Đền thờ, bia ký, lăng mộ

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ nguyễn tiên điền ở nghi xuân (hà tĩnh) cuối thế kỷ XVI đến nay (Trang 38 - 50)

B. Nội dung

2.3Đền thờ, bia ký, lăng mộ

2.3.1.Đền thờ:

Đền thờ là một di sản văn hoá vật thể vô giá của các dòng họ nói riêng và của dân tộc nói chung; là một bảo tàng lịch sử, văn hoá lu giữ những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử; là chứng tích mà khi vợt qua thử thách thời gian sẽ gửi đến cho ngời đời sau tiếng nói của thế hệ trớc. Chính vì những giá trị đó mà đền thờ giữ vị trí quan trọng trong văn hoá truyền thống dòng họ và dân tộc.

ở Nghi Xuân có nhiều đền thờ, trong đó đền thờ họ Nguyễn Tiên Điền chiếm số lợng khá nhiều. Trong “Nghi Xuân địa chí”, phần “đền miếu”, Đông hồ Lê Văn Diễn cũng đã liệt kê tới 5 đền thờ các nhân vật họ Nguyễn Tiên Điền gồm có:đàn tế Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh, đền thờ Tiên Lĩnh hầu Nguyễn

Huệ, đền thờ Xuân Nhạc công Nguyễn Nghiễm, đền thờ Lam Khê hầu Nguyễn Trọng và đền thờ Điền Nhạc hầu Nguyễn Điều.

Để hiểu thêm về lịch sử, văn hoá dòng họ Nguyễn Tiên Điền, chúng tôi đã tìm hiểu một số đền thờ qua khảo sát thực địa và qua nguồn t liệu ít ỏi mà chủ yếu là tìm hiểu về lịch sử ngôi đền, cảnh quan và cấu trúc di tích, dấu tích các sự kiện lịch sử, giá trị văn hoá, nghệ thuật...Trong phạm vi luận văn, chúng tôi xin trình bày những hiểu biết của mình về đền thờ Tiên Lĩnh hầu Nguyễn Huệ, đền thờ Xuân Nhạc công Nguyễn Nghiễm, đền thờ Lam Khê hầu Nguyễn Trọng và đền thờ Nguyễn Du .

Đền thờ Tiên lĩnh hầu Nguyễn Huệ nằm ở phía đông mộ tổ họ Nguyễn Tiên Điền. Năm 1733 ông thi đỗ Tiến sỹ mới vinh quy thì mất. Trong “Nghi Xuân địa chí” có chép rằng: “Khi táng ông, có hai con rắn dẫn đờng. Ai đi đa đám cũng đều kinh hãi, không dám lại gần. Khi dẫn đến huyệt, rắn mất hút, không rõ đi đâu... Thôn Võ Phấn lập đền thờ. Mỗi lúc có cầu đảo đều ứng nghiệm. Cây cối xung quanh đền, hễ ai động đến tức khắc gặp tai nạn rủi ro”[5,95]. Năm 1738, em ông là Xuân Nhạc công Nguyễn Nghiễm cho dựng bia kể hành trạng của ông và việc tế tự. Đền khắc câu đối sau:

“Đại danh thuỳ quốc sử Di ái tại nhân tâm”.

(Danh vọng vang truyền ghi sử nớc Tình thơng để lại tận lòng dân).

Năm 1751, Trịnh vơng đi đánh giặc Ngũ chiêm bao thấy ông xin giúp sức, thắng trận, ông đợc phong là Thợng đẳng phúc thần. Trong một lần sửa lại đền thờ có treo thêm bức hoành phi bốn chữ “Thiên thu chính khí”. Trong đền có một chiếc khánh đá và một tấm bia đá khá lớn cha khắc chữ. Đền nay không còn.

Xuân Nhạc công Nguyễn Nghiễm khi còn sống có đặt ruộng cúng và xây sẵn đền thờ. Sau khi mất, ông đợc phong là Trung đẳng phúc thần, đợc quốc gia

tế lễ và giao dân bốn xã phụng thờ. Khi Tây Sơn ra bắc, toàn bộ dinh thất họ Nguyễn Tiên Điền, trong đó có cả đền thờ Nguyễn Nghiễm bị đốt phá. Sau đó, Nguyễn Nễ đã xây dựng lại trên vị trí cũ.

Đền thờ ông ở thôn Bảo Kệ, nay là thôn Minh Quang, xã Tiên Điền, cách khu di tích 300m về phía đông nam. Đền cấu trúc hình chữ “nhị”, có hai toà nối với nhau bằng một khoảng sân. Phía bắc nay giáp trụ sở xã Tiên Điền, phía đông là cồn cát, phía nam giáp trạm điện, phía tây là Đồng Nấp. Trớc đây, hai phía trớc cửa ra vào là hai cái ao rộng và sâu.

Phần ngoại thất đền thờ bao gồm: phía ngoài là một đôi voi chầu tạc bằng đá thanh cao 1m, chiều ngang 0,8m, cạnh đó là một đôi ngựa đá cao 1m, dài 1,2m, bề ngang khoảng 0,3m. Voi và ngựa đều đứng trên bệ đá chầu về hớng cửa chính. Tiếp đó là hai cột nanh cao lớn, rộng 0,8m, cao 5m, phía trên gắn hai nậm rợu, ghép kín bằng sứ tráng men màu ngọc bích. Mặt chính diện có đôi câu đối:

“Đơng thiên tớng nghiệp tuỳ thanh sử Truyền thế th hơng phát bích kinh”.

Ra vào đền ngoài cửa chính còn có hai cửa phụ. Toàn bộ sân đền rộng khoảng 200m2 đợc lát gạch, có một khoảng đợc ghép bằng các phiến đá to và dày. Toà thợng gồm ba gian, ba cửa ra vào, có hai dãy cột bằng gỗ lim, tờng chắn phía ngoài sân có để hai bức tợng đá hình ngời tay cầm chuỳ cao khoảng 2m, đờng kính 0,5m, chạm khắc cầu kỳ. Toà hạ có ba gian, hai nhị, bốn dãy cột chính, xà hạ bằng lim.

Bên trong đền, trên một đờng xà gỗ để trên nóc có chạm mấy chữ Hán dịch là: “Đền này đợc dựng lên năm ất Vị. Năm thứ ba niên hiệu Cảnh Hng”.

Trên đờng xà ở bên trái có ghi hàng chữ Hán có dịch là “Các công việc trùng tu khởi sự tháng bảy âm lịch năm Giáp Tý niên hiệu Tự Đức. Đền đợc hoàn thành tháng chín năm ấy”.

Đồ vật trong đền không có gì là tráng lệ, chỉ có một bàn thờ bằng gỗ chạm nổi, mấy bức hoành phi, các bục bệ hơng án đều xây bằng gạch, riêng gian giữa toà thợng có hơng án làm bằng đá thanh chạm chân quỳ, đờng nét thanh, l hơng bát nhang toàn làm bằng đá hoặc gốm nung. Một số hiện vật trong đền cho ta biết đợc ít nhiều về cái gọi là vinh hoa trong cuộc đời Xuân quận công nay không còn, chẳng hạn nh bức hoành phi: “Phúc Khánh-Vĩnh-Tuy” (đại ý là đời đời hởng phúc lộc) đợc vua Lê ý Tông ban vào mùa xuân năm Canh Dần 1737; bức hoành phi: “Dịch thế th hơng” (có thể hiểu là danh về nghiệp văn mãi mãi truyền qua các thế hệ) đợc chánh sứ sắc phong nhà Thanh thời Càn Long là Đức Bảo tặng năm 1761. Đôi câu đối:

“Lỡng triều danh tể tớng Nhất thế đại nho s”. Dịch nghĩa:

“Tể tớng lừng danh của hai triều

Một đời là nhà danh nho và nhà phụ đạo lớn.”

do vua Lê chúa Trịnh tặng nhân ngày giỗ của Nguyễn Nghiễm trớc treo ở giữa đền nay cũng đã mất. Ngoài ra, hai cái kiệu của Xuân quận công và phu nhân nay cũng không còn.

Ngôi đền này nổi tiếng linh thiêng, ngày nay không chỉ có con cháu dòng họ chăm lo hơng khói mà khách thập phơng cũng về thăm viếng.

Về Lam Khê hầu Nguyễn Trọng, khi còn sống ông thờng giúp dân làng tiền gạo và thuốc men nên dân làng cảm ơn lập sinh từ trong xóm, đến ngày sinh nhật thì thết lễ. Khi ông mất, sinh từ trở thành nhà thờ hai ông bà. Thời Tây sơn, nhà thờ bị đốt, con cháu thờ chung vào đền thờ của xóm.

Nh lời các cụ cao niên kể lại thì trớc đây đền có hai toà, quay về hớng nam, trớc mặt có cánh đồng Thánh thoáng rộng, xung quanh đền thờ có nhiều cây cổ thụ. Trong toà thợng có nhiều tợng phật, sơn son thếp vàng, có cả thanh độc ch- ớc và chuông đồng loại trung; xung quanh có đủ gơm, đao, thẻ bài, quả chuỳ

cắm đầy hai dãy nghiêm trang lộng lẫy. Trớc bái đờng có bức hoành phi đề 4 chữ “Phác tợng sum nghiêm”. Lối cổng vào có ngôi nhà Các bốn mái, nay vẫn còn nguyên. Giá trị nhất ngôi đền là tấm bia “Tích thiện gia” đặt dới cửa Tam quan nay chữ đã mờ. Đền thờ đã bị h hỏng nặng trong kháng chiến chống Pháp, sau 1954 các tợng phật trong đền đem đi hợp tự rồi bị thất tán. Năm 1960, con cháu đóng góp tu sửa lại nhng chỉ đợc một toà hai gian dọc và vẫn giữ nguyên hớng. Trong nhà thờ nay vẫn còn nguyên bức bài vị, hai câu đối và một vài cây thẻ, quả chuỳ. Phía ngoài sân có hai tợng lính gác tạc bằng gỗ, sơn ta đã bị phai màu. Trên cột trụ tờng còn nguyên hai con nghê tạc bằng đá. Ngoài cổng có hai con voi phục, hai con báo chầu đều tạc bằng đá vào khoảng thế kỷ XVIII. Dù không đợc đồ sộ nh xa nhng ngôi đền vẫn không mất đi vẻ tôn nghiêm.

Đền thờ Nguyễn Du đợc dựng lên trên khu vờn nơi sinh thời ông bà đã từng sống khi đem hài cốt từ Thừa Thiên về sau ba năm thi hào mất. Theo bức ảnh còn lu lại trong “An Tĩnh cổ lục” của Le Breton, đây là một ngôi nhà tứ trụ ba gian không chái, lợp ngói âm dơng, xây bằng gạch chỉ, trên bờ nóc có đắp bầu rợu túi thơ, biểu tợng của các nhà nho thanh bạch thời ấy; phía trớc có tắc môn xây bằng gạch và hai cột cổng lớn có nghê chầu; phía trong bài trí đơn giản, chỉ có một long ngai, bài vị và l hơng bằng đá, còn lại tất cả đồ thờ tự bằng gỗ mít sơn thiếp. Do thời gian và sự khắc nghiệt của khí hậu, về sau ngôi đền đợc chuyển ra ở riêng nơi khác (để giành đất đai ở đây làm nơi thờ tự) và bị h hại nặng nề.

Đến năm 1940, khi “Truyện Kiều” đã đợc ngời đời đánh giá đúng đa tác giả của nó lên vị trí xứng đáng, nhà thờ Nguyễn Du đợc Hội khai trí Tiến Đức giúp con cháu trong họ chuyển dựng lại. Nhà thờ làm hình chữ “đinh”, tờng gạch, mái ngói âm dơng lợp trên mè bản, cột hạ bằng gỗ lim , nội thất bên trong cơ bản vẫn nh cũ.

Năm 1953, nhà thờ bị thực dân Pháp ném bom phá hỏng, chỉ còn dấu tích nền cũ rộng 8m, dài 12m và các bờ tờng đổ nát. Năm 1965, nhà thờ Nguyễn Du đợc phục hồi lại trên nền cũ. Năm 2000, nhà thờ đợc trùng tu, đáng chú ý là đặt thêm một án th và hai con hạc bằng đồng cao 1m, nặng 250kg.

Nhà thờ trên mặt trên mặt tiền có bức đại tự “Địa linh nhân kiệt”, phía trong có khắc một số câu đối nh câu đối do vua Minh Mạng đề tặng:

“Nhất đại tài hoa vi sứ vi khanh sinh bất thiểm Bách niên sự nhgiệp tại gia tại quốc tử do vinh”. (Một kiếp tài hoa làm sứ làm khanh sống chẳng thẹn Trăm năm sự nghiệp việc nhà việc nớc chết còn vinh). hay câu đối do Tiến sỹ Nguyễn Mai viết: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Lệ nhạc bách niên văn hiến địa Giang sơn tứ vọng thái bình thiên”. (Đất văn hiến lễ nhạc trăm năm Trời thái bình non sông bốn mặt).

Bài vị Nguyễn Du trong đền thờ có khắc:

“Quý Mão khoa sinh phụng trực Đại phu chính trị

Khanh khâm sai Bắc quốc công sứ Lệ bộ hữu tham tri hầu tớc

Thanh Hiên Nguyễn tiên sinh thân vị”.

Bài vị cao 60cm, rộng 20cm, dày 3cm, đợc giữ gìn từ lần xây dựng đầu tiên năm 1824. Hiện nay đền thờ nằm trong khu lu niệm Nguyễn Du.

Le Breton đánh giá: “Cái đáng chú ý nhất ở bên trong các ngôi đền thờ tổ tiên họ Nguyễn Tiên Điền là sự thô sơ, đơn giản của các vật bài trí. Cái đức khiêm tốn này thật trái ngợc với cảnh hỗn tạp ở những phân đền thuộc dòng họ

của các vị tớng quân và cái mớ lộn xộn những đồ vật trong ngôi đền thuộc những dòng họ mới phát”[11,18].

2.3.2.Bia ký:

Bia ký là một trong những di sản vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá; một bộ phận mà chúng ta không thể không quan tâm nghiên cứu khi tìm về với truyền thống văn hoá dòng họ cũng nh dân tộc. Về văn bia dòng họ Nguyễn Tiên Điền, đáng chú ý có đàn tế và bia Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh, bia “Tích thiện gia”(nhà giữ điều thiện) ở đền thờ Lam khê hầu Nguyễn Trọng.

Đàn tế và bia Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh đợc Nguyễn Nghiễm xây dựng vào mùa thu năm 1762 để tởng niệm ghi nhớ công ơn cha mẹ sau khi ông đợc phong làm tể tớng. Theo tài liệu của giáo s Lê Thớc còn lu lại, để xây dựng đàn tế và bia Nguyễn Nghiễm đã phải chọn và đặt mua hai tấm đá thanh lớn (tấm lớn làm bia, tấm nhỏ làm giá hơng) từ Lam Kinh (Thanh Hoá), rồi lên núi Hồng Lĩnh chọn đá làm móng và chở gạch đời Lê từ đất Thăng Long về để lát nền. Sau khi đã đủ vật liệu, hội tụ nguyên khí thiêng liêng của các miền trong nớc, ông đứng ra lấy hớng xem đất và tự tay viết chữ lên mặt bia cho thợ khắc.

Bia đá cao 1,1m, rộng 0,65m, dày 0,23m đợc đặt trên đàn tế cao 0,85m, rộng 4,2m, dài 4,7m. Mặt trớc bia khắc vị hiệu của Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh và phu nhân Phan Thị Minh. Trên trán bia khắc “Cảnh Hng vạn bia” (Bia dựng thời Cảnh Hng). ở giữa theo hàng thẳng đứng từ trên xuống dới, từ phải sang trái có thể đọc nh sau:

- “Lệ bộ thợng th thái bảo nhuận quận công Nguyễn tiên sinh” (Gia phong và truy tặng Nguyễn tiên sinh phẩm tớc Thái bảo lễ bộ thợng th nhuận quận công)

- “ Nhất phẩm phu nhân gia phong quận phu nhân Phan Thị” (Gia phong và truy tặng cho bà Phan Thị phẩm tớc Nhất phẩm tứ phu nhân công tớc)

- “Nhị vị đồng ấp phụng sự” (Hai ông bà đợc cả ấp thờ phụng) - “Nhâm Ngọ thu lập” (Bia này dựng mùa thu năm Nhâm Ngọ).

Mặt sau của bia, trên trán bia có khắc “Hồng nguyên tuấn lu” (nguồn lớn chảy mạnh); ở giữa có khắc chữ “Phúc” chiếm cả mặt bia để chỉ ra rằng tất cả những vinh hoa mà nhà vua đã ban cho vong linh các tiên liệt là một nguồn phúc lành lớn lao. Bên trái bia khắc câu đối:

“Cảm thời truy nhật nguyệt Truyền ngữ giữ giang sơn”.

(Nỗi nhớ dõi theo vầng nhật nguyệt Lời truyền giữ mãi với non sông).

Hàng chữ bên phải bia dịch nh sau: “Con thứ của Lĩnh Nam quận công (Nguyễn Quỳnh), tôi Nguyễn Nghiễm đỗ nhị giáp Tiến sỹ trong khoa thi Đình năm Tân Hợi (1731) hàm nhập thị tham tụng, giữ chức tả chấp pháp, Tế tửu quốc tử giám và Nhập thị kính viên, Xuân quận công đã dựng bia này”.

Năm 1953, thực dân Pháp ném bom khu vực này, đàn tế đợc xây dựng với chất liệu tốt nên nền bia chỉ bong đi một số gạch lát phía trên, còn lại vẫn giữ đ- ợc trạng thái nguyên gốc. Năm 1965, chuẩn bị kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, nền đàn tế đợc sửa sang lại theo hiện trạng ban đầu. Năm 2000 trong dự án tôn tạo đã dựng trên đàn tế một nhà che bia bằng bốn cột gỗ lim, lợp ngói mũi hài cao 3,5m, có mỗi chiều 2m. Đàn tế và bia hiện nay nằm trong khu vực khu lu niệm Nguyễn Du.

Tấm bia đá ở đền thờ Nguyễn Trọng cao khoảng 1,5m, rộng 0,8m, làm bằng đá lục vân lấy ở Phúc Kiến trong lần ông đi sứ Trung Quốc với t cách Tham đốc. Hiện nay, chữ khắc trên bia đã mờ. Nội dung bia là những bài học luân lý, những lời nhắc nhở con cháu về đạo làm ngời để ra giúp dân giúp nớc:

“Đức là điều đáng quý trong đời, quyển sách là muông tốt.

Từ xa tổ tiên ta đã để lại cho con cháu một gia sản tinh thần mà chúng ta cần bảo vệ.

Các vị Hoàng đế đã ban cho ta nhiều ân điểm. Hãy bắt chớc các đấng tiền liệt trong họ là ngời đã tôn phù quân vơng với những lời khuyên can sáng suốt.

Hãy giữ gìn đừng để mắc vào thói xấu. Những bề tôi giỏi đều đợc mọi ngời ngợi khen. Muốn đợc nh những ngời ấy, các con hãy ra sức học tập.

Từ nghìn xa phú quí không thể trờng tồn ở trên đời, chỉ công đức thì mới lu truyền trong sử sách. Đừng có để mình phải hổ thẹn với bóng hay trong chăn (đừng để sự hối hận phá rối trong giấc ngủ). Hãy giữ cho tấm lòng luôn luôn trong sạch để đợc giống nh các bậc thánh hiền thuở xa. Hãy tởng nhớ đến những bậc ấy trong giấc ngủ.

Nếu các con không thể đọc hết sách thánh hiền thì ít nhất cũng hiểu sâu đợc tinh hoa của Ngũ kinh và Tứ th hay Tứ truyện. Nếu các con không biết sống nh lời dạy trong các sách đó thì có đọc vạn quyển cũng vô ích.

Các con hãy nhớ rằng thời giờ trôi qua rất nhan và kẻ nào đã bỏ phí thời giờ sẽ phải đau khổ. Hãy nhớ rằng những ngời lúc trẻ chỉ bo bo theo thói cổ hủ rồi sẽ thành những đứa vô lại. Nếu các con biết dùng khoảng thời gian còn lại cho sự học, các con sẽ hiểu thấu tất cả những sách cả bốn loại của quốc gia th khố.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ nguyễn tiên điền ở nghi xuân (hà tĩnh) cuối thế kỷ XVI đến nay (Trang 38 - 50)