Phân tích nội dung chương trình

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tự học của học sinh trong dạy học chương mắt và các dụng cụ quang lơp 11 THPT với sự hỗ trợ của website luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 30)

8. Cấu trúc nội dung

2.1. Phân tích nội dung chương trình

2.1.1 Đặc đặc điểm của chương “ Mắt và các dụng cụ quang”

Trong chương trình vật lý 11 gồm 7 chương: Chương I: Điện tích . Điện trường.

Chương II: Dòng điện không đổi.

Chương III: Dòng điện trong các môi trường. Chương IV: Từ trường.

Chương V: Cảm ứng điện từ. Chương VI: Khúc xạ ánh sáng.

Chương VII: Mắt. Các dụng cụ quang.

Để học tốt hương “Mắt và các dụng cụ quang”, học sinh cần nắm vững những kiến thức về hình học không gian, hình học phẳng, công thức hàm lượng giác. Học tốt chương “ Mắt và các dụng cụ quang” không những học sinh có thể đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức mà còn có thể hiểu và giải thích được một số hiện tượng tự nhiên như : Hiện tượng cầu vồng, sự lưu ảnh của mắt, nguyên lý hoạt động của các dụng cụ quang … Vì thế các em học sinh cần chủ động nghiên cứu kỹ các kiến thức toán đã học.

Sơ đồ 3. Cấu trúc logic chương “Mắt và các dụng cụ quang”

2.1.3 Một số kỹ năng cần rèn luyện cho hoc sinh trong chương “Mắt và cácdụng cụ quang” dụng cụ quang”

- Kỹ năng đọc tài liệu tham khảo

• Để học tốt chương “ Mắt và các dụng cụ quang”, HS cần được trang bị một số kiến thức về toán hình và một số công thức lượng giác làm công cụ để HS có thể giải các bài toán quang hình thuộc chương này. Ngoài ra, HS cần phải được tiếp cận và biết cách sử dụng một số dụng cụ quang học như lăng kính, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.

• Giáo viên hướng dẫn học sinh tự ôn tập và nghiên cứu các kiến thức toán có liên quan đến bài học để đạt được mục tiêu bài học.

- Kỹ năng vận dụng kiến thức MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG Thấu kính mỏng Mắt Kính hiển vi Lăng kính Kính thiên văn Kính lúp Góc chiết quang A Chiết suất n TK hội tụ TK phân kỳ Tiêu

điểm Tiêu diện Quang tâm Độ tụ Tiêu cự Số bội giác Điểm cực cận, điểm cực viễn Năng suất phân li Mắt cận Mắt lão Mắt viễn Cách khắc phục

• Học sinh cần phải rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết học trên để áp dụng giải các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập. Ngoài ra, HS còn phải vận dụng kiến thức để giải thích được các hiện tượng vật lý thực tế.

• Khi giảng dạy chương “Mắt và các dụng cụ quang” giáo viên cần cung cấp them các công thức toán liên quan để học sinh có công cụ làm bài tập và cần phải liên hệ các hiện tượng trong tự nhiên để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.

2.2 Website hỗ trợ hoạt động tự học chương “Mắt và các dụng cụ quang”2.2.1 Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng 2.2.1 Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng

Website hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh trong dạy học vật lý cũng như các phần mềm dạy học nói chung đều khai thác thế mạnh của máy vi tính và cần nhận định rõ những khả năng ấy sẽ hỗ trợ giải quyết vấn đề gì trong quá trình dạy học.

Website hỗ trợ hoạt động tự học chương “Mắt và các dụng cụ quang” được xây dựng đáp ứng các yếu tố sau:

-Vận dụng những thành quả công nghệ hiện nay hỗ trợ cho quá trình tự học của học sinh.

Được xây dựng bằng phần mềm Joomla và các phần mềm hỗ trợ khác như photoshop, arobat flash, …Website hỗ trợ hoạt động tự học chương “ Mắt và các dụng cụ quang” đã phát huy thế mạnh của nó trong quá trình dạy học.

- Trang chủ: Đây là trang đầu tiên người sử dụng nhìn thấy khi truy cập vào Website tự học vật lý. Trong giao diện trang chủ chia thành các phần: menu dọc, menu ngang chứa các mục liên kết đến các site tài nguyên trong website. Từ trang chủ, người sử dụng có thể đến các tài nguyên trong website bằng cách nhấp trái

chuột vào mục nào cần sử dụng.

Hình 2.1 Trang chủ Website tự học vật lý

- Giới thiệu: Trang này giới thiệu mục đích và tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học. Đặc biệt là lợi ích của trang web này mang lại. Nhất là kết quả của việc hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh.

Hình 2.2 Trang giới thiệu

- Cơ sở vật lý: Nội dung trang cơ sở vật lý cung cấp các kiến thức liên quan đến chương “Mắt và các dụng cụ quang”. Nội dung được trình bày một cách khoa học, logic, chi tiết đi sâu vào bản chất vấn đề, có phần đi sâu hơn kiến thức trong SGK. Đây là tài liệu kiến thức khoa học dành cho giáo viên tham khảo và đối

chiếu với kiến thức trong sách giáo khoa.

Hình 2.3 Trang cơ sở vật lý

Để sử dụng trang này, người truy cập nhấp trái chuột vào “Cơ sở vật lý”. Tại trang này người sử dụng có thể chọn nội dung kiến thức cần xem.

- Bài giảng điện tử: Trang này gồm những bài giảng điện tử định dạng flash, giáo viên có thể truy cập vào để tham khảo, học sinh có thể truy cập và xem lại kiến thức bài giảng trên lớp để nắm vững kiến thức hơn. Trong bài giảng người truy cập có thể xem các thí nghiệm mô phỏng một cách trực quan, dễ hình dung, dễ hiểu… Ngoài ra, trang này giáo viên có thể sử dụng để giảng dạy trên lớp, hướng dẫn học sinh học trực tiếp trên máy tính hoặc có thể dung máy chiếu lên bảng. Để truy cập vào trang này người sử dụng nhấp trái chuột vào “Bài giảng điện tử” sau đó chọn bài học cần xem.

- Trang phiếu học tập: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải dùng phiếu học tập để cho học sinh thảo luận, khảo bài và cũng cố kiến thức. Để tiết kiệm thời gian in ấn, phôtô và phát phiếu học tập, trang “phiếu học tập” sẽ cung cấp cho người học các phiếu học tập sát với nội dung bài học. Giáo viên cần dung phiếu nào thì hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời phiếu đó. HS có thể mở phiếu ra một cách nhanh chóng trên máy tính của mình hoặc giáo viên chiếu trên bảng. Để vào trang này người sử dụng nhấp trái chuột vào “Thư viện” sau đó chọn “Phiếu học tập”, chọn bài học và chọn số phiếu cần trả lời.

Hình 2.5 Trang phiếu học tập

- Trang ôn tập: Trang này tóm lược toàn bộ kiến thức đã học trong chương đã học nhằm cũng cố kiến thức cho học sinh. Phần bài tập trắc nghiệm bao quát kiến thức chương trình giúp học sinh hiểu sâu hơn, rộng hơn các kiến thức đã học, phục vụ cho bài kiểm tra tốt hơn. Để truy cập trang này người sử dụng nhấp chuột trái vào mục “Thư viện” sau đó chọn “ôn tập” và chọn mục cần xem.

Hình 2.6 Trang ôn tập

- Trang kiểm tra: Sau một thời gian học tập, để kiểm tra kết quả học tập, người sử dụng có thể vào trang kiểm tra và chọn bài kiểm tra 15 phút hay 45 phút tùy ý. Nếu trên lớp học thì giáo viên sẽ chỉ định làm bài nào theo tiến độ dạy học. Khi vào đề kiểm tra thì từng câu một sẽ hiện ra, người sử dụng làm xong câu này thì qua câu khác, hết số câu thì xem điểm được ngay. Người sử dụng không thể sửa đáp án. Muốn làm lại thì phải làm từ đầu. Để vào trang này, người sử dụng phải đăng ký tài khoản và phải đăng nhập. Sau khi “đăng nhập” vào mục “thư viện” chọn “kiểm tra”, tiếp theo chọn đề cần kiểm tra. Khi chọn đáp án xong thì nhấp chuột trái vào “save”, nếu bỏ qua câu đó thì nhấp trái chuột “Skip”, nếu cần máy tính để tính toán thì nhấp trái chuột vào “Calculator”. Sau khi kiểm tra xong HS không biết điểm, giáo viên sẽ mở xem điểm và công bố sau.

Hình 2.7 Trang kiểm tra

- Trang từ điển vật lý: cung cấp nghĩa của các từ dùng trong chương này, những từ người xem không hiểu có thể vào trang này xem. Nghĩa của các từ được tham khảo từ sách “Từ điển vật lý phổ thông” – Nguyễn Trọng Bái-Vũ Thanh Khiết, nhà xuất bản giáo dục. Người sử dụng có thể nhấp trái chuột vào “Từ điển

vật lý” và tìm từ cần xem.

Hình 2.8 Trang từ điển vật lý

- Trang công nghệ - đời sống: Trang này cung cấp cho người sử dụng một số thành quả phát triển công nghệ được ứng dụng thiết thực trong cuộc sống. Người sử dụng có thể tham khảo, nắm bắt sự phát triển khoa học một cách kịp thời, đóng góp thêm chút ít vào sự hiểu biết bao la của người sử dụng. Để truy cập vào trang này người sử dụng nhấp trái chuột vào “công nghệ - đời sống” và chọn nội dung cần xem.

Hình 2.9 Trang công nghệ - đời sống

- Trang giải trí: Gồm hai site con là “vật lý vui” và “Video clip, truyện cười” . Người sử dụng sẽ có được những kiến thức vật lý thú vị, những hiện tượng

kỳ lạ và còn được giải trí thông qua các video clip hài, truyện cười. Người sử dụng có thể đọc để thư giãn và hiểu thêm nhiều điều về vật lý. Để vào trang này người sử dụng nhấp trái chuột vào mục “Giải trí” và có thể chọn “vật lý vui” hoặc “video

clip ,truyện cười” rồi chọn nội dung cần xem.

Hình 2.10 Trang vật lý vui

Hình 2.11 Trang video clip, truyện cười

- Trang Bác học – phát minh: Trang này giới thiệu với các bạn một số nhà Bác học nổi tiếng trên thế giới và những phát minh của họ. Đến với trang này các bạn có thể hiểu thêm về những thành tựu, sự cống hiến của họ cho nhân loại nói chung và ngành vật lý nói riêng. Từ đó học sinh có thái độ nghiêm túc hơn trong

quá trình học tập và nghiên cứu. Để vào trang này, người xem nhấp trái chuột vào “Bác học – phát minh”.

Hình 2.12 Bác học và phát minh.

-Trang download: Trang này sẽ cung cấp cho người sử dụng một số tài liệu như bài giảng điện tử, bài giảng flash, video clip, hình ảnh. Mọi người có thể tải về khi cần dùng. Để download người sử dụng phải đăng nhập, sau khi đăng nhập nhấp trái chuột vào “download” và tải gì cần thiết.

Hình 2.13 Trang download

- Trang liên hệ: là trang có chứa tên, số điện thoại và địa chỉ mail của tác giả. Người học có thể liên hệ khi cần thiết.

Hình 2.14 Trang liên hệ

- Hướng dẫn sử dụng: Người sử dụng nên đăng ký tài khoản và có thể sử dụng tất cả tài nguyên trong website này nếu cần thiết. Sau khi có tài khoản, người sử dụng có thể đăng nhập, nhập tên tài khoản và mật khẩu, sau đó nhấp chuột vào “đăng nhập”.

Hình 2.15 Trang hướng dẫn sử dụng

- Hướng dẫn đăng ký: Để đăng ký tài khoản, người sử dụng có thể nhấp chuột vào nút “đăng ký” sau đó điền tất cả thông tin theo yêu cầu và nhấp vào Register.

Hình 2.16 Hướng dẫn đăng ký

Ngoài ra, người sử dụng có thể vào mục “Liên kết Web” để đến các trang web thường dùng như: ĐH Vinh, ĐH Sài Gòn, Bách khoa toàn thư mở, Vật lý sư phạm, Trường TCN Tôn Đức Thắng, Thư viện vật lý, …Và người sử dụng có thể

tìm kiếm nhanh bằng nút “tìm kiếm”, cũng có thể xem thời tiết các vùng.

2.2.2. Hình thức triển khai website trong dạy học vật lý ở trường phổ thông

Để đưa Website dạy học hỗ trợ việc tự học của học sinh chương “Mắt và các dụng cụ quang” dựa trên mã nguồn mở Joomla vào sử dụng cần chuyển bị một số công việc sau:

- Đăng ký một host free. - Cài đặt website host free.

- Cài đặt một số phần mềm khác như: powerpoint, macromedia flash, window media player, gom player, FLV player, trình duyệt web firefox cho phòng máy ở trường. Kết nối projector với máy vi tính và máy chiếu…

2.3 Xây dựng tiến trình dạy học có sự hỗ trợ của website nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh.

TIẾT 1. LĂNG KÍNH I. MỤC TIÊU

- Nêu được cấu tạo của lăng kính.

- Trình bày được hai tác dụng của lăng kính: + Tán sắc chùm ánh sáng trắng.

+ Làm lệch về phía đáy một chùm sáng đơn sắc. - Viết được các công thức về lăng kính và vận dụng được. - Nêu được công dụng của lăng kính.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: - Các dụng cụ để làm thí nghiệm tại lớp.

- Các tranh, ảnh về quang phổ, máy quang phổ, máy ảnh. - Phòng máy vi tính kết nối internet.

Học sinh: Ôn lại sự khúc xạ và phản xạ toàn phần.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động 1 (5 phút): Giới thiệu chương trình trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, hướng dẫn học sinh tự học trên website

http://www.tuhocvatlybp.vnc24h.com.

Hoạt động2 (5 phút) : Tìm hiểu cấu tạo lăng kính.

- Hướng dẫn học sinh xem flash

- Hướng dẫn học sinh xem các đoạn flash minh họa ánh sáng đi qua lăng kính.

HS giải quyết các vấn đề:

-Lăng kính là gì ?

-Cấu tạo lăng kính như thế nào ?

-Đặc trưng của một lăng kính là gì ?

I. Cấu tạo lăng kính

Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng lăng trụ tam giác.

Một lăng kính được đặc trưng bởi:

+ Góc chiết quang A; + Chiết suất n.

Hoạt động 3 (10 phút) : Tìm hiểu đường đi của tia sáng qua lăng kính.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cơ bản

.-Hướng dẫn học sinh tiếp tục xem bài giảng flash .

-Yêu cầu học sinh xem kỹ đường truyền của tia sáng qua lăng kính trong flash.

HS trả lời câu hỏi: -Tác dụng của lăng kính đối với ánh sáng trắng như thế nào ?

HS xem kỹ đường truyền của tia sáng qua lăng kính và trả lời câu hỏi: tia sáng đi như thế nào khi qua lăng kính ?

II. Đường đi của tia sáng qua lăng kính

1. Tác dụng tán sắc ánh sáng trắng

Chùm ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính sẽ bị phân tích thành nhiều chùm sáng đơn sắc khác nhau.

Đó là sự tán sắc ánh sáng.

2. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính

Chiếu đến mặt bên của lăng kính một chùm sáng hẹp đơn sắc SI.

+ Tại I: tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến, nghĩa là lệch về phía đáy của lăng kính.

+ Tại J: tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến, tức là cũng lệch về phía đáy của lăng kính.

kính thì tia ló bao giờ cũng lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới.

Góc tạo bởi tia ló và tia tới gọi là góc lệch D của tia sáng khi truyền qua lăng kính.

Hoạt động 4 (10 phút) : Tìm hiểu các công thức của lăng kính.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cơ bản

Hướng dẫn học sinh chứng minh các công thức của lăng kính.

Chứng minh các công thức của lăng kính.

III. Các công thức của lăng kính

sini1 = nsinr1; A = r1 + r2

sini2 = nsinr2; D = i1 + i2 – A .

Hoạt động5 (10 phút) : Tìm hiểu công dụng của lăng kính.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cơ bản

Hướng dẫn học sinh xem tiếp bài giảng điện tử và yêu cầu HS nêu công dụng của lăng kính.

Giới thiệu máy quang phổ.

Giới thiệu cấu tạo và hoạt động củalăng kính phản xạ toàn phần.

HS xem bài giảng điện tử,

Trả lời câu hỏi của GV

Ghi nhận cấu tạo và hoạt động của máy quang phổ.

Ghi nhận cấu tạo và hoạt động của lăng kính phản xạ toàn phần.

IV. Công dụng của lăng kính Lăng kính có nhiều ứng dụng trong khoa học và kỹ thuật. 1. Máy quang phổ Lăng kính là bộ phận chính của máy quang phổ.

Máy quang phổ phân tích ánh sáng từ nguồn phát ra

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tự học của học sinh trong dạy học chương mắt và các dụng cụ quang lơp 11 THPT với sự hỗ trợ của website luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w