a. định luật Ôm cho đoạn mạch có chứa nguồn:
3.5.2 Kết quả thực nghiệm:
a. Về mặt định tính
Thông qua quá trình theo dõi trong các giờ học kết hợp với các bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy:
- Đối với lớp TN, do được trực tiếp tiến hành làm thí nghiệm, nên các em hiểu và vận dụng các định luật một cách sâu sắc hơn. Mặt khác sau khi
học xong phần này theo tiến trình do GV đặt ra các em có khả năng thực hành cao hơn hẳn các em ở lớp đối chứng, HS được làm quen với việc xây dựng phương án thí nghiệm, lựa chon lắp ráp thí nghiệm, quan sát, đo đạc các đại lượng vật lý, thu thập, ghi chép các số liệu thí nghiệm..
- Đối với học sinh lớp thực nghiệm ngoài việc nắm vững kiến thức một cách sâu sắc, các em có khả năng vận dụng những kiến thức trong những tình huống khác nhau trong quá trình dạy học.
- Về thái độ học sinh trong giờ học: bằng việc sử dụng những thí nghiệm trong dạy học giúp học sinh nắm vững những kiến thức một cách sâu sắc hơn, tạo niềm tin cho các em khi tiếp nhận tri thức đó, đồng thời nâng cao tay nghề cho học sinh, đây là điều thiết thực nhất đối với các em khi vào học. các em thấy được ý nghĩa của môn học đối với cuộc sống thực tế, chính vì vậy trong những tiết học đó các em luôn có thái độ học tập một cách nghiêm túc, và có những ý kiến sắc sảo, từ đó mà GV có thể phát hiện những học sinh có khả năng tư duy tốt.
- Đối với lớp đối chứng các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động theo tiến trình của chương trình, vì vậy tiết học không mang lại hiệu quả cao như lớp thực nghiệm, bên cạnh đó khả năng thực hành và việc vận dụng kiến thức vào thực tế rất hạn chế.
b. Kết quả về mặt định lượng
Các bài kiểm tra sau khi thực nghiệm được GV thực hiện chấm theo thang điểm hệ số 10. Bài kiểm tra được thực hiện ở cả hai đối tượng: Lớp ĐC và lớp TN. Chúng tôi lập được bảng sau:
Bảng 1: Bảng phân phối kết quả
Lớp Số HS dự kiểm tra Số HS đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 45 0 1 2 5 12 7 8 7 2 1 ĐC 45 1 2 5 10 8 7 5 6 1 0