thuật Truyện Kiều khi Nguyễn Du diễn tả mối tình Kim Kiều.–
Thể hiện tâm trạng các nhân vật Kim Trọng và Thuý Kiều bằng bút pháp “tả cảnh ngụ tình” Nguyễn Du đã sử dụng 20 đoạn thơ (trong đó tả tình Thuý Kiều 16 đoạn và tả tình Kim Trọng 4 đoạn). Sở dĩ tác giả sử dụng cảnh để tả tình đối với nhân vật Thuý Kiều nhiều hơn vì đây là nhân vật chính trong truyện, là nhân vật trung tâm trên phơng diện tình yêu. Tuy nhiều, ít khác nhau, nhng tác giả đã tả cảnh để ngụ tình rất sinh động, xúc động và ngôn ngữ trong các đoạn thơ đó là ngôn ngữ tình yêu. Những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình Nguyễn Du dành cho hai nhân vật Kim Trọng - Thuý Kiều đã góp phần tăng thêm vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, trong sáng của mối tình này, qua đó Nguyễn Du rất đồng tình, ủng hộ mối tình Kim – Kiều, mối tình đẹp nhất trong Truyện Kiều.
Nh vậy mối quan hệ giữa cảnh và tình trong Truyện Kiều hết sức khăng khít và hữu ích, so với “Kim Vân Kiều truyện” – mối quan hệ này ít đợc chú ý thì Nguyễn Du ngợc lại rất chú ý và đã phát huy vai trò của mối quan hệ này rất xuất sắc.
Có nhiều đoạn thơ thể hiện mối quan hệ giữa cảnh và tình không chỉ tạo nên chất thơ của Truyện Kiều rất lớn mà có giá trị miêu tả tâm trạng nhân vật rất lớn.
Nói về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong mối tình Kim – Kiều và thái độ của Nguyễn Du đối với mối tình này đã có nhiều lời bàn rất đẹp, rất hay, rất sâu sắc. Trong số đó có bài thơ “Đêm ấy đêm này” của Giáo s Lê Trí Viễn:
Đêm Thuý Kiều sang nhà Kim Trọng
“
Nguyễn Du tắt bớt trăng và vặn thấp ngọn đèn Anh đến với em đêm thần tiên ấy
Trăng với đèn chếng choáng hơi men”
kết luận
1. Tả cảnh ngụ tình là một thủ pháp quen thuộc trong văn học trung đại, đặc biệt là trong thơ ca phơng Đông. Tuy nhiên, ý thức về nó nh một thủ pháp đặc thù, hữu hiệu thì không phải nhà thơ nào cũng có. Với Nguyễn Du “tả cảnh ngụ tình” thực sự trở thành một thủ pháp cơ bản trong lối biểu hiện dòng cảm xúc suy t và tâm trạng con ngời. Mối quan hệ giữa cảnh và tình qua nghệ thuật thể hiện tâm lý các nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt đến trình độ mẫu mực.
2. Vận dụng mối quan hệ này trong sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã học tập từ hai nguồn: nguồn thơ ca dân gian Việt Nam và nguồn thơ ca bác học Trung Quốc (nhất là trong Kinh Thi và trong thơ Đờng có rất nhiều bài thơ “tả cảnh ngụ tình” để diễn tả tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng). Trong Kinh Thi có “đào hoa”, “quan th”; Trong thơ Đờng, Nguyễn Du đã sử dụng tứ thơ của Thôi Hộ qua câu thơ “đào hoa y cựu tiếu đông phong”, còn trong văn học dân gian Việt Nam cũng có nhiều bài ca dao bằng nghệ thuật kết hợp “phú, tỷ, hứng” để diễn đạt những cung bậc, bớc đi của tình yêu.
3. Cảnh (thiên nhiên) trong Truyện Kiều thật là phong phú và đa dạng: vừa là thiên nhiên nội cảm, cảnh vật và con ngời tơng ứng, thống nhất, vừa là
thiên nhiên khách thể cảnh và tình đối ứng, thiên nhiên góp phần đắc lực việc diễn tả tâm trạng các nhân vật Kim Trọng và Truyện Kiều.
4. Vì nghiên cứu một tác gia lớn nh Nguyễn Du, mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng, song trong quá trình nghiên cứu vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Hơn nữa trong mọt thời gian hạn hẹp cùng với việc hạn chế về đối t- ợng, phạm vi khảo sát nên chúng tôi mới chỉ nghiên cứu ở mức độ sơ khai đối với một thế giới nghệ thuật phong phú và đa dạng của Nguyễn Du. Bởi vậy với những gì đã trình bày, hy vọng đây là sự khai mở cho một vấn đề có sức hấp dẫn đặc biệt đối với những công trình nghiên cứu lớn hơn về Nguyễn Du sau này.
Tài liệu tham khảo
1. Đào Duy Anh, “Từ điển Truyện Kiều” Nxb KHXH, Hà Nội 1974. 2. Nguyễn Thạch Giang “Truyện Kiều Nguyễn Du – ” Nxb hà Nội, 1999. 3. Đặng Thanh Lê “Giảng văn Truyện Kiều”, Nxb Giáo dục Hà Nội 2001. 4. Đặng Thanh Lê “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX”, Nxb KHXH, 1990.
5. Nguyễn Lộc “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1997.
6. Nhiều tác giả, “Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm”, Nxb Giáo dục Hà Nội 1998.
7. Nhiều tác giả, “Giảng văn văn học Việt Nam” Nxb GD, Hà Nội 1998. 8. Đinh Gia Khánh (Chủ biên), “Văn học Việt Nam thế kỷ X nửa đầu thế kỷ XVIII”, Nxb Giáo dục 1991.
9. Phan Ngọc, “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyên Kiều”
Nxb Thanh niên, Hà Nội 2001.
10. Trần Đình Sử, “Thi pháp Truyện Kiều”, Nxb Giáo dục 2002.
11. Trần Đình Sử, “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam”, Nxb Đại học Quốc gia, hà Nội, 1999.
12. Phạm Đan Quế “Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chơng Truyện Kiều”, Nxb Giáo dục, 2001.
13. Trơng Xuân Tiếu, “Bình giải 10 đoạn trích trong Truyện Kiều”, Nxb Giáo dục 2001.
14. Trần Đình Sử, “Đọc văn, học văn” Nxb Giáo dục 2003.
15. Phê bình, bình luận văn học “Nguyễn Du” tập I Nxb văn nghệ TP Hồ Chí Minh.
16. Phê bình, bình luận văn học “Nguyễn Du” tập II Nxb văn nghệ TP Hồ Chí Minh. mục lục Trang Phần mở Đầu 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Lịch sử vấn đề 3
4. Phơng pháp nghiên cứu 6
5. Phạm vi nghiên cứu 6
6. Bố cục khoá luận 7
Phần nội dung 8
Chơng I: Mối quan hệ giữa cảnh và tình một đặc tr– ng thi pháp nghệ
thuật trong văn học Việt Nam trung đại 8
1.1. Cảnh (thiên nhiên) là một đối tợng miêu tả của văn học Việt Nam
trung đại 8
1.2. Trong thơ và nhất là trong truyện thơ trung đại Việt Nam có các nhà thơ thờng tả cảnh ngụ tình (bút pháp tả cảnh ngụ tình) 10 1.3. Mối quan hệ giữa cảnh và tình trong văn học Việt Nam trung đại là khăng khít gắn bó; Cảnh là phơng tiện để bộc lộ tình 12 1.4. Một số tác phẩm văn học Việt Nam trung đại rất chú ý thể hiện mối quan hệ giữa cảnh và tình: “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, truyện “Hoa Tiên” của Nguyễn Huy Tự, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
15
Chơng II: Mối quan hệ giữa Cảnh và tình trong Truyện“ ” “ ” “
Kiều của Nguyễn Du ” 21
2.1. Những đoạn thơ trong “Truyện Kiều” đợc Nguyễn Du diễn đạt trên mối quan hệ giữa “cảnh và tình” (liên quan đến hai nhân vật Kim Trọng 21
2.2. “Cảnh” và “tình” trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật Thuý Kiều 29 2.3. “Cảnh” và “tình” trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật Kim Trọng. 42 2.4. Mối quan hệ giữa cảnh và tình là một đặc trng thi pháp trong “Truyện Kiều” khi Nguyễn Du diễn tả mối tình Kim –Kiều 48
Phần Kết luận 50