CỦA MÔN “MẠCH ĐIỆN”

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bài thực hành về mạch điện một chiều nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn mạch điện hệ cao đẳng nghề (Trang 29 - 33)

2.1 Vị trí, tính chất của môn học:

Đây là môn học cơ sở chuyên nghành cho học sinh, sinh viên nghành điện – điện tử. Môn học này phải được học trước tiên trong số các môn học chuyên môn

Nội dung của môn học này bao gồm :

I. Các khái niệm cơ bản về mạch điện

- Mạch điện và mô hình

- Các khái niệm cơ bản trong mạch điện

- Các phép biến đổi tương đương

II. Mạch điện một chiều

- Các định luật và biểu thức cơ bản trong mạch điện một chiều

- Các phương pháp giải mạch điện một chiều

III. Dòng điện xoay chiều hình sin

- Khái niệm về dòng xoay chiều

- Giải mạch xoay chiều không phân nhánh

IV. Mạch điện ba pha

- Khái niệm chung

- Sơ đồ đấu dây trong mạng ba pha cân bằng

- Công suất mạng ba pha cân bằng

- Phương pháp giải mạng ba pha cân bằng

V. Giải các mạch điện nâng cao

- Mạng ba pha bất đối xứng

- Giải mạch AC có nhiều nguồn tác động

- Giải mạch có thông số nguồn phụ thuộc

- Các định lý mạch

VI. Quá trình quá độ

- Khái niệm về quá trình quá độ

- Tính toán các thông số trong quá trình quá độ.

Thời gian thực hiện chương trình là 75 tiết lí thuyết, 15 tiết thực hành. Trong đó : “mạch điện một chiều” nằm ở chương 2 của chương trình, thời gian thực hiện 22h(LT:17h, TH:5h) nội dung cụ thể là :

1. Các định luật và biểu thức cơ bản trong mạch điện một chiều

- Định luật Ôm

- Công suất và điện năng trong mạch điện một chiều

- Định luật Jun- Lenx (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Định luật Pharaday

- Hiện tượng nhiệt điện

2. Các phương pháp giải mạch điện một chiều

- Phương pháp biến đổi điện trở

- Phương pháp xếp chồng dòng điện

3. Các phương pháp ứng dụng định luật Kirschoff

- Các khái niệm( nhánh, nút, vòng)

- Các định lật Kirschoff

- Phương pháp dòng điện nhánh

- Phương pháp dòng điện vòng

- Phương pháp điện thế nút.

2.2.Mục tiêu của chương “ Mạch điện một chiều”

+ Đối với môn học :

Sau khi hoàn tất môn học này, học sinh có năng lực:

- Phát biểu các khái niệm, định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều , mạch ba pha.

- Vận dụng các biểu thức để tính toán các thông số kỹ thuật trong mạch điện một chiều, xoay chiều, mạng ba pha ở trạng thái xác lập và quá độ.

- Vận dụng các phương pháp phân tích, biến đổi mạch để giải các bài toán về mạch điện hợp lý.

- Giải thích một số ứng dụng đặc trưng theo quan điểm của kỹ thuật điện.

+ Đối với chương 2” Mạch điện một chiều”. Mục tiêu của môn học này là: -Trình bày, giải thích và vận dụng linh hoạt các biểu thức tính toán trong mạch điện một chiều(DC)

- Tính toán các thông số : điện trở. Dòng điện, điện áp, công suất, điện năng, nhiệt lượng. của mạch DC một nguồn, nhiều nguồn từ đơn giản đến phức tạp.

- Phân tích sơ đồ và chọn phương pháp giải mạch điện hợp lý. - Lắp ráp, đo đạc các thông số của mạch DC theo yêu cầu.

Từ phân bố chương trình trên, ta thấy định luật Ôm, định luật Kirschoff là hai định luật cơ bản , trong đó định luật Ôm học sinh đã được nghiên cứu trong chương trình phổ thông. Định luật Ôm tổng quát, cùng định luật bảo toàn điện tích cho phép tính cường độ dòng điện trong từng nhánh của bất kì mạch điện phức tạp nào. Tuy nhiên người ta đã tìm ra nhiều quy tắc, nhiều phương pháp khác nhau để có thể nhanh chóng giải các bài toán về mạch điện phức tạp, trong có quy tắc tổng quát và cơ bản nhất là các quy tắc ( hay còn gọi là các định luật) Kirschoff.

2.3 So sánh cấu trúc nội dung của chương “Mạch điện một chiều “ với chương trình tương ứng ở phổ thông.

Grap nội dung hai chương “dòng điện không đổi ” và “ dòng điện trong các môi trường” trong vật lý lớp 11 chương trình nângcao.

Dòng điện không đổi

Nguồn điện Điện năng

Công suất điện Định luật Ôm Mắc nguồn thành bộ

Các đại lượng đặc trưng cho nguồn điện: -sđđ: -điện trở trong r - Công của nguồn điện -Công suất: -Điện năng tiêu thụ của mạch điện:- Công suất điện:P=UI -Định luật JunLenxo: -Công suất tỏa nhiệt của vậtdẫn: Đoạn mạch chỉ chứa R Toàn mạch Đoạn mạch chứa nguồn

Bộ nguồn nối tiếp

Bộ nguồn song song (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng

Dòng điện trong các môi trường

Dòng điện trong kim loại

Hiện tượng nhiệt điện. Hiện tượng siêu dẫn

Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Faraday:

Dòng điện trong chân không

Dòng điện trong chất khí

Nhận xét:

Như vậy nhìn vào phần Gráp nội dung chương trình vật lý lớp 11 trình bày ở bảng trên ta thấy chương trình của bộ môn “ mạch điện”được phát triển dựa trên chương trình vật lí 11, trong đó chương “Mạch điện một chiều ” hầu như là các nội dung của hai chương 2, và 3 trong vật lí 11 nâng cao, và phần “ các phương pháp giải mạch một chiều” được xem như là phần phát triển của nội dung trong bộ môn, áp dụng các định luật Kirschoff, góp phần bổ sung cho học sinh cách giải mạch điện một chiều phức tạp.

Tuy nhiên đặc điểm của học sinh khi tuyển sinh vào nhà trường, có trình độ học vấn tương đối thấp vì vậy, để nâng cao chất lượng học tập cho bộ môn này tôi muốn giảng dạy chương “Mạch điện một chiều” tương tự như chương trình phổ thông ,cùng với sử dụng các thí nghiệm dạy học các định luật Ôm , và thí nghiệm kiểm chứng định luật Kirschoff

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bài thực hành về mạch điện một chiều nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn mạch điện hệ cao đẳng nghề (Trang 29 - 33)