Các giải pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp nghệ an giai đoạn 2001 2009 (Trang 51 - 67)

Trớc hết về lâu dài hớng phát triển của nền nông nghiệp nông thôn Nghệ An là xây dựng một nền nông, lâm, nghiệp, diêm nghiệp theo hớng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, hiện đại hiệu quả và bền vững. Có năng suất chất lợng

tiến để đáp ứng đợc yêu cầu trong nớc và xuất khẩu. Song song với quá trình đó xây dựng nông thôn mới theo quy định tiêu chí tại Quyết định 491/ QĐ - TTg của Thủ Tớng Chính Phủ văn minh hiện đại mà vẫn giữ đợc bản sắc văn hoá xứ Nghệ.

Giải pháp thứ nhất: Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp và nông thôn theo hớng điều chỉnh, bổ sung xây dựng mới quy hoạch dự án đề án phát triển các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đã đợc Chính phủ phê duyệt. Trong Ch- ơng trình 21/ CT-TU của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thực hiện Nghị quyết hội nghị BCH Trung ơng VII khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.Các chơng trình quy hoạch đề án thuộc Chơng trình 21/CT- TU đã phê duyệt phải đợc triển khai ngay đảm bảo đúng tiến độ. Thực hiện tốt các chơng trình mục tiêu quốc gia nh: Chơng trình hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quy định 147 QĐ/ TTg của Thủ Tớng Chính Phủ, chơng trình hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội các huyện nghèo theo NQ 30A của Chính Phủ, Chơng trình 135 giai đoạn kế tiếp, chơng trình nớc sạch và vệ sinh môi trờng; chơng trình xây dựng nông thôn mới... giải pháp này đòi hỏi sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan ban ngành liên quan: Sở NN - PTNT; Sở Kế Hoạch và Đầu t.... Trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các cơ quan đó cần có quy hoạch tổng thể phù hợp.

Giải pháp thứ hai: Hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất nông, lâm, thuỷ sản và

ngành nghề ở nông thôn theo hớng kinh tế hàng hoá gắn với thị trờng:

Quy hoạch sản xuất gắn với quy hoạch chế biến, bảo quản thu gom vận chuyển tiêu thụ sản phẩm cũng nh quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Chỉ có nh vậy quy trình sản xuất nông nghiệp hàng hoá mới đợc thực hiện theo đúng hớng. Nhờ thông qua giảm chi phí vận chuyển, giảm hao hụt sau thu hoạch và nâng cao chất lợng hàng hoá. Qua đó tác động đáng kể cho việc tăng thu nhập đối với đời sống nhân dân.

Giải pháp thứ ba: Đổi mới phơng thức tổ chức cơ chế quản lý trong sản

thành phần gắn với chuyên môn hoá tập trung hoá và hợp tác hoá cao hơn. Kết hợp đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và ngành nghề ở nông thôn. Kết hợp phát triển các mô hình kinh tế hộ nông dân gắn với kinh tế hợp tác và hợp tác xã, kinh tế trang trại, nông lâm trờng. Giải pháp cơ bản để thực hiện định hớng đó là củng cố và phát triển mạnh các hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ kiểu mới cho kinh tế. Từ đó tạo mối quan hệ giữa hợp tác xã nông nghiệp với hộ nông dân tự chủ theo các hợp đồng kinh tế có hiệu quả.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã nông nghiệp phát triển các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra. Chỉ có mở rộng thị trờng đa dạng hoá ngành nghề dịch vụ, các hợp tác xã mới có điều kiện tăng thu nhập chính đáng đứng vững cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác trên thị trờng.

Giải pháp thứ t: Nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng, chuyển giao một cách

mạnh mẽ sâu rộng khoa học công nghệ vào trong nông nghiệp nông thôn. Từ khâu nghiên cứu chọn lựa các giống cây con mới cho năng suất hiệu quả cao đến khâu sản xuất chế biến tiêu thụ nông, lâm, thuỷ hải sản. Làm cơ sở để nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi chất lợng sản phẩm và khả năng cạnh tranh đối với mặt hàng nông sản trên thị trờng.

Thực hiện mục tiêu chung của cả nớc “xây dựng một nền sản xuất hàng hoá lớn hiệu quả và bền vững, có năng suất chất lợng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu trong nớc và xuất khẩu, xây dựng nông thôn giàu đẹp và văn minh” [17, 32]

Tăng cờng đầu t khoa học công nghệ tơng xứng với vai trò vị trí của nó. Đa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo vùng nông sản có năng suất chất lợng cao.

Nghiên cứu khảo nghiệm tuyển chọn các giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phơng, đáp ứng yêu cầu đa dạng về sinh học và phát triển bền vững, áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), biện pháp

thu hoạch, hớng vào áp dụng phổ biến công nghệ thiết bị bảo quản đóng gói các loại nông sản đông lạnh, cơ sở sản xuất và nơi tiêu thụ thành chuỗi theo tiêu chuẩn Việt GAP.

Đa cơ giới hoá máy móc hiện đại vào sản xuất, phát triển mở rộng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ng thực hiện phổ cập thông tin khoa học kỹ thuật đến tận vùng miền xa xôi.

Giải pháp thứ năm: Trong những năm tới việc đào tạo nguồn nhân lực đợc

coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm có đội ngũ cán bộ có trình độ ứng yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp toàn diện với các nội dung chủ yếu sau:

+ Tiếp tục thực hiện chơng trình thu hút cán bộ trẻ tốt nghiệp loại giỏi ở các trờng nông lâm thuỷ sản, thuỷ lợi. Thu hút ngời lao động có trình độ về làm việc ở nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp với chế độ phụ cấp tiền lơng thoả đáng. Lựa chọn cán bộ trẻ có năng lực gửi đi đào tạo chuyên nghành. Đồng thời tăng cờng đào tạo lại cán bộ đang làm việc trong ngành.

+ Thông qua các đợt tập huấn ngắn hạn mở các lớp khuyến nông, khuyên ng đều đặn. Tập trung tham mu lãnh đạo chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đa ra của Đảng bộ tỉnh nhà. Tăng cờng công tác chỉ đạo quản lý một cách chặt chẽ từ tỉnh xuống huyện, từ huyện đến cơ sở xã đội. Tích cực thành lập các hội, các cơ quan chuyên ban về nông nghiệp ở cơ sở xã hội nông dân, hội làm vờn... tuyên dơng và khen thởng những cá nhân đơn vị làm kinh tế giỏi. Từ đó nhằm nâng cao nhận thức cho ngời dân để chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá chống t tởng ỉ lại trông chờ mà phải tự đầu t đổi mới trong sản xuất.

Đó là những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn tồn tại trong nền nông nghiệp. Hiện tại để khắc phục đợc những khó khăn hạn chế trớc măt cần một giải pháp toàn diện. Những giải pháp đó cha phải là đầy đủ chỉ góp phần nhỏ vào việc hạn chế những khó khăn đó. Những kết quả bớc đầu trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng mùa vụ, xây dựng các vùng chuyên canh phát triển ngành

nghề nông thôn đã khẳng định kinh tê nông nghiệp nông thôn Nghệ An đi đúng hớng. Kiên trì định hớng xây dựng một nền nông nghiệp sạch, hiện đại và bền vững.Với những bớc đi cụ thể phát huy thế mạnh từ đất đai, nguồn nhân lực nghành nông nghiệp sẽ còn tiến xa hơn nữa xứng đáng là chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phơng.

C. Kết luận

Kinh tế nông nghiệp Nghệ An trong gần một thập từ 2001 - 2009 đạt đợc nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có b- ớc chuyển dịch theo hớng tích cực, đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trờng và có giá trị kinh tế cao. Đảm bảo tốt an ninh l- ơng thực quốc gia. Tuy diện tích trồng lúa giảm khoảng hơn 3000ha để chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và cây trồng khác có giá trị cao hơn, nhng sản lợng l- ơng thực vẫn tăng.

Năm 2000 sản lợng lơng thực Nghệ An đạt 83,2 vạn tấn, năm 2004 đạt 1.098 triệu tấn đến năm 2009 tổng sản lợng lơng thực đạt 1.157, 237 tấn. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trờng để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu. Đã hình thành nhiều khu vực sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp bảo quản và chế biến. Chăn nuôi bình quân từng giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2009 tăng 10%/năm. Tỷ trọng chăn nuôi ngày càng chiếm u thế tăng từ 19,3% lên 21,6%. Chăn nuôi ngày càng trở thành ngành sản xuất chính theo đúng chủ trơng. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hớng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Điều đó chứng tỏ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn phát triển đúng hớng theo đúng chủ trơng của Đảng, Nhà nớc đề ra.

Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp từng bớc đợc nâng cao theo hớng sử dụng giống mới cho năng suất hiệu quả cao. Đến nay có hơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều đều đợc trồng mới.

Đời sống ngời dân đợc cải thiện rõ nét, mức sống cao hơn nhiều so với thời kỳ trớc. Điều kiện về nhà ở, đi lại, học tập, chữa bệnh đợc cải thiện tốt hơn. Nhiều địa phơng trong tỉnh từng bớc trở thành vừa đơn vị hoàn chỉnh vừa đơn vị kinh tế phát triển. Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn, vị thế chính trị của giai cấp nông dân đợc tăng cờng, trật tự an toàn ở nông thôn đợc giữ vững, làng xóm

mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. Với sự phát triển đó bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, cơ sở kết cấu hạ tầng cơ bản nh: điện, đờng, trờng trạm đợc đảm bảo, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân đợc cải thiện ở cả những nơi xa xôi hẻo lánh. Khoảng cách thành thị nông thôn thu hẹp dần. Đó cũng là mục tiêu chung của đất nớc thực hiện công cuộc CNH - HĐH đất n- ớc mà nhiệm vụ trọng tâm là CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.

Song bên cạnh những mặt thuận lợi, những kết quả đạt đợc thì kinh tế nông nghiệp Nghệ An với những khó khăn thách thức ảnh hởng trực tiếp tới nhịp độ phát triển. Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn còn chậm. Sản xuất cha mang tính chất hàng hoá.Việc ứng dụng thành tựu khoa học kỷ thuật cha rộng rãi, năng suất hiệu quả cha cao. Đầu ra cho sản phẩm còn là một vấn đề. Bình quân lơng thực có tăng nhng nhìn chung đời sống của đại đa số đồng bào vùng dân tộc thiểu số còn thấp. Vấn đề nâng cao mức sống cho đồng bào miền núi đang đặt ra. Hàng hoá nông sản trên thị trờng cha có sức cạnh tranh, uy tín chất lợng cha cao.

Sở dĩ có đợc thành quả trên trớc hết chúng ta phải khẳng định sự quan tâm chỉ đạo của BCH Trung ơng Đảng thông qua đờng lối lãnh đạo của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ Nghệ An trong những năm qua cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bà con nông dân ở các huyện thành thị là yếu tố quyết định đem lại kết quả khả quan cho nông nghiệp và tạo đà cho nông nghiệp Nghệ An phát triển bền vững đi lên hội nhập và phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngay từ đầu với việc xem đúng vai trò của nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh nhà thi hành một số chính sách đối với nông nghiệp đến tận ngời dân và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả: Chuyển đổi cây trồng vật nuôi qua các Nghị quyết, thực hiện giao đất giao rừng, đầu t hỗ trợ giá, cử cán bộ về tận địa phơng tập huấn kỹ thuật, phơng thức gieo trồng Cho xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình thuỷ… lợi phục vụ tới tiêu ngày càng hoàn chỉnh.

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp thực sự tạo ra nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế tơng đối cao, đóng góp tỷ trọng lớn cho lĩnh vực xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Cùng với bà con nhân dân trong tỉnh tiếp thu ý kiến sự chỉ đạo từ cấp trên thực hiện tốt mọi chính sách của Đảng, Nhà nớc cùng nhau hợp lực chăm lo phát triển nông nghiệp trong thời gian qua và tạo đà cho thời gian tới. Bằng vịêc thu hút vốn bên ngoài cũng nh việc tiếp thu khoa học công nghệ để tạo ra nguồn nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn.

Qua đó hy vọng trong tơng lai cùng với sự lãnh đạo chỉ đạo sát sao của các cơ quan ban ngành nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh đạt đợc nhiều thành tựu hơn nữa góp phần cùng cả nớc thực hiện thành công công cuộc CNH - HĐH đất nớc cũng nh CNH - HĐH nông nhgiệp, nông thôn để đến năm 2020 nớc ta cơ bản trở thành một nớc công nghiệp. Đó cũng là cơ sở nền tảng cho việc xây dựng thành công thể chế chính trị u - việt nhà nớc của dân do dân và vì dân.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Bách (chủ biên), Chu Tiến Quang: “Chính sách kinh tế và

vai trò của nó đối với kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”. NXB

Giáo dục-2000.

2. Báo cáo Chính trị BCH Đảng bộ tỉnh khoá XIV tại đại hội Đảng bộ Tỉnh

lần thứ XV nhiệm kỳ 2001 - 2005, lu tại văn phòng Tỉnh ủy.

3. Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV trình đại hội lần thứ

XVI nhiệm kỳ 2006 – 2010, lu tại văn phòng Tỉnh ủy.

4. Báo cáo của Bộ NN- PTNT năm 2001, lu trữ tại Sở nông nghiệp và phát

triển nông thôn Nghệ An.

5. Báo cáo kết quả rà soát rừng Nghệ An năm 2005, lu trữ tại Sở lâm nghiệp

Nghệ An.

6. Báo cáo triển khai dự án trồng cây xanh, t liệu lu trữ tại sở khoa học công

nghệ và môi trờng Nghệ An

7. Báo cáo về ngành nông nghiệp và nông thôn Nghệ An năm 2000, lu trữ

tại Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An.

8. Báo cáo về nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An 5 năm (2001- 2005), lu trữ tại Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An.

9. Báo cáo kế hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An 5 năm (2006- 2010), lu trữ tại Sở nông nghiệp Nghệ An.

10. Báo cáo về công tác thủy lợi và phòng chống lũ lụt tỉnh Nghệ An, lu trữ tại Cục đê điều -Sở thủy lợi Nghệ An.

11. Castagnol (EM) - chuyên luận về nông nghiệp tỉnh Nghệ An (Tập san kinh tế Đông Dơng).

12. Công tác khuyến nông khuyến ng ở các huyện đồng bằng, t liệu lu trữ tại

13. Đề cơng giới thiệu Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh Nghệ An lần thứ XVI, lu trữ tại Văn phòng Tỉnh ủy.

14. Trần Kim Đôn: “Nông nghiệp Nghệ An tìm tòi và phát triển”, NXB Nghệ An-2000.

15. Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội-2005.

16. Một số chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn hiện hành ở Nghệ An của Sở NN - PTNT Nghệ An tháng 05 năm 2005, lu tại Cục

thống kê Nghệ An. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Niên giám thống kê Tỉnh Nghệ An từ 2001 -2009, lu tại Cục thống kê Nghệ An.

18. Nghị quyết Trung ơng V khoá IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2001.

19. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Nghệ An 1996 - 2000

Đảng bộ Nghệ An, lu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy.

20. Nguyễn Duy Quý, “Kinh tế - xã hội - văn hoá Tỉnh Nghệ An trong tiến

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp nghệ an giai đoạn 2001 2009 (Trang 51 - 67)