Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tự học của học sinh trong dạy học chương mắt và các dụng cụ quang lơp 11 THPT với sự hỗ trợ của website luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 65)

8. Cấu trúc nội dung

3.3.Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm sư phạm

- Một số bài dạy trong chương “Mắt và các dụng cụ quang” lớp 11 THPT có sử dụng website.

- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong học kỳ II năm học 2011 – 2012 ở hai lớp 11 ( 11A và 11B) chương trình chuẩn ở trường trung cấp nghề Tôn Đức Thắng tỉnh Bình Phước.

- Để TNSP đạt hiệu quả và có tính khách quan, chính xác thì phải lựa chọn các lớp phải có sĩ số gần bằng nhau, có điều kiện tổ chức dạy học và trình độ là tương đương nhau ( dựa vào kết quả học tập năm trước).

- Các lớp được lựa chọn vào lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhau sau: Trường TCN Tôn Đức Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Thắng

Lớp 11 11B 11A

Sĩ số 40 42

Bảng 3.1. Bố trí lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Giáo viên dạy ở hai lớp trên là cùng một người.

3.2.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm

- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường trung cấp nghề Tôn Đức Thắng tỉnh Bình Phước.

- Tổ chức dạy học một số bài trong chương “ Mắt và các dụng cụ quang” chương trình chuẩn THPT cho các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Đối với lớp thực nghiệm: GV dạy học sử dụng trang Web để hỗ trợ thông qua các bài giảng điện tử, kết hợp với phương tiện dạy học truyền thống như bảng đen, sách giáo khoa, … cũng cố giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh, yêu cầu khai thác các site trong website.

- Đối với lớp đối chứng: GV dạy học bằng phương pháp truyền thống, giáo viên sử dụng thí nghiệm (nếu có), các tiết dạy được tiến hành theo đúng tiến trình của Bộ giáo dục và đào tạo.

- Giáo viên cho cả hai lớp làm bài kiểm tra (một bài 15 phút và một bài 45 phút) với nội dung và mức độ khó như nhau.

- Xử lý số liệu, so sánh đối chiếu kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm3.4.1 Quan sát giờ học 3.4.1 Quan sát giờ học

Tất cả các bài học thực nghiệm đều được quan sát và ghi chép cụ thể về hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh theo các nội dung sau:

- Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

- Tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh tham gia xây dựng bài mới. - Kết quả lĩnh hội của học sinh đạt được trong hoạt động học của học sinh và hoạt động dạy của giáo viên thông qua phiếu học tập.

3.4.2 Bài kiểm tra

- Sau khi thực nghiệm sư phạm thì tổ chức kiểm tra hai lớp thực nghiệm và đối chứng bằng 2 bài kiểm tra ( 1 bài 15 phút và 1 bài 45 phút) nhằm:

- Đánh giá nhận thức của học sinh đối với các kiến thức ở chương “Mắt và các dụng cụ quang”.

- Đánh giá khả năng tiếp thu bài giảng, khả năng hiểu và vận dụng kiến thức chương “Mắt và các dụng cụ quang”.

- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức tự học trên website của lớp thực nghiệm vào làm bài kiểm tra.

- Đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập. - Phát hiện những sai lầm phổ biến của học sinh để kịp thời sửa chữa. - Thu thập ý kiến của học sinh ở lớp thực nghiệm về việc sử dụng website hỗ trợ hoạt động tự học trong dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang”.

3.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm3.5.1 Kết quả định tính 3.5.1 Kết quả định tính

- Website hỗ trợ hoạt động tự học có tách dụng tích cực nâng cao năng lực, tính hứng thú tự học của học sinh. Với các site bài giảng điện tử, ôn tập, kiểm tra trắc nghiệm, rèn luyện cho học sinh vận dụng các kiến thức để giải quyết các yêu cầu mục tiêu bài học. Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm trên máy vi tính giúp học sinh tự học, tự kiểm tra kiến thức của mình, phát huy năng lực tự học của học sinh.

- Website hỗ trợ hoạt động tự học có vai trò quan trong trong việc tạo ra môi trường tương tác tích cực giữa học sinh và giáo viên. Tạo thuận lợi cho học sinh tự học mọi lúc mọi nơi, cũng cố và phát huy năng lực tự học của học sinh.

- Với website hỗ trợ hoạt động tự học bằng mã nguồn mở đã góp phần nâng cao năng lực tự học của học sinh trong quá trình học tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.2 Kết quả định lượng

Qua các bài kiểm tra, chúng tôi thống kê, tính toán và thu được như sau:

Bảng 3.2. Thống kê điểm số (Xi) các bài kiểm tra

Lớp Sĩ số

Số bài kiểm tra

Số bài kiểm tra đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 84 0 2 6 15 24 19 10 4 4 0

TN 40 80 0 0 5 8 15 20 17 8 5 2

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất

Lớp Sĩ số

Số bài KT

Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân phối tần suất của hai lớp.

Đồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân phối tần số lũy tích % của hai nhóm

Đồ thị 3.2. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích % của hai nhóm

Lớp Sĩ số

Số bài KT

Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi trở xuống

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 84 0.0 2.38 9.52 27.38 55.95 78.57 90.48 95.24 100 100.0

Bảng 3.5.Bảng phân loại theo học lực Lớp Số học sinh Số % học sinh Kém (0-3.4) Yếu (3.5-4.9) TB (5.0-6.4) Khá (6.5-7.9) Giỏi (8.0-10) ĐC 11A 42 4.76 33.33 47.62 9.52 4.76 TN 11B 40 0.0 19.05 42.86 21.43 11.9

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân loại học lực của hai nhóm

Các tham số tính toán cụ thể

- Giá trị trung bình cộng là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được tính theo công thức:

( f: số học sinh đạt điểm , còn là điểm số và n là số học sinh tham gia bài kiểm tra )

- Độ lệch chuẩn cho biết độ phân tán quanh giá trị trung bình được tính

theo công thức , càng nhỏ tức là số liệu càng ít phân tán. - Hệ số biến thiên: là tỉ số giữa độ lệch chuẩn và giá trị trung bình của dãy điểm số. Công thức: , cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu.

- Sai số tiêu chuẩn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các tham số Lớp Số HS Số bài KT C(%) ĐC 42 84 5.42 1.11 1.05 19.37 5.42 0.025 TN 40 80 6.16 1.07 1.03 16.72 6.16 0.025 Dựa vào các tham số đã tính toán ở trên, đặc biệt từ bảng tham số thống kê ( bảng 3.6), đồ thị phân phối tần suất và phân phối lũy tích có thể rút ra kết luận sơ bộ như sau:

- Điểm trung bình của bài kiểm tra của học sinh ở lớp thực nghiệm (6.16) cao hơn so với điểm trung bình của học sinh ở lớp đối chứng (5.42).

- Đường lũy tích ứng với lớp thực nghiệm nằm bên phải và ở phía dưới đường lũy tích lớp đối chứng.

- Tỉ lệ học sinh đạt yếu, kém của nhóm thực nghiệm giảm rất nhiều so với lớp đối chứng. Ngược lại, tỉ lệ học sinh đạt khá, giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng ( bảng 3.5).

Vậy, kết quả học tập của lớp TN cao hơn kết quả học tập của lớp đối chứng. Tuy nhiên, kết quả trên đây có thể do ngẫu nhiên mà có. Vì vậy, để có độ tin cao hơn chúng tôi dùng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê được trình bày dưới đây.

Giả thuyết H0: sự khác nhau giữa ĐC và TN là không thực chất, là do ngẫu nhiên mà có.

Giả thuyết H1: Điểm trung bình TN > ĐC là thực chất, là do tác động của phương pháp mới mà có, chứ không phải do ngẫu nhiên.

Để kiểm định giả thuyết, chúng tôi tiến hành xác định đại lượng kiểm định t theo

công thức: = 3.07 với =1.09

Chọn mức ý nghĩa là α = 0.05 Với độ tự do N = nĐC + nTN – 2 = 80

Tra bảng Laplat ta tìm được giá trị tới hạn là

Vậy, rõ ràng nên giả thuyết H0 bị bác bỏ và giả thuyết H1 được chấp nhận. Điều này chứng tỏ là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Nghĩa là việc dạy học với sự hỗ trợ của Website là hiệu quả hơn.

Như vậy, việc xây dựng và sử dụng website hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh trong dạy học ở trường THPT đã góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao năng lực tự học, tăng tính tích cực, tự lực trong hoạt động nhận thức và nâng cao chất lượng học tập môn vật lý.

Kết luận chương III

Từ việc phân tích số liệu, từ biểu đồ, đồ thị và bảng kết quả các tham số đặc trưng mẫu chúng tôi nhận thấy:

-Với website hỗ trợ cho việc tự học đã góp phần làm cho tiết học trở nên sinh động hơn, hiệu quả hơn, các em tích cực chủ động phát biểu ý kiến, tham gia xây dựng bài. Với sự hỗ trợ của website tự học đã hình thành cho các em thói quen tự học, tự tìm tòi kiến thức, lĩnh hội tri thức mới để phục vụ cho học tập và cho cuộc sống, từ đó góp phần nâng cao năng lực sử dụng máy vi tính và khai thác mạng internet phục vụ trong học tập.

-Website là nguồn tư liệu quý giá hỗ trợ việc dạy học, là nơi giáo viên có thể chia sẽ các tài liệu giảng dạy với nhau, rút ngắn thới gian giáo viên soan bài giảng mới. website cũng là kênh trao đổi thông tin giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo viên và giáo viên có thể trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng bài giảng.

-Tuy nhiên, thời gian có hạn nên Website chưa được đầy đủ và phong phú. Nên muốn đạt được yêu cầu chất lượng và hỗ trợ đắc lực hơn cho người học thì đòi hỏi phải bổ sung các dữ liệu vào các thư viện như: tranh ảnh, mô hình thí nghiệm, ngân hang đề thi, bài tập,…

-Để các giờ học có sự hỗ trợ của Website đạt hiệu quả cao, lôi cuốn sự chú ý, tự lực tìm tòi giải quyết vấn đề hoặc tham gia thảo luận giải quyết vấn đề đòi hỏi giáo viên phải có năng lực sư phạm cũng như sự đầu tư về thời gian, sự chuẩn bị công phu,sự khéo léo điều khiển tiến trình dạy học một cách khoa học.

-Từ kết quả thống kê điểm số các bài kiểm tra của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm cho thấy kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn kết quả học tập của lớp đối chứng. Sau khi kiểm định giả thuyết thống kê, có thể kết luận học sinh ở lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức đã truyền thụ hơn so với học sinh ở lớp đối chứng. Nghĩa là việc dạy học có sự hỗ trợ của Website hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh đã nâng cao được chất lượng dạy học và nâng cao khả năng tự học của học sinh.

Tóm lại, xây dựng và sử dụng website hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh ở trường phổ thông đã góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn vật lý. Đồng thời cũng góp phần đổi mới phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông.

Qua quá trình triển khai và thử nghiệm đề tài, căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, theo chúng tôi đề tài đã đạt được một số kết quả sau:

- Website xây dựng được đã đạt được những mục đích cụ thể nhằm mô phỏng, minh họa các hiện tượng, quá trình vật lý, hỗ trợ giáo viên khi giảng, giúp học sinh tự ôn tập, tổng kết, tiếp nhận kiến thức mới của phần quang hình lớp 11 THPT.

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc sử dụng máy vi tính với website dạy học làm phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng của quá trình dạy học, bước đầu khẳng định tính tích cực của việc sử dụng website làm phương tiện dạy học.

- Website dạy học với nguồn thông tin mở rộng giúp học sinh tiếp cận nguồn tri thức bên ngoài sách giáo khoa, hình thành ý thức tự khai thác và sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động tự học của học sinh.

- Khi sử dụng website một cách hợp lý sẽ giúp nâng cao hứng thú học tập của học sinh, tạo cho học sinh động cơ học tập tích cực, tự lực, duy trì sự tập trung của học sinh đối với bài giảng. Vì vậy, việc sử dụng website hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh giúp giáo viên truyền thụ tri thức một cách dễ dàng hơn, học sinh lĩnh hội tri thức tốt hơn, khả năng vận dụng kiến thức giải quyết các hiện tượng, tình huống cụ thể là tốt hơn. Việc sử dụng website vào dạy học vật lý đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ở trường THPT.

- Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng website hỗ trợ hoạt động tự học đã khơi dậy hứng thú, hình thành kỹ năng tự học, tự tìm kiến thức và lĩnh hội kiến thức. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phù hợp với nhu cầu hiện nay của ngành giáo dục và phù hợp với nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh.

- Khả năng hỗ trợ dạy học của Website là rất phong phú và đa dạng, có thể đạt được những kết quả to lớn trong hoạt động tự học của học sinh. Máy vi tính với website dạy học đã làm hiện đại hóa phương tiện dạy học, hiện đại hóa phương pháp dạy học và cải tiến hình thức lên lớp kiểu truyền thống.

- Để ứng dụng website hỗ trợ dạy học đạt hiệu quả cao cần trang bị kiến thức tin học cho giáo viên và học sinh. Trang bị đầy đủ máy vi tính, máy chiếu, mạng internet…

- Khuyến khích giáo viên giảng dạy sử dụng các phương tiện hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hướng phát triển của đề tài:

- Khắc phục những hạn chế của website đã xây dựng.

- Hoàn thiện và bổ sung tư liệu cho website ngày càng đầy đủ và phong phú hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên.

[2] Lương Duyên Bình – Vũ Quang (đồng chủ biên)(2007), Bài tập vật lý 11. Nhà xuất bản giáo dục.

[3] Bộ giáo dục (2007), Sách giáo khoa vật lí 11. Nhà xuất bản giáo dục. [4] Bộ giáo dục (2009), Sách giáo viên vật lí 11. Nhà suất bản giáo dục. [5] Trần Hữu Cát (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học vật lí. ĐH Vinh. [6] Phạm Kim Chung (2001), Xây dựng và sử dụng trang Web hỗ trợ dạy và học Vật lý ở trường THPT chương Dao động cơ học Vật lý 12. ĐH SP Hà Nội.

[7] Trịnh Đức Đạt (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb KH và KT, Hà Nội.

[8] Đỗ Mạnh Hùng (1994), Thống kê toán học trong giáo dục, Bài giảng cho học viên cao hoc. ĐHSP Vinh.

[9] Hà Văn Hùng (1995), Các phương tiện dạy học vật lý. ĐHSP Vinh.

[10] Phó Đức Hoan (1993), Phương pháp giảng dạy vật lý ở trường THPT. Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

[11] Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế, Nguyễn Đức Thâm (2002), Phương pháp dạy học vật lý ở phổ thông, Nhà xuất bản Đại học quốc gia

[12] Nguyễn Quang Lạc (1995), Lý luận dạy học hiện đại ở trường THPT. ĐH sư phạm Vinh.

[13] Nguyễn Quang Lạc – Mai Văn Trinh (2002,Máy tính làm phương tiện dạy học. ĐH Vinh.

[14] Vũ Thị Phát Minh – Châu Văn Tạo (2007),Giải bài tập vật lý 11. Nhà xuất bản Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2007.

[15] Phạm Long Kiến (2011), Xây dựng và sử dụng website hỗ trợ hoạt động tự

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tự học của học sinh trong dạy học chương mắt và các dụng cụ quang lơp 11 THPT với sự hỗ trợ của website luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 65)