy theo đà tăng trởng của tuổi, số ngời thừa cân - béo phì của nam và nữ đều tăng lên, nhng tốc độ của nữ tăng nhanh hơn nam, nhất là sau 50 tuổi vợt hơn hẳn nam giới [15]. Nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Liên (1998), tỷ lệ thừa cân - béo phì của nữ cao hơn nam cùng độ tuổi, tỷ lệ thừa cân - béo phì của nữ là 19% còn ở nam 15,5% [58]. Trong nghiên cứu của Y Li Ma và cộng sự (2002) [31] thấy tỷ lệ thừa cân – béo phì ở nữ là 10,5% cao hơn nam 6,6%. Năm 1995 Yuki Yoshimura điều tra tại Nhật Bản trên đối tợng từ 40 - 59 tuổi thấy tỷ lệ thừa cân – béo phì ở nam là 12,6% thấp hơn nữ 21% [69]. ở những ngời Mỹ từ 55 - 64 tuổi thì 32,9% nam và 43,1% nữ bị thừa cân – béo phì tại thời điểm năm 2000 [54]. Kết quả điều tra của Viện Dinh dỡng cũng cho thấy tỷ lệ thừa cân - béo phì ở phụ nữ cao hơn nam giới [34]. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận xét và kết quả của các nghiên cứu trên đó là trong cùng độ tuổi, tỉ lệ nữ bị thừa cân – béo phì cao hơn nam. Chung cho các độ tuổi từ 45 - 65, tỷ lệ thừa cân - béo phì ở nữ là 11,43% và ở nam là 10,42%. Trong đó, tỉ lệ thừa cân ở nam là 9,61%, ở nữ là 10,36%; tỉ lệ béo phì ở nam 0,81%, ở nữ 1,07%.Trong cùng độ tuổi, tỉ lệ nữ bị thừa cân – béo phì cao hơn nam. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch về tỉ lệ thừa cân, béo phì ở nam và nữ độ tuổi 45 - 50 và 51 - 55 nhiều hơn, độ tuổi 56 - 60 và 61 – 65 ít hơn.

Thông thờng, tuổi “phát phì” thờng vào độ 45 - 50 tuổi trở lên [14], [15]. Những ngời ở lứa tuổi này thờng giảm các hoạt động, có nhiều thay đổi trong chu kỳ sinh học, sức đề kháng của cơ thể yếu, có nhiều bệnh tật phát sinh, có nhiều streess do hoàn cảnh sống. Ngoài ra, ở lứa tuổi này các hormon nữ - oestrogen không còn đợc sản xuất tốt nh khi còn trẻ, sự thiếu hụt các hormôn nữ ảnh hởng nghiêm trọng tới cuộc sống và sinh hoạt thông thờng, chúng còn ảnh hởng trực tiếp tới quá trình chuyển hoá của cơ thể khiến mỡ bị tích lại nhiều hơn, cơ thể nhanh chóng tăng cân một cách khó kiểm soát [23], [25], [55]. Ngời ở lứa tuổi này vừa dễ “phát phì” vừa đang trên đà lão hoá. Đối với ngời cao tuổi thì nếu với chế độ ăn nh lúc trẻ cùng với cuộc sống nhàn nhã đã làm cho các

cụ trên 60 tuổi tăng cân [25], [37]. Tuy nhiên, ở độ tuổi này cùng với sự tăng cân cơ thể có quá trình đang trên đà lão hoá. Vì vậy, ở độ tuổi này, tỷ lệ ngời béo phì không đáng kể so với khi tuổi còn trẻ [37], [56], [68]. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, tỷ lệ thừa cân – béo phì tăng từ độ tuổi từ 45 - 60, sau tuổi 60 tình trạng d cân của cơ thể giảm dần ở cả nam và nữ [10], [42]. Cuộc điều tra của NHANES (National Healh and Nutrition Examination Survey) Hoa Kỳ từ 1999 - 2000 do trung tâm phòng chống bệnh tật (CDC) tiến hành trên những ngời Mỹ từ 20 tuổi trở lên cho thấy tỷ lệ thừa cân - béo phì tăng dần theo tuổi [54].

Những nhận xét đó đợc thể hiện trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi đó là ở độ tuổi 45 - 60 tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng dần theo tuổi, sau đó giảm ở độ tuổi 61 - 65. Đó là tỷ lệ thừa cân - béo phì 9,09% ở độ tuổi 45 - 50 đến 12,32% ở độ tuổi 56 - 60 nhng ở độ tuổi từ 61 đến 65 tỷ lệ này giảm xuống 10,70%. Nhiều tác giả nhận xét ở độ tuổi sau 50, cả nam và nữ đều có xu hớng tăng cân mạnh [10], [43]. Bởi vì, khi bớc vào ở độ tuổi này con ngời thờng có cuộc sống giảm hoạt động thể lực cộng với tâm lý cho rằng khi bớc vào tuổi nghỉ hu việc tăng cân hay béo lên là việc bình thờng, ở nam giới sau tuổi 56 cũng là giai đoạn giảm hoạt động thể lực, chế độ ăn uống có sự thay đổi nên dễ tăng cân hơn so với các độ tuổi khác. Do đó, sau tuổi 50 tỷ lệ ngời thừa cân béo phì tăng lên, nhất là độ tuổi 56 - 60. Nhng sau tuổi 60 ở cả nam và nữ đều giảm hoạt động thể lực nhng độ tuổi này cơ thể ngời già có những quá trình biến đổi sâu sắc do quá trình lão hoá và ngời già thờng dễ mắc nhiều bệnh nhất là các bệnh nội khoa về tim mạch, hô hấp và tiêu hoá. Do vậy, đến tuổi 60 tính chất già cỗi của cơ thể và suy thoái các chức năng ảnh hởng đến sức khoẻ làm cho cơ thể khó tăng cân nh khi tuổi còn trẻ. Chính vì vậy, sau tuổi 60 tỷ lệ thừa cân - béo phì giảm đi.Tuy nhiên, tỷ lệ thừa cân – béo phì ở độ tuổi 61 - 65 còn cao hơn độ tuổi 45 - 50. Những ngời từ tuổi 40 trở lên có xu hớng tăng cân nhiều, điều này có quan hệ nhất định với việc đời sống đã có xu hớng ổn định. Nhất là

phụ nữ sau tuổi 45 thời kỳ tiền mãn kinh, thời gian này phụ nữ th ờng dễ lên cân . Do hiện tợng giảm nội tiết tố sinh dục và sự giảm về chức năng trao đổi chất do tuổi tác [37], [56], [66], [68]. Ngoài ra, còn có vấn đề tâm lý đợc tạo ra bởi mối quan hệ tình cảm trong gia đình hoặc sự thay đổi chức vụ nơi làm việc (chuẩn bị về hu), thay đổi thói quen hoạt động dẫn tới việc buồn chán và thờng giải sâu bằng việc ăn vặt, nhấm nháp, vì vậy dẫn tới hiện tợng trên tuổi 45 thờng dễ bị thừa cân – béo phì nhất là ở nữ [16], [18], [27]. Nhng đại đa số nam và nữ độ tuổi 45 - 50 đang tham gia lao động trong các xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ quan nhà n ớc. Mặt khác, ở độ tuổi này vấn đề làm đẹp đang đợc quan tâm, chú ý nhiều. vì vậy con ngời có ý thức hơn đối với việc tham gia tập luyện thể dục thể thao, ăn kiêng, các biện pháp thẩm mỹ nhằm giúp giảm cân. Do đó, ở độ tuổi 45 - 65 thì tỷ lệ thừa cân - béo phì ở độ tuổi 45 - 50 th ờng thấp hơn [10], [33]. Điều này đợc thể hiện qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi đó là chung cho cả hai giới tỷ lệ thừa cân – béo phì đạt cao nhất ở khoảng tuổi 56 - 60 chiếm tỷ lệ 12,32% (với 11,09% thừa cân và 1,23% béo phì) và thấp nhất ở độ tuổi 45 - 50 chiếm 9,09% (thừa cân là 8,40% và 0,69% béo phì). Sự chênh lệch về tỷ lệ thừa cân – béo phì ở nam và nữ các độ tuổi cũng khác nhau: khoảng tuổi 45 - 50 và 51 - 55 nhiều hơn, 56 - 60 và 61 - 65 ít hơn, có lẽ do những sự khác biệt giữa nam và nữ về đặc điểm giới tính, tính chất công việc, những quan niệm về thẫm mỹ và chế độ ăn.

4.2.một số Chỉ số sinh học ở ngời thừa cân – béo phì độ tuổi 45 – 65 tại thành phố Vinh

Theo hằng số sinh học (HSSH) [2], cũng nh theo nghiên cứu của nhiều tác giả, ở ngời bình thờng trong cùng độ tuổi từ thanh niên trở lên, trọng lợng cơ thể của nam đều cao hơn nữ, nhng chỉ số BMI ở nữ lại cao hơn nam [4], [22], [67]. Mặc dù cân nặng của nam cao hơn nữ nhng nữ lại thấp hơn nam nên chỉ

số BMI của nữ cao hơn nam, chứng tỏ nữ béo hơn nam. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với điều đó: ở những ngời thừa cân – béo phì, trong cùng độ tuổi, chỉ số cân nặng của nam đều cao hơn nữ, tất cả đều khác biệt với p < 0.001. Bởi vì ở nam trọng lợng về xơng và cơ bắp thờng lớn hơn nữ, mặc dù l- ợng mỡ trong cơ thể nữ cao hơn nam nhng hệ cơ bắp của nữ thấp hơn nam rất nhiều. Theo Kodanska [15] hệ cơ bắp chiếm 35 - 40% cân nặng, ở nam tỷ lệ cơ bắp của nam hơn nữ. Do đó, trọng lợng của nam sẽ lớn hơn nữ, ở ngời thừa cân – béo phì sự khác biệt này đặc biệt có ý nghĩa với P < 0.001. Khác với chỉ số cân nặng, trong cùng độ tuổi, chỉ số BMI của nữ lại cao hơn nam. Mặc dù ở nữ có cân nặng thấp hơn nam nhng nam lại có chiều cao cao hơn nữ. Do đó BMI của nữ cao hơn nam, sự khác biệt có ý nghĩa so sánh với p < 0.01 - 0.001. Cùng với sự tăng dần của tuổi tác từ 45 – 60 ở cả nam và nữ có sự tăng lên của cân nặng và BMI, sau đó hai chỉ số này giảm ở độ tuổi 61 – 65. Từ độ tuổi 45 - 60, các chỉ số cân nặng, BMI ở cả nam và nữ đều tăng dần nhng giảm ở độ tuổi 61 - 65, sự khác biệt có ý nghĩa so sánh với p < 0.01- 0.001. So sánh BMI ở nam và nữ ở cả 2 khoảng tuổi có sự thay đổi với p < 0.01 (bảng 3.7).

Các công trình nghiên cứu đều khẳng định ở ngời lớn có mối tơng quan giữa khối mỡ và cân nặng cơ thể, tăng cân tức là khối mỡ tăng lên thì cân nặng cũng tăng và vùng mỡ tập trung có sự khác nhau giữa nam và nữ [22], [32], [36]. Mỡ tập trung quanh vùng eo lng tạo nên dáng ngời “hình quả táo tàu” đợc gọi là béo kiểu “trung tâm”, thờng gặp ở nam giới hay còn gọi là kiểu béo đàn ông. Mỡ tập trung ở háng tạo nên dáng ngời “hình quả lê” hay còn gọi là phần thấp - kiểu béo đàn bà [4], [22], [67]. Điều này ảnh hởng đến dáng ngời béo ở nam và nữ khác nhau, đặc biệt sự khác nhau về chỉ số vòng bụng và vòng mông [58], [67]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ số vòng bụng và vòng mông của cả hai giới tính đều tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt là kích thớc vòng bụng (P < 0.001). Trong cùng một độ tuổi, kích thớc vòng bụng và vòng mông của nữ đều cao hơn nam, sự khác biệt có ý nghĩa với P <0.01- 0.001 nhng chỉ số WHR ở các độ tuổi của

nam và nữ đều cao hơn HSSH [2] và không có sự khác biệt đáng kể với P > 0.05 (bảng 3.7). Sự khác biệt về kích thớc vòng bụng và vòng mông ở nam và nữ thừa cân – béo phì có lẽ do sự phân bố mỡ tập trung ở nam và nữ khác nhau. ở

nữ vùng mỡ tập trung chủ yếu ở mông và bụng nhng chiều cao nữ thấp hơn nam. Do đó, kích thớc vòng mông, vòng bụng của nữ lớn hơn nam.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận định của nhiều tác giả đó là cùng với sự lớn lên của tuổi tác thì mỡ tập trung chủ yếu ở một số vùng nh ngực, bụng, mông [23], [37], [56]. Kết quả bảng 3.7 cho thấy từ độ tuổi 45 - 60, các chỉ số vòng bụng, vòng mông của cả nam và nữ đều tă ng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC Ở NGƯỜI THỪA CÂN BÉO PHÌ ĐỘ TUỔI 45 65 TẠI THÀNH PHỐ VINH NGHỆ AN (Trang 50 -67 )

×