Tranh chấp giữa các nước phương Tây ở Xiêm

Một phần của tài liệu Quá trình tranh chấp thuộc địa của các nước phương tây ở khu vực đông nam á từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX (Trang 81 - 87)

B. NỘI DUNG

2.4. Tranh chấp giữa các nước phương Tây ở Xiêm

Anh và Pháp là 2 nước đế quốc thực dân được coi là hùng mạnh nhất trong giai đoạn đầu của công cuộc phân chia, cạnh tranh thuộc địa. Sự tranh chấp của hai tên đế quốc đầu sỏ này diễn ra rất quyết liệt trên khắp chiến trường châu Á, châu Phi. Ở ĐNA sự tranh giành giữa chúng cũng không hề suy giảm đi tính chất gay gắt ấy, nó được thể hiện rõ tại Xiêm.

Xiêm là vương quốc ra đời tương đối muộn trong khu vực nhưng ngay sau khi ra đời thì triều đình Xiêm đã nhanh chóng lớn mạnh nhất là dưới thời kỳ các Rama. Vương quốc Xiêm đã có nhiều cuộc mở rộng lãnh thổ làm cho hàng loạt công quốc phụ thuộc Xiêm như Patani, Kêđăc, Kelantan, Tơrenganu, trong đó ảnh hưởng của Xiêm ở Lào và Campuchia là rất lớn. Xiêm còn có tham vọng hơn nữa với các vùng đất trong khu vực nhưng bị thực dân phương Tây chặn lại. Trong các quốc gia ĐNA thì nước duy nhất thoát khỏi thân phận thuộc địa hay phụ thuộc vào cường quốc phương Tây là vương quốc Xiêm. Đó là do các chính sách khéo léo, uyển chuyển của những người đứng đầu nhà nước Xiêm làm cho mình không đơn độc trước bất kỳ một kẻ xâm lược nào. Trong trào lưu ồ ạt chạy sang phương Đông thì các nước phương Tây cũng lần lượt xuất hiện trên lãnh thổ Xiêm.

Năm 1596 một hạm thuyền của Hà Lan đã tìm cách xâm nhập vào Xiêm và đến 1610 trên lãnh thổ Xiêm đã xuất hiện những thương điếm đầu tiên của người Hà Lan ở thủ đô Ayuthaya và ở Ligo, Kêđăc…Ađam Đentơn là sứ thần đầu tiên của Anh tại đây, tương tự như Hà Lan thì Xiêm cũng cho Anh lập thương điếm và từ đó giữa các nước phương Tây luôn có sự cạnh

tranh thị trường lẫn nhau. Tiêu biểu có cuộc cạnh tranh của Anh và Hà Lan năm 1619 cuối cùng Công ty Đông Ấn Hà đã giành thắng lợi còn Anh buộc phải đóng cửa các thương điếm và rút khỏi thị trường Xiêm trong một thời gian dài. Xiêm vẫn thi hành chính sách “trung lập” và “cân bằng ” nên nó không thoả mãn nhu cầu của các nước lớn. Đây là thời kỳ mà hầu hết các quốc gia trong khu vực đều coi chính sách “bế quan toả cảng ” là thượng sách giữ nước, ngược lại triều đình Xiêm lại thi hành chính sách “mở cửa” dựa vào các nước phương Tây để kiềm chế nhau. Chính sách này tỏ ra có hiệu quả khi mà Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha công khai phát động cuộc chiến tranh xâm lược Xiêm vào năm 1628 - 1630. Triều đình Xiêm đã dựa vào Hà Lan để chống lại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Hà Lan giúp Xiêm giành được thắng lợi và Hà Lan tạm thời được độc quyền thị trường Xiêm, Công ty Đông Ấn Hà đã có thời kỳ vàng son ở đây. Hà Lan ngày càng tỏ ra lũng loạn chuyên quyền, muốn tiến sâu vào chính quyền cai trị của triều đình Xiêm. Vua Xiêm đã kêu gọi sự giúp đỡ của Anh nhưng Hà Lan đã hành động trước tấn công Xiêm bằng vũ lực. Buộc triều đình Xiêm phải ký điều ước 22/8/1664 trong đó có nhiều nội dung mang tính chất bất bình đẳng với Xiêm như:

“1. Người Hà Lan được tự do buôn bán bất cứ thứ hàng hoá gì với bất cứ ai và phải nộp mức thuế xuất nhập cảng thấp nhất.

2. Hà Lan được quyền cấp giấy phép cho tàu Xiêm đi các nơi.

3.Nhân viên của Công ty Đông Ấn Hà được hưởng quyền lãnh sự tài phán. 4. Xiêm phải trị những người làm thiệt hại tới Công ty.” [13, 221]

Sau hiệp ước bất bình đẳng này Xiêm vẫn kêu gọi sự giúp đỡ của Anh, Anh cũng muốn nhân cơ hội đó mà tiến sâu hơn nữa vào Xiêm. Sau khi đẩy lùi thế lực Hà Lan ở Xiêm, Anh đã đưa ra những yêu sách hết sức vô lý như:

“1. Ép Xiêm mỗi năm mua một khối lượng hàng hoá trị giá tới 30000 bạt, bất kể hàng hoá đó Xiêm có cần hay không.

2.Xiêm phải thủ tiêu độc quyền về đồng của mình.

3.Cho Anh xây dựng pháo đài trên các hòn đảo.” [13, 221]

Đòi hỏi ấy làm cho mối quan hệ Anh - Xiêm ngày càng trở nên căng thẳng. Anh đã tính dùng vũ lực để ép Xiêm đầu hàng nhưng âm mưu ấy bị thất bại vào năm 1687. Pháp là quốc gia có mặt ở Xiêm tương đối muộn nhưng tư bản Pháp đã biết cách lợi dụng mâu thuẫn giữa Xiêm và Hà Lan, giữa Xiêm và Anh, sử dụng một cách có hiệu quả lực lượng giáo sỹ để tìm cho mình một chỗ đứng trên đất Xiêm, dễ dàng thâm nhập vào vùng đất đang còn nhiều tranh chấp này. Lúc đầu mối quan hệ Pháp - Xiêm có vẻ thuận buồm, các thương nhân Pháp chiếm được cảm tình của triều đình Xiêm, vì vậy 13 điều khoản về “những đặc quyền mà vua Xiêm trao cho công ty Pháp” đã được ký kết vào ngày 10/12/1685. Theo đó “Công ty Đông Ấn Pháp được quyền buôn bán và miễn tất cả các thứ thuế xuất nhập khẩu, được độc quyền buôn bán ở vùng đảo Pjankơ và vùng mỏ thiếc quan trọng nhất của Xiêm; Pháp được tự do truyền đạo…” [13, 221] từ chỗ được lập các thương điếm thì Pháp cũng mưu mô tìm cách để chiếm toàn bộ nước Xiêm, một hạm đội Pháp đã được điều động đến Xiêm và sẵn sàng nổ súng tấn công vào Băng Cốc. Đến lúc đó không những phải đối mặt với Pháp mà triều đình Xiêm còn đứng trước nguy cơ xâm lược của Hà Lan, Anh…ở vào tình thế bất lợi đó triều đình Xiêm đã phải tiếp tục ký với Pháp “thoả ước” gồm 10 điều. Thoả ước này cho phép “Pháp được quyền chiếm đóng trên thực tế ở Băng Cốc, Mecgui, giáo sỹ Pháp được tự do truyền đạo ở Xiêm và Pháp tiếp tục nhận được nhiều đặc quyền thương mại ở Xiêm.” [13, 222]. Hiệp ước Pháp - Xiêm được ký kết đã dấy lên làn sóng phản đối vô cùng mạnh mẽ trong nhân dân, sức ép của nhân dân buộc Pháp phải tiến hành đàm phán với Xiêm. Đến tháng 8/1968 hiệp ước về việc rút quân đội Pháp ra khỏi lãnh thổ Xiêm đã được ký kết sau đó Xiêm lại thi hành chính sách “đóng cửa” và đất nước Xiêm được yên ổn trong 1/2 thế kỷ tiếp theo.

Đến cuối thế kỷ XIX đầu XX, CNTB chuyển sang giai đoạn ĐQCN, nhu cầu thị trường và thuộc địa trở nên cấp bách trong khi tất cả các nước ĐNA đều đã phân chia xong thì vấn đề ở Xiêm càng gay gắt hơn. Sau thời gian dài đóng cửa với bên ngoài đến những năm 20 của thế kỷ XIX các hoạt động buôn bán với các nước châu Âu mới được khôi phục lại ở Xiêm. Lúc này các Ramma cũng thực thi chính sách “mở cửa”, tiến hành những cải cách đổi mới đất nước nên cần có nhiều vũ khí để cải tiến trong lĩnh vực quân sự còn các nước châu Âu cũng muốn trao đổi buôn bán hàng hoá ở Xiêm. Vì vậy tháng 3/1822 người Anh đã đến Xiêm đặt lại quan hệ buôn bán trao đổi, ba tháng sau hiệp ước Anh - Xiêm được ký kết. Theo đó người Anh sẽ được tạo điều kiện cho buôn bán ở Xiêm và sau một thời gian tới Xiêm sẽ không tăng thuế, Xiêm sẽ kiểm tra các tàu Anh qua lại trên sông Mê Nam. Kết thúc cuộc chiến tranh Anh - Miến lần thứ nhất thì một hiệp ước bất bình đẳng giữa Anh và Xiêm đã được ký kết (1826) mà Xiêm ở vào thế hoàn toàn bất bình đẳng so với Anh, hai bên thoả thuận việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở bán đảo Mã Lai, công dân hai nước được tự do buôn bán theo phong tục điạ phương. Năm 1833 hiệp ước Mỹ - Xiêm lại được ký kết trên tinh thần của hiệp ước Anh - Xiêm nhưng đến nửa sau thế kỷ XIX khi các quốc gia hải đảo hay lục địa trong khu vực ĐNA đều có số phận của mình thì vị thế của Xiêm cũng có phần yếu thế đi so với phương Tây. Đầu tiên là so với Anh, lúc này Anh đã căn bản hoàn thành việc chiếm xong Ấn Độ, Mã Lai và Miến Điện là điều kiện Anh tạo sức ép với Xiêm. Năm 1855 vị toàn quyền Anh ở Hồng Công đã thân chinh sang Băng Cốc để giải quyết vấn đề Xiêm - Anh và sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh còn với Xiêm nếu để xảy ra cuộc chiến lúc này thì chắc chắn Xiêm sẽ trở thành phụ thuộc vào một nước đế quốc, các Rama thì luôn tránh điều đó. Cuối cùng Rama IV đã ký với Anh hiệp ước bất bình đẳng ngày 18/4/1855 với nội dung cơ bản:

2.Thị trường Xiêm phải mở cửa hoàn toàn cho thương nhân Anh.

3.Người Anh có quyền sở hữu đất đai trong khu vực lãnh thổ có bán kính bằng 24h đi thuyền cách trung tâm Băng Cốc.

4. Tàu chiến của Anh có quyền vào cửa sông Mê Nam, đến tận cảng Păcnam (Băng Cốc).

5. Hàng Anh bị đánh thuế chỉ bằng 3% giá thị trường.

6. Người Anh có quyền tự do khai mỏ, tự do chở thuốc phiện vào Xiêm mà không phải đánh thuế.” [13, 223]

Sau đó Xiêm phải ký hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng có nội dung tương tự như hiệp ước với Anh: như hiệp ước ký với Mỹ và Pháp (1856), Đan Mạch (1858), Bồ Đào Nha (1859), Hà Lan (1860), Phổ (1862), Thuỵ Điển, Nauy, Italia, Bỉ (1868), Nga (1898)… chủ yếu là cho phép người nước ngoài được tự do buôn bán, truyền đạo, chịu thuế xuất nhập khẩu nhẹ.

Pháp trong giai đoạn này đang mở rộng quyền lực ở bán đảo Đông Dương trên đường hành tiến ấy tại Campuchia và Lào Pháp cũng gặp phải vật cản là Xiêm. Vì vậy mối quan hệ Pháp - Xiêm trở nêm căng thẳng ở ngay trên đất Xiêm và cả chiến trường Lào, Campuchia. Ở Campuchia Pháp tìm cách gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm bằng việc thuyết phục vua Ang Dương yêu cầu Pháp che chở, hiệp ước Pháp - Campuchia được ký kết năm 1863. Với hiệp ước này Pháp đã chen chân được vào Campuchia nhưng trong khi chờ được phê chuẩn thì nó gặp phải sự chống đối khá mạnh mẽ từ phía Xiêm (có Anh giúp sức). Quan điểm của Xiêm là Campuchia vốn là chư hầu của Xiêm nên mọi quan hệ giữa Pháp và Campuchia phải có Xiêm đứng ra làm trung gian. Sau đó bằng sức ép Xiêm tiếp tục bắt Nôrôđôm ký kết hiệp ước (12/1863) để nhận sự “che chở” của Xiêm và cắt đất cho Xiêm còn bản thân Nôrôđôm đến Băng Cốc để làm lễ tấn phong có vua Xiêm tới dự. Vua Nôrôđôm bị Pháp lôi - Xiêm kéo, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến giữa Pháp và Xiêm về vấn đề Campuchia nhưng sau đó Anh tỏ thải độ không ủng hộ

Xiêm buộc Xiêm phải nhân nhượng. Cuối cùng hai nước đã đồng ý đi đến ký kết một hiệp ước ngày 15/7/1864 giải quyết vấn đề Campuchia:

“Xiêm thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Campuchia, huỷ bỏ bản hiệp ước Xiêm - Campuchia ký kết tháng 12/1863.

Chính phủ Pháp cắt hai tỉnh Batđamboong và Xiêm Riệp cho Xiêm.” [13, 211]

Hiệp ước này đã giúp Pháp gạt bỏ Xiêm ra khỏi Campuchia độc chiếm Campuchia.

Cũng giống như ở Campuchia, tại Lào thì Pháp cũng ra sức lấy lòng nhà vua. Đèo Văn Trí nổi loạn đánh phá Luông Phabăng, khâm sai triều đình Băng Cốc bỏ chạy về nước, thừa thế Pavie phái người theo sát bảo vệ vua cùng Hoàng gia và lấy được niềm tin của vua Lào. Năm 1866 Pháp cho quân từ Hà Nội sang Luông Phabăng dưới danh nghĩa bảo vệ nhà vua để chiếm đất. Trong các năm 1891 - 1892 quan hệ Pháp - Xiêm tiếp tục căng thẳng, lần này Pháp đã dùng vũ lực để ép Xiêm. Năm 1893 Pháp cho tàu chiến đe dọa Băng Cốc. Một lần nữa Xiêm lại bị bỏ rơi buộc phải ký với Pháp hiệp ước ngày 3/7/1893 và Pháp chiếm tất cả vùng lãnh thổ phía Đông tả ngạn sông Mê Công. Đất nước Lào sau 115 năm chịu thần phục triều đình Xỉêm (1778 - 1893) nay bị đô hội bởi Pháp, Lào bị các nước lớn mua đi bán lại.

Dưới sức ép của Pháp, Xiêm phải từ bỏ tất cả quyền lợi của mình ở Lào và Campuchia; dưới sức ép của Anh, Xiêm phải trao cho Anh quyền kiểm soát 4 Hồi quốc ở phía Bắc Mã Lai. Cuối cùng vua Xiêm chỉ còn làm chủ trong lãnh thổ của mình mà thôi. Cho tới những năm 80, 90 của thế kỷ XIX tình hình tiếp tục thay đổi, Miến Điện thuộc Anh, duy chỉ có Xiêm vẫn chưa chính thức là thuộc địa của một quốc gia châu Âu nào, nguy cơ Xiêm bị xâm lược ngày càng đến gần trong đó phải kể đến là Anh và Pháp. Nhưng vấn đề đặt ra cho hai nước lúc này là Xiêm không ở vào giai đoạn suy tàn mà tương đối phái triển nhờ cải cách của các Rama, nếu một nước tiến hành chiến tranh

với Xiêm thì nước kia có thể đứng đằng sau ủng hộ Xiêm rồi thừa cơ chuộc lợi. Anh và Pháp sau thời kỳ xâm lược thì chúng bước vào giai đoạn khai thác bóc lột đòi hỏi tập trung nhân lực, để cùng đảm bảo quyền lợi ở Xiêm hai nước đã có một hoà giải cho vấn đề Xiêm. Đây là khả năng mà Pháp đã nghĩ tới từ lâu, năm 1889 đại sứ Pháp tại Luân Đôn đã tới gặp thủ tướng Anh và đề nghị rằng: sẽ có lợi cho hai nước nếu cùng tuyên bố rằng Xiêm là nước đệm giữa hai đế chế Anh và Pháp. Tuy nhiên đề nghị về vùng đệm đã có thời gian dài bị lẵng quên có khi đứng trước bờ vực phá sản vì tính toán của hai bên. Nhưng cuối cùng cả Anh và Pháp đều không muốn có một cuộc chiến tranh bùng nổ và Anh đã tán thành đề nghị của Pháp, Xiêm có cơ may thoát khỏi sự xâm lược và cai trị của một nước thực dân. Ngày 15/1/1896 Anh và Pháp đã kí một hiệp ước về phân chia phạm vi ảnh hưởng của Xiêm mà không có sự tham gia của triều đình Xiêm. Phía Tây sông Mê Nam thuộc ảnh hưởng của Anh còn phía Đông sông Mê Nam thuộc ảnh hưởng của Pháp. Khu vực trung tâm thuộc thủ đô Băng Cốc được quyền tự chủ hoàn toàn. Hiệp ước cũng quy định Anh và Pháp không được tham gia ký kết hiệp ước cho phép nước thứ 3 can thiệp vào vùng này.

Như vậy cuối cùng vấn đề Xiêm đã được giải quyết, cái lớn nhất mà Xiêm đạt được là không phải chịu sự thống trị của bất kì một quốc gia nào. Và Xiêm đã chuẩn bị cho mình những cơ sở nhất định để hoà nhịp với hệ thống kinh tế TBCN với tư cách là 1 nước độc lập (dù cho nền độc lập ấy là trên danh nghĩa) dù sau đó Xiêm vẫn phải kiên trì đấu tranh để xoá bỏ đi các hiệp ước bất bình đẳng với phương Tây.

Một phần của tài liệu Quá trình tranh chấp thuộc địa của các nước phương tây ở khu vực đông nam á từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w