- Xây dựng sơ đồ phát triển bài tập chương “Hạt nhân nguyên
c. Bài học bài tâ ̣p vâ ̣t lý theo lý thuyết phát triển bài tâ ̣p
2.1.2. Mục tiêu của chương
Mục tiêu dạy học được trình bày trong “chuẩn kiến thức kỹ năng” của chương trình:
a. Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo của hạt nhân, biết kí hiệu hạt nhân và đơn vị khối lượng nguyên tử.
- Suy luận ra sự tồn tại của lực hạt nhân.
- Nêu được lực hạt nhân là gì và các đặc điểm của lực hạt nhân.
- Nêu được độ hụt khối của hạt nhân là gì và viết được công thức tính độ hụt khối.
- Nêu được năng lượng liên kết hạt nhân là gì và viết được công thức tính năng lượng liên kết hạt nhân. Nêu được năng lượng liên kết riêng là gì và hiểu được mối liên hệ giữa năng lượng liên kết riêng với tính bền vững của hạt nhân.
- Nêu được phản ứng hạt nhân là gì và phát biểu được các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân.
- Nêu được hiện tượng phóng xạ là gì, thành phần và bản chất của các tia phóng xạ. Phát biểu được định luật phóng xạ và viết được hệ thức của định luật này. Nêu được độ phóng xạ là gì, viết được công thức tính độ phóng xạ và nêu được ứng dụng của các đồng vị phóng xạ.
- Nêu được phản ứng phân hạch là gì, viết được một phương trình ví dụ về phản ứng này. Nêu được phản ứng dây chuyền là gì, các điều kiện để phản ứng này xảy ra. Nêu được các bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân.
- Nêu được phản ứng nhiệt hạch là gì và điều kiện để phản ứng này xảy ra.Nêu được ưu điểm của năng lượng do phản ứng nhiệt hạch tỏa ra.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng ôn luyện kiến thức.
- Rèn luyện kỹ năng giải thích các hiện tượng vật lý. - Phân biệt lực hạt nhân với các lực khác.
-Tính được độ hụt khối và năng lượng liên kết hạt nhân.
- Viết được một ví dụ về phương trình phản ứng hạt nhân và tính được năng lượng tỏa ra hay thu vào trong phản ứng hạt nhân.
- Vận dụng được định luật phóng xạ và khái niệm độ phóng xạ để giải được các bài tập.
- Vận dụng được các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân để giải được các bài tập.
c. Thái độ:
- Có lòng yêu thích khoa học, kích thích sự tò mò giải quyết các vấn đề của thế giới vi mô.
- Có ý thức vận dụng những hiểu biết về thế giới vi mô: Như năng lượng hạt nhân, phóng xạ vào đời sống.
2.2. Lô-gíc trình bày nội dung chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lý 12 Nâng cao
Trong chương này giới thiệu về cấu tạo của hạt nhân, sự phân rã hạt nhân và quá trình phản ứng hạt nhân để tạo thành các hạt nhân mới, ứng dụng năng lượng hạt nhân vào đời sống.
Mở đầu về cấu tạo của hạt nhân, lực hạt nhân và năng lượng tỏa ra khi các hạt nuclon liên kết để tạo thành một hạt nhân. Dựa vào năng lượng liên kết riêng để so sánh độ bền vững của một hạt nhân.
Về phóng xạ hạt nhân, đề cập quá trình phân rã một hạt nhân làm xuất hiện một nhân mới, đặc biệt là sự xuất hiện các tia phóng xạ được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Dựa vào định luật phóng xạ và độ phóng xạ để tìm khối lượng của chất xạ đã bị phân rã, có thể tìm được khối lượng của hạt nhân mới hình thành, tuổi của một cổ vật…
Về phản ứng hạt nhân, khi các hạt nhân tham gia phản ứng đã làm xuất hiện các hạt nhân mới. Thực chất phóng xạ là một trường hợp đặc biệt của phản ứng hạt nhân. Đăc biệt phản ứng hạt nhân đã tỏa ra một năng lượng rất lớn. Có hai loại phản ứng tỏa năng lượng là phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch. Ngày nay, con người đã sử dụng hiệu quả năng lượng hạt nhân và có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế. Do đó trong phần cuối của chương đã giới thiệu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nhà máy điện hạt nhân.
Phân tích nội dung dạy học chương “Hạt nhân nguyên tử” theo SGK Vật lý 12 Nâng cao hiện hành, chúng tôi xây dựng sơ đồ lô-gíc chương “Hạt nhân nguyên tử” như sau:
CẤU TRÚC LÔ-GÍC CHƯƠNG HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ Cấu tạo hạt nhân. Độ hụt khối Phóng xạ Phảnứng hạt nhân
Sơ đồ 7: Lô-gíc chương “Hạt nhân nguyên tử”