Các nghề truyền thống của dòng họ Nguyễn Tiên Điền

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ nguyễn tiên điền ở nghi xuân (hà tĩnh) cuối thế kỷ XVI đến nay (Trang 50 - 78)

B. Nội dung

2.4 Các nghề truyền thống của dòng họ Nguyễn Tiên Điền

Khi nói đến văn hoá truyền thống, không thể không nói đến văn hoá nghề. Nghề truyền thống của các dòng họ đợc lu truyền từ đời này sang đời khác, đợc con cháu tiếp thu, gìn giữ vừa là phơng tiện sinh sống vừa góp phần làm phong phú thêm văn hoá truyền thống dòng họ nói chung, văn hoá dân tộc nói riêng. Do những nét riêng của một dòng họ danh gia thế phiệt thịnh suy theo thời cuộc, nghề truyền thống của dòng họ Nguyễn Tiên Điền tiêu biểu có nghề dạy học và nghề bốc thuốc.

2.4.1. Nghề dạy học:

Con cháu dòng họ Nguyễn Tiên Điền trởng thành trong môi trờng gia giáo, đợc dạy dỗ toàn diện cả tài lẫn đức. Khi lập thân, dù làm quan đơng triều, từ chức về quê hay sống ẩn dật, nhiều ngời trong họ cũng đã từng dạy học, truyền lại những hiểu biết của mình cho thế hệ sau, đồng thời giáo huấn đạo đức làm ngời.

Trớc hết phải nói đến Nguyễn Nghiễm. Ông là một vị quan đầu triều đồng thời cũng là một nhà giáo. Nhiều học trò của ông thành đạt nh các Tiến sỹ Ngô Phúc Lâm, Hồ Sĩ Đống…

Còn Nguyễn Khản lại là thầy giáo của hai vị chúa Trịnh. Sau khi thi Hội vào tam trờng (1760) rồi nhận chức viên ngoại bộ Lại, vì nổi tiếng học giỏi, ông đợc xung chức thị giảng ở Lạng quốc phủ tức phủ của thế tử Trịnh Sâm. Năm 1765, Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm lên nối ngôi. Năm 1769, Nguyễn Khản đợc cử làm tả t giảng cùng hữu t giảng là Lý Trần Viên giảng dạy con Trịnh vơng là Trịnh Tông. Việc giảng dạy chúa lúc còn là thế tử không những đa Nguyễn Khản thăng chức Đông các đại học sỹ kiêm Tế tửu Quốc tử giám năm 1765 mà còn giúp ông thoát tội chết vì án trạng dự mu giúp Trịnh Khải chống phe Tuyên phi Đặng Thị Hụê, chỉ bị cách chức và tạm giam tại nhà riêng Châu quận công năm 1780.

Lúc Nguyễn Du làm quan ở kinh đô, trong những ngày nhàn rỗi, ông cũng dạy học trò tập làm văn bài. Nhiều văn sĩ theo ông học tập nh Trơng Đăng Quế, Nguyễn Đăng Giai...về sau trở thành những vị quan giỏi.

Nguyễn Nhng thi đỗ tứ trờng năm 1783. Khi nhà Lê mất ngôi, ông ở nhà dạy học hơn mời năm. Năm 1801, ông đợc cử ra coi việc huyện. Sang năm 1802, ông xin từ chức, lấy việc dạy học và bốc thuốc làm vui.

Những ngời khác nh Nguyễn Trọng, Nguyễn Nghi…cũng từng là thầy đồ. Ngày nay, nối nghiệp cha ông, con cháu trọng họ có rất nhiều ngời chọn ngành s phạm và là những giáo viên cấp II, cấp III đợc học sinh kính trọng, phụ huynh tin tởng.

2.4.2. Nghề bốc thuốc:

Họ Nguyễn Tiên Điền không chỉ dạy học mà còn hành nghề y. Ngời xa quan niệm rằng: “Tiến vi khanh vi tớng; thoái vi y vi s” (Tiến lên thì làm quan làm t- ớng; lui về thì làm thầy thuốc thấy đồ). Bởi vậy, nhiều ngời trong dòng họ ham thích nghiên cứu và tinh thông y thuật khi sống ẩn dật hoặc từ quan đã hành nghề y chữa bệnh cứu ngời.

Thầy thuốc họ Nguyễn vừa tài giỏi về chuyên môn vừa có y đức. Trong lời tựa sách “Nam Dơng tập yếu kinh nguyên” do Nguyễn Nhng viết có đoạn nói:

“Muốn bồi dỡng phúc dày cho con cháu và mở rộng nguồn ơn cho mọi ngời thì nên suy cái đức hiếu sinh của trời đất, đi theo con đờng làm nghề thuốc giúp dân chúng. Sống ở nơi không có lợi lộc gì nhng nh thế là vợt lên trên các bậc v- ơng hầu và thoát ra ngoài khuôn khổ của trời đất”[24].

Theo học thuyết cũ, “lơng y’’ và “lơng tớng” chỉ là một, có khác chăng là một bên chữa bệnh cứu ngời, một bên chữa bệnh cứu nớc. Theo gia phả, thuỷ tổ dòng họ là Nguyễn Nhiệm khi về sống ở Tiên Điền đã gắn bó với c dân trong làng bằng nghề bốc thuốc, chữa bệnh cứu ngời nên đợc nhân dân ở đây rất quý trọng và tôn thờ. Ông để lại tác phẩm: “Nam Dơng tập yếu kinh nguyên”. Nhiều ngời con cháu họ Nguyễn Tiên Điền cũng đã chọn và kế tiếp nhau làm lơng y nh Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Trọng, Nguyễn Nhng, Nguyễn Nghi, Nguyễn Thị Uyên, Nguyễn Cảnh....

Nguyễn Quỳnh là một thầy thuốc nổi tiếng, ngời, vừa hành nghề vừa say mê nghiên cứu sách thuốc. Ông đã viết tác phẩm: “Từ ấu chân thuyên” nói về cách đoán bệnh và chữa bệnh.

Về Nguyễn Trọng, theo nghiên cứu của ông Lê Thớc thì: “Ông sống cùng thời với Hải Thợng Lãn Ông và nổi tiếng là một lơng y có công nghiên cứu về nghề thuốc, nhất là thuốc nam”.

Nguyễn Nhng sau khi từ quan (1802) lấy việc dạy học và bốc thuốc làm vui. Nguyễn Nghi là ngời tinh thông y thuật, không thích làm quan mà ở nhà bốc thuốc chữa bệnh cứu ngời.

Về bà Nguyễn Thị Uyên, con gái Nguyễn Trừ, gia phả có chép: “Bà giỏi nghề thuốc, làm cung tần của Gia Long đợc vua yêu quý. Sau bà trở về quê mẹ ở huyện Yên Phong, Bắc Ninh và mất tại dó, thọ 49 tuổi, chú ruột là Chu kiều Nguyễn Nghi có làm văn điếu nhắc lại tài nghệ của bà về y học”[19,36].

Gia phả cũng ghi về Nguyễn Cảnh, dòng dõi Nguyễn Huyền, con thứ sáu Nguyễn Quỳnh rằng: “Ông học rộng hay thơ nhng không ra làm quan, chịu khó

su tầm các sách y học...Ông chế biến rất tài nên ngời ta thờng gọi là thuốc thánh”.

Hiện nay, nghề bốc thuốc vẫn đợc con cháu trong họ kế thừa. Tiên Điền phát triển nhất trong huyện về y học cổ truyền, trong đó thầy thuốc họ Nguyễn chiếm số lợng khá đông, nổi tiếng về kê đơn bắt mạch và một số loại thuốc gia truyền. Trong các chi phái thì chi Nguyễn Trọng chủ yếu theo nghề này với những ngời tiêu biểu nh Nguyễn Thông, Nguyễn Cẩm, Nguyễn Tiến (đã mất nhng con cháu vẫn tiếp tục hành nghề), Nguyễn Lữ, Nguyễn Điền, Nguyễn Khoả, Nguyễn Nhu, Nguyễn Đông, Nguyễn Đoài, Nguyễn Thiện, Nguyễn Tuân...c trú chủ yếu ở các xã: Tiên Điền (đội 11, 12), Xuân Giang, Xuân An đ- ợc nhân dân trong huyện tin tởng tìm đến khi cần giúp đỡ.

Chơng 3: Đóng góp của dòng họ Nguyễn Tiên Điền trong lịch sử dân tộc

Lịch sử dòng họ Nguyễn Tiên Điền từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII đến nay trải qua thời trung đại dới các triều đại quân chủ từ Lê trung hng đến Nguyễn rồi thời cận-hiện đại. Hơn 400 năm, dòng họ này cũng đã có những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp dựng nớc và giữ nớc, đáng ghi nhận và rõ nét nhất là thời trung đại, thời cận-hiện đại mờ nhạt dần và khó tìm thấy trong các nguồn sử liệu. Do vậy, ở đây chúng tôi chỉ tìm hiểu những đóng góp nổi bật của dòng họ ở thời trung đại qua một số nhân vật tiêu biểu.

3.1.Nguyễn Nghiễm:

Nguyễn Nghiễm khoa bảng rạng rỡ, hoạn lộ khá thành đạt và hanh thông, vừa giỏi văn vừa tinh võ. Gần năm thập kỷ hoạt động liên tục trên chính trờng Lê-Trịnh, dù ở kinh đô Thăng Long hay ở các trọng trấn của Đàng Ngoài, Nguyễn Nghiễm đều bộc lộ tài năng xuất chúng và những phẩm chất tốt đẹp của một viên quan yêu dân tận trung với vua. “Kể từ khi giữ chức quan văn trong triều Lê cho đến khi giữ chức Thợng th ở bộ (do vua Lê điều hành) và vừa giữ chức tham tụng (Tể tớng) trong phủ chúa Trịnh, ông đã kết hợp một cách hài hoà uy tín (dù là hu vị) của ba đời vua nhà Lê (Thuần Tông, ý Tông, Hiển Tông) với thực quyền của ba vị chúa Trịnh (Trịnh Giang, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm) để thực thi những công vụ hành chính của mình một cách thành đạt” [17,68].

ở Đàng Ngoài, từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, lụt lội mất mùa liên tiếp xảy ra, quan lại địa phơng nhũng nhiễu nhân dân, vơ vét tiền của, nạn đói kéo dài trầm trọng làm xã xã phiêu tán. Nông dân nhiều nơi đã nổi dậy cớp phá nhà giàu, khởi nghĩa bùng nổ. Sử cũ ghi: “Trộm cớp nổi lên mỗi ngày một nhiều, nhân gian náo động”. Là một quan văn đồng thời là một võ tớng, Nguyễn Nghiễm đã có những công tích nổi bật trong dẹp yên khởi nghĩa nông dân, bảo

vệ và củng cố chính quyền Lê-Trịnh. Sử cũ gọi nông dân là “giặc”. Nguyễn Nghiễm dẹp “giặc” là đi ngợc lại quyền lợi tâm nguyện ngời nông dân, nhng với t cách một viên quan của chính quyền Lê-Trịnh đứng trên lập trờng phong kiến thì đó là “trung quân” và là bổn phận, là trách nhiệm của quan tớng, là lập quân công. Dựa vào “Hoan Châu Nghi Tiên Nguyễn gia thế phả”, chúng ta có thể thấy rõ tài năng quân sự của ông.

Từ đầu năm Canh Thân, Cảnh Hng nguyên niên (1740), ông đã hợp đồng cùng quân các công hầu dẹp giặc ở Đạo Cẩm Giàng (Hải Dơng), lấy lại trấn sở Kinh Bắc, tiến đánh đồn Quế ổ của giặc, đánh đạo Đông Bắc và nhiều nơi khác.

Tháng tám ông về Nghệ An chiêu mộ binh sĩ. Cuối năm, Minh vơng đi đánh Ngân Già (Sơn Nam). Quân Nguyễn Tuyển theo đờng tắt xông vào bờ bắc sông Nhị Hà, kinh s phải giới nghiêm. Nguyễn Nghiễm đợc lệnh đem quân ứng mộ ra dàn trận ở bờ sông để bảo vệ kinh thành, giặc phải rút quân. Ông đợc thởng tiền, lại cho xã nhà làm xã Trung Nghĩa.

Tháng 3 năm 1741, dẹp yên Đông Nam đạo, ông đợc thăng chức Tham chính xứ Sơn Nam, Tế tửu Quốc Tử Giám. Tháng 1 năm 1742, ông phá sào huyệt của giặc ở Cổ Lũng nên đợc thăng chức Hữu thị lang bộ Công tớc Xuân Lĩnh hầu (1746). Tháng 8, ông dẫn binh đón đánh ở Lịch Trạch và Thịnh Mỹ, đại phá quân giặc đợc thởng 2 ngân bài.

Tháng 10, Ngụy Diên dẫn toàn quân tràn về Nông Cống và nhiều huyện khác cớp bóc, giết hại nhân dân. Ông vâng mệnh tiến đánh ở Đan Tuyền và Bình Trị. Quân lính của trấn mới giáp trận đã bỏ chạy, ông một mình cỡi voi xông vào đánh ba hiệp đều thắng cả ba, Ngụy Diên chạy thoát thân. Ông đợc thăng Hàn lâm viện thừa chỉ tớc Xuân Lĩnh bá.

Tháng 4-1748, giặc Đông là Ngụy Diên cùng giặc Bắc là Ngô Tri Xơng tràn đến các huyện Đông Thành, Quỳnh Lu, Nghĩa Đàn, Thanh Chơng (Nghệ An) cắt đứt hai vùng Hoan-Diễn. Biên thần cấp báo, ông đợc cử làm nguyên phủ đại

sứ xứ Nghệ An kiêm chức Tán lý quân vụ hội quân đánh phá đồn giặc ở Tuỳ Lăng (Đông Thành), Lãng Điền (Nghĩa Đàn), địa phơng đợc yên. Tháng 10, ông về triều đợc thăng Hữu thị lang bộ Hình.

Tháng 12 năm ấy, ở Thanh Hoa, giặc núi kéo về các huyện Thụy Nguyên, Yên Định, Nga Sơn, Tống Sơn lấy gần đến đất Lam Sơn. Nguyễn Nghiễm làm Hiệp trấn thủ xứ Thanh Hoa đem quân phá đồn giặc ở Bông Văn, Ngục Sơn, Thái Thợng, nhng khi quay trở lại thì tiền quân bị giặc chặn đờng không tiến vào trấn sở Thanh Hoa đợc. Quan Trấn thủ đánh với giặc bị thua, rút chạy khỏi trấn sở, ông đốc quân quay lại cứu viện, thu lại đợc trấn sở.

Tháng 7-1749, Ngụy Diên từ Nghệ An tràn ra hai huyện Nông Cống và Lôi Dơng rồi trấn sở Thanh Hoa, Nguyễn Nghiễm đem quân đuổi đánh, giao chiến từ đêm tới sáng, Ngụy Diên chạy trốn.

Tháng 2-1751, quan quân đánh phá đồn Ngọc Bội bắt đợc giặc Ngũ (Nguyễn Danh Phơng), ông đợc thởng hai tấm ngân bài.

Tháng 1-1752, ông tiến quân đánh Vĩnh Đồng, phá sào huyệt của giặc bắt đ- ợc tớng giặc chém đầu rồi đuổi giặc tận Hng Hoá. Do vậy, năm 1758 ông đợc thăng phó Đô ngự sử, ban cho lộc điền truyền đời làm của riêng. Tháng 3-1775, Nguyễn Nghiễm cùng Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc tiến đánh Tây Sơn Nguyễn Nhạc ở Quảng Nam. Nguyễn Nhạc thất trận chạy thẳng về Quảng Ngãi sai ngời đa th xin hiến ba phủ Quảng Ngãi, Quy Nhân và Phú Yên.

Tuy có một vài thất bại nh để lực lợng nông dân khởi nghĩa chiếm trấn lỵ Thanh Hoa năm 1750, bị giáng chức triệu hồi về kinh nhng nhìn chung trong đời binh nghiệp, Nguyễn Nghiễm đã tung hoành đánh dẹp từ bắc vào nam, lập bao chiến tích, đem lại sự bình yên cho các địa phơng cũng là bảo vệ vua Lê chúa Trịnh.

Không những là một võ tớng giỏi, Nguyễn Nghiễm còn là “một nhà chính trị mẫn cán, có đầu óc kinh bang”[23,480].

Năm 1761, ông đợc thăng thợng th bộ Công cùng thợng th bộ Binh Tả Trạch hầu coi việc chính sự. Tháng 10 tiết trời khô hạn, hai ông cùng quan sát chính sự để sửa đổi mọi việc cho hợp ý trời. Ông cũng đợc làm Tả chấp pháp cùng Hữu chấp pháp Diễn Phai hầu chấn chỉnh lại triều nghi.

Năm 1763, ông đợc thăng chức Thiếu Bảo. Vì thiên tai xảy ra nhiều và khác thờng, ông vâng mệnh cùng Việp quận công minh định việc thởng phạt, sức các ty, lựa chọn viên chức, thu vào phát ra đúng mức và cho ghi các điều ấy vào bài ngà đặt tại phòng nghị chính để thi hành.

Tháng 7-1767, ông đợc thăng thái tử Thiếu Bảo và vâng lệnh sát hạch các quan văn võ ở sân Trạch Các chọn lấy ba ngời, trong đó có Lê Quý Đôn. Tháng 9 lại khảo sát lại lấy sáu ngời. Thời gian ấy ông cũng làm Tri trung th giám, giúp các quan Tế tửu, T nghiệp hàng ngày tới nhà Thái học tập hợp học trò giảng dạy kinh sử. Cứ rằm và mồng một mỗi tháng thì tập bài, ngày đầu bốn quý thì khảo thí, y nh phép trờng thi, ai đậu cao tâu lên bổ dụng. Nhờ vậy việc học hành đợc phấn khởi thêm.

Một đóng góp đặc biệt của Nguyễn Nghiễm là ông đã xây dựng hệ thống giao thông dịch trạm ở Bắc Hà. Tháng 10-1772, thổ dân tỉnh Lạng Sơn nổi dậy chống việc tam phu chuyển độ. Nhân đó ông tâu về cách tổ chức lại việc đó, từ Nghệ An đến Lạng Sơn mỗi trạm có 10 lính trạm và một nhà trạm với hai con ngựa để chuyển công văn. Việc này góp phần thúc đẩy thông tin liên lạc nhanh và kịp thời giữa kinh đô và các trấn cũng nh giữa các trấn với nhau.

Bên cạnh đó, Nguyễn Nghiễm còn có những đóng góp xây dựng kinh tế nh khai hoang phục hoá lập đồn điền, mở các công xởng khi làm quan ở Nghệ An và Thanh Hoa. Ông cũng xin triều đình tổ chức đúc tiền đồng ở Nghệ An để tận dụng nguyên liệu và nhân công vùng này. Đồng thời, ông đôn đốc quân và dân các địa phơng đào con kênh nhà Lê kéo dài từ trấn lỵ Thanh Hoa vào đến tận chân đèo ngang làm con đờng thuỷ huyết mạch phục vụ kinh tế và quốc phòng.

Nhà sử học Phan Huy Chú xem ông là “ngời phò tá có công lao và tài đức”. Ông trải ba triều “ở ngoài làm tớng võ cầm quân, trong triều làm tớng văn trị n- ớc, ở chức nào ông cũng nổi tiếng là tài giỏi” [18,79]. ở thời kỳ này, mọi quyền chính đều nằm trong tay họ Trịnh, vua Lê chỉ là tợng trng nhng nhờ uy tín và những đóng góp của Nguyễn Nghiễm “trong mời năm ông làm việc ở điện Kinh Diên, thể thống (triều đình) phần nào còn giữ đợc…Thiên hạ ngầm mang ơn đức…” [5,124].

Chúng tôi xin mợn lời chúa Trịnh Sâm ghi nhận công lao của Nguyễn Nghiễm sau một đời hoạt động không mệt mỏi trong thời cuộc tao loạn trên chính trờng cũng nh chiến trờng:

“Dĩ hi Lão tử kim tri túc

Tằng niệm Chu thần tích tử kiên” Dịch nghĩa:

Ngày nay hiếm ngời (nh ông) đợc “tri túc” nh lão tử

Từng nghĩ (ông nh) Chu công xa ghé vai gánh vác việc nớc.

3.2. Nguyễn Trọng:

Nguyễn Trọng là em trai Nguyễn Nghiễm. Năm 1740, ông theo Xuân nhạc công Nguyễn Nghiễm mộ lính kéo ra bảo vệ kinh thành đợc vua ban thởng. Tiếp đó, ông cùng với Cổn quận công dẹp giặc ở đạo Kinh Bắc, vì có công nên đợc bổ tri phủ Trờng Khánh. Về sau, ông đợc chuyển sang làm Hiến phó Thái Nguyên; vì có công đánh dẹp vùng Cẩm Thuỷ, Lôi Dơng cùng Nguyễn Nghiễm nên đợc thăng Thiêm sự rồi đánh dẹp giặc Quan Hoàng đợc thăng tả Trung

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ nguyễn tiên điền ở nghi xuân (hà tĩnh) cuối thế kỷ XVI đến nay (Trang 50 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w