Hình 1.15. Kết nối mạng bằng Router

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng máy tính và bảo mật mạng bằng firewall luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 28)

nào cho phép chúng nói chuyện với các bộ định tuyến khác và địa chỉ mạng cục bộ. Bộ định tuyến không liên lạc với máy tính ở xa. Khi bộ định tuyến nhận được gói dữ liệu gởi đến từ mạng ở xa, chúng sẽ truyền dữ liệu đến các bộ định tuyến quản ly mạng đích. Trong một số trường hợp thì nay là một lợi điểm vì nó có nghĩa là bộ định truyến có thể:

• Phân đoạn mạng lớn thành nhiều mạng nhỏ hơn • Hoạt động như một rào cản an toàn giữa các đoạn.

• Ngăn chặn tình trạng phát rộng vì các cuộc phát rộng sẽ không đựoc chuyển tiếp

Do chỉ đọc các gói dữ liệucó địa chỉ mạng nên, chúng sẽ không cho phép dữ liệu hỏng truyền đi trên mạng. Khả năng kiểm soát dữ liệu này góp phần

giảm bớt lưu lượng truyền giữa các mạng và cho phép nó có thể hoạt động hiệu quả hơn các thiết bị khác (Ví dụ như: Repeater, Bridge…).

Bộ định tuyến thông minh hơn cầu nối rất nhiều. Nó có thể chứa nhiều lộ trình hoạt động giữa các đoạn mạng LAN và lựa chọn trong số những đường dự phòng. Do có thể kết nối các đoạn mạng sử dụng cơ chế đóng gói dữ liệu và phương pháp truy nhập phương tiện hoàn toàn khác nhau nên thông thường đã có rất nhiều lộ trình có sẵn cho bộ định tuyến sử dụng, điều này cho phép dữ liệu có thể truyền qua nhiều lộ trình khác nhau để đến đích.

Bộ định tuyến có thể kiểm tra và nhận diện thành phần nào bận nhất và quyết đinh dữ liệu theo tuyến nào. Khi một lộ trình bận, bộ định tuyến sẽ rà tìm tuyến khác và gửi dữ liệu đi.

BRouter (Bộ định tuyến bắc cầu): Brouter thật sự là một ý tưởng tài tình vì nó là sự kết hợp các tính năng tốt nhất của Bridge và Router. Được dùng để kết nối những phân đoạn mạng khác nhau và cũng chỉ định tuyến cho 1 giao thức cụ thể nào đó.

Cần nhắc lại Bridge làm việc tại tầng Data Link, Router làm việc tại tầng Network của mô hình OSI.ƒ

Đầu tiên Brouter kiểm tra những gói dữ liệu đi vào, xác định xem giao thức của gói đó có thể định tuyến hay không, ví dụ TCP/IP thì có thể, ngược lại giao thức NetBEUI của Microsoft thì không thể. Nếu Router xác định gói dữ liệu đó có thể định tuyến nó sẽ dựa vào bảng định tuyến để định ra đường đi cho gói đó, ngược lại nó sẽ dựa vào bảng địa chỉ MAC để xác định nơi nhận thích hợp.

Cổng Gateway: Hoạt động ở tâng trên cùng của mô hình OSI. Tuy nhiên, thực ra Gateway có thể hoạt động ở bất kỳ tầng nào của mô hình này. Gateway cho phép kết nối các mạng có giao thức khác nhau.

Hình 1.16. Kết nối mạng bằng Gateway

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng máy tính và bảo mật mạng bằng firewall luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w