Giai đoạn từ 1949 đến 1950

Một phần của tài liệu Phong trào bình dân học vụ ở thanh hoá từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 77 - 82)

7. bố cục của luận văn

3.2.1.2. Giai đoạn từ 1949 đến 1950

Năm 1949 cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang trên đà thắng lợi, tạo thời cơ thuận lợi mới, Hội nghị Trung ơng Đảng lần thứ IV, từ ngày 14 đến ngày 18 - 2 - 1949, quyết định phải đẩy nhanh cuộc kháng chiến về mọi mặt, tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới giành thắng lợi to lớn.

Hoà nhịp vào cuộc kháng chiến, phong trào thi đua diệt dốt trong phong trào thi đua ái quốc ngày đợc đẩy mạnh hơn. Bình dân học vụ Thanh Hoá mở những chiến dịch nớc rút.

Những tháng cuối năm 1948 đầu năm 1949, dấu hiệu địch tấn công bằng lực lợng lớn vào Thanh Hoá cha xuất hiện nhng các hoạt động cục bộ của chúng không ngừng tăng lên, do đó phong trào diệt dốt trong Tỉnh giảm mất một nửa so với đầu năm 1948. Để khôi phục trờng lớp bình dân học vụ, Ty Bình dân học vụ Thanh Hoá đã tổ chức những tuần lễ diệt dốt, những ngày phát động mùa thi, những phái đoàn kiểm tra và củng cố. Các lớp bình dân học vụ đ- ợc mở khắp nơi, các hội đồng kháng dốt, hội đồng bảo trợ bình dân học vụ, hội khuyến học xuất hiện ngày càng nhiều. Các cấp chính quyền trong tỉnh đã tổ chức cho các nhân sĩ, giáo viên đi về các làng xóm cổ động phong trào diệt dốt và phổ biến nền giáo dục mới đợc áp dụng thay cho những quan điểm, phơng pháp cũ lạc hậu.

Tháng 4 - 1949, Đại hội đại biểu đảng bộ Thanh Hoá lần thứ 2 đặt yêu cầu tiếp tục thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục phổ thông, và thực hiện Nghị định 652 của Bộ Quốc gia Giáo dục về việc lập Hội giúp giáo dục ở Tỉnh và xã.

Sự ra đời và hoạt động tích cực của hội đã lôi kéo, thúc đẩy mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi tham gia công tác kháng chiến, cũng nh trong phong trào diệt dốt.

Nhờ vậy, phong trào Bình dân học vụ trong Tỉnh đã dần dần phục hồi và phát triển với tốc độ rất nhanh chóng. ở Yên Định công tác xoá nạn mù chữ đ- ợc triển khai đồng đều, những ngời cha học đợc vận động đến lớp, tăng thêm buổi học để rút ngắn thời gian của chiến dịch.

Đến tháng 6 - 1949, Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, phong toả biên giới Việt - Trung, tập trung quân Âu - Phi để xây dựng lực lợng cơ động, tăng cờng nguỵ quân, củng cố nguỵ quyền làm công cụ tiếp tục thực hiện chính sách "Dùng ngời Việt đánh ngời Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của tớng Rơve. Nhằm đập tan âm mu thâm độc của địch, quân ta đã liên tiếp mở các chiến dịch sông Lô, sông Thao, Lê Lợi - Hoà Bình và đã giành thắng lợi lớn.

Hoà nhịp vào chiến thắng chung của dân tộc, Thanh Hoá đã đạt kết quả tốt trong xây dựng lực lợng vũ trang, bảo vệ hậu phơng, tiếp tục phát triển văn hoá - giáo dục, chống các cuộc tập kích của địch vào vùng ven biển, biên giới, đồng thời tích cực chi viện cho chiến trờng Bình - Trị - Thiên và Bắc Bộ.

Ngày 10 - 7 - 1949, Đại hội Đảng bộ Liên khu IV khai mạc, Đại hội nhận định: "Địch không đủ sức xâm lợc Thanh - Nghệ - Tĩnh đại quy mô nh Bình - Trị - Thiên nhng có thể thọc mũi dùi vào chỗ sơ hở của ta rồi rút hay khuyếch trơng xâm lấn mà thôi". Từ nhận định đó Đại hội chủ trơng gấp rút tăng cờng cho chiến trờng Bình - Trị - Thiên, giữ vững Thanh - Nghệ - Tĩnh, phát triển khả năng ở đây thành một lực lợng dự trữ lơng thực, cung cấp cho tiền tuyến".

Đại hội đã đề ra nhiệm vụ cho ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh, trong đó có nhiệm vụ: xây dựng cơ sở của chế độ dân chủ mới nhằm mục tiêu cung cấp cho

tiền tuyến và tự túc ăn mặc, học cho dân. Khẩu hiệu của Trung ơng Đảng nói chung và Liên khu Uỷ IV đề ra "Tất cả để chiến thắng". Để thực hiện đợc nhiệm vụ và khẩu hiệu đề ra trong đại hội, mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã dốc hết sức lực để giành đợc nhiều thắng lợi trên tất cả các mặt. Trong đó Bình dân học vụ những tháng cuối năm 1949 đã đạt đợc những thắng lợi có ý nghĩa quyết định đối với công cuộc chống nạn thất học. Ngành Bình dân học vụ đã mở đợc 4 lớp huấn luyện cho cán bộ xã (101 ngời), 10 lớp huấn luyện giáo viên dự bị (686 ngời), 12 lớp huấn luyện giáo viên sơ cấp bình dân (827 ngời), mở 2 lớp huấn luyện giáo viên Bình dân học vụ cho miền núi (191 ngời). Việc thanh toán nạn mù chữ ở các huyện sắp xong, trong đó có các huyện đã tuyên bố hoàn thành về cơ bản việc thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân trong huyện mình, đó là: Thạch Thành, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Thọ Xuân,...

Cũng trong cao trào thanh toán nạn mù chữ, Ty Bình dân học vụ Thanh Hoá đã cố gắng mở lớp dự bị bình dân tiếp sau lớp sơ cấp để nâng trình độ cho ngời mới đợc xoá nạn mù chữ biết đọc, biết viết chắc chắn và bớc đầu phổ biến kiến thức. Lớp dự bị bình dân có mục đích cũng cố kết quả xoá nạn mù chữ, cung cấp thêm kiến thức cho học viên.

Hội nghị giáo dục năm 1949 chủ trơng đẩy mạnh phát triển các lớp dự bị bình dân. Ty Bình dân học vụ Thanh Hoá vẫn duy trì tốt phong trào lớp dự bị bình dân, nhất là ở những xã đã đợc công nhận xoá nạn mù chữ. Mặc dù cố gắng rất nhiều, phong trào lớp dự bị bình dân chỉ thu hút đợc khoảng 50% học viên, có nơi chỉ có khoảng 10% số ngời mãn khoá sơ cấp.

Tuy nhiên, các lớp dự bị bình dân mở ra trong thời gian này đã có tác dụng quan trọng về mọi mặt trong Tỉnh, nâng cao kiến thức cũng nh về mặt phục vụ kháng chiến trong đội ngũ học viên bình dân.

Năm 1950, với chiến thắng Biên giới đã làm cho nớc ta gắn liền với phe xã hội chủ nghĩa, mở ra một cục diện mới về chính trị và quân sự. Những tiến bộ về kinh tế, về tài chính, về mậu dịch đã tăng thêm sức mạnh của chiến tranh nhân dân. Cả dân tộc Việt Nam đang bớc vào một thời kỳ mới của cuộc kháng chiến, thời kỳ đòi hỏi mọi ngành phải có những chuyển hớng mạnh mẽ.

Trớc đà tiến chung đó, ngành giáo dục trong mấy năm qua đã có những cố gắng chuyển hớng, song cha đủ mạnh để tạo ra những thay đổi cơ bản trong nội dung, phơng pháp giáo dục cũng nh trong thể chế và cơ cấu tổ chức giáo dục cho phù hợp với yêu cầu của cách mạng và kháng chiến. Vì vậy, Trung ơng Đảng và Chính phủ đã quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dục năm 1950.

Mục đích giáo dục đợc đề ra trong cuộc cải cách này là cần phải huỷ bỏ triệt để nền giáo dục nô lệ cùng với những tàn d của nó về nội dung, về phơng pháp giáo dục và xây dựng một cơ sở t tởng mới. Tính chất của nền giáo dục mới là một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân; đợc xây dựng trên nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng, phục vụ lợi ích của nhân dân Việt Nam, đấu tranh chống đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Về nội dung giáo dục, nhấn mạnh yêu cầu bồi dỡng tinh thần dân tộc, lòng yêu nớc, chí căm thù giặc, tinh thần yêu chuộng lao động, tôn trọng của công... Về cơ cấu nhà trờng đợc xây dựng phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến, trong đó hệ thống giáo dục bình dân gồm có:

Sơ cấp bình dân: thời gian 4 tháng, dạy cho ngời cha biết chữ

Dự bị bình dân: thời gian 4 tháng dạy đến trình độ ngang lớp nhì cũ, lớp 3 phổ thông

Trung cấp bình dân: thời gian 18 tháng dạy đến lớp 8 phổ thông hoặc cao hơn một ít.

Trên tinh thần của cuộc cải cách giáo dục, tháng giêng năm 1950 Đại hội Bình dân học vụ Liên khu IV đợc khai mạc, phát động phong trào "Rèn cán chỉnh lớp"

Với phong trào "Rèn cán chỉnh lớp" là một dịp để giáo viên bình dân học vụ đợc vận dụng hết khả năng của mình, phục vụ cho công cuộc, thực hiện chuyển sang tổng phản công. Trong đại hội đã phổ biến chủ trơng chơng trình công tác giáo dục mới cho cán bộ và giáo viên bình dân học vụ, mở chiến dịch huấn luyện, tự luyện cho cán bộ và giáo viên, dựng trờng riêng cho Bình dân học vụ, lập quỹ tự túc cho các lớp học.

Sau khi Đại hội Bình dân học vụ Liên khu IV, Đại hội Bình dân học vụ toàn tỉnh Thanh hoá đợc tổ chức. Đại hội đã quyết định mở một chiến dịch diệt dốt với lời hiệu triệu của Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh về chiến dịch diệt dốt năm 1950.

Dới sự chỉ đạo của Ty Bình dân học vụ Thanh Hoá nhiều hình thức phát động đặc biệt đã đợc tổ chức trong các địa phơng: nh mở đầu là tuần lễ toàn dân diệt dốt. Tiếp đến là tuần lễ diệt dốt do các đoàn thể, tổ chức đảm nhiệm: Phụ lão diệt dốt, Công nông diệt dốt, Thanh niên diệt dốt, Dân quân diệt dốt,…

Tiếp sau đó một "chiến dịch huấn luyện" đợc bố trí chu đáo và đợc mở trong toàn tỉnh để rèn luyện cán bộ, cung cấp cho phong trào mới đang ào ạt dâng nh ngọn sóng. Ty Bình dân học vụ chủ trơng đào tạo cán bộ xã lấy tên là trờng Nguyễn Công Mỹ và 5 trờng Bổ túc văn hoá cho 5 khu vực và đào tạo giáo viên mẫu giáo cho 4 huyện trung du miềm núi Thanh Hóa . Chiến dịch huấn luyện trong các huyện kết thúc với 42 lớp mẫu giáo cho 4 huyện (mỗi huyện 3 lớp) và đào tạo 8 lớp đặt ở thị trấn trong các trờng cấp 1, tổ chức một lớp huấn luyện cho cán bộ mẫu giáo.

Chiến dịch huấn luyện tuy đã đa lại những kết quả khả quan, nhng vẫn còn vấp những khuyết điểm nh việc huấn luyện cán bộ xã chỉ mới thực hiện đ- ợc 50%, nhiều địa phơng lại không sát với nhu cầu thực tế của phong trào, thiếu việc hớng dẫn chu đáo của các cấp, phần đông cán bộ và giáo viên có ý thức học tập về văn hoá và chính trị nhiều hơn là chuyên môn, cộng thêm lại có t t- ởng ỷ lại cấp trên về tài liệu. Để điều chỉnh lại những t tởng lệch lạc, trau dồi t cách và lề lối làm việc của các cấp, tháng 11 - 1950 điều chỉnh cán bộ, giáo viên trên quy mô toàn tỉnh từ cơ quan ty đến các trờng để cán bộ, giáo viên đợc phân phối hợp lý về mọi mặt (Chính trị, văn hoá chuyên môn).. Đây là một sáng kiến mới, một tiến bộ mới từ cán bộ nhân viên cấp tỉnh đến giáo viên các huyện đã thành thực tự phê bình và nhận những lời phê bình của nhân dân. Qua việc điều chỉnh này những t tởng lệch lạc và những hành động sai lầm đã đợc bổ cứu chu đáo.

Song song với việc rèn luyện cán bộ, việc chấn chỉnh lớp học cũng đợc thực hiện đầy đủ. Từ miền núi đến miền duyên hải, những ngôi trờng mới đã đ- ợc dựng lên, các lớp học đã đợc chấn chỉnh về phơng diện vật chất cũng nh về s phạm, lập quỹ tự túc cho lớp học đợc đặt thành vấn đề hơn lúc nào hết. Đặc biệt tháng 12 - 1950 đã mở cuộc vận động xây dựng trờng kiểu mẫu trên phạm vi toàn Tỉnh (cơ ngơi khang trang, bàn ghế đầy đủ, giảng dạy và học tập tốt, có vờn tăng gia).

Tất cả sự cố gắng và tận tuỵ của Ty Bình dân học vụ Thanh Hoá và nhất là các giáo viên bình dân học vụ trong năm 1950 đa đến một kết quả rực rỡ: Mở đợc trờng cấp II đầu tiên ở miền núi thợng du đặt tại Ngọc Lặc, mở thêm các trờng t thục đa tổng số trờng t thục lên 23 trờng, và đã dạy đợc 69.236 ngời từ 8 đến 45 tuổi chiếm 80,4% và 59.150 ngời chiếm 89,1% từ 46 tuổi trở lên biết chữ [12, 49].

Nh vậy, với những thắng lợi nói trên của phong trào Bình dân học vụ Thanh Hoá trong năm 1950 đã xác định đợc vị trí quan trọng của sự nghiệp diệt dốt, sự nghiệp chống nạn mù chữ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cùng với thắng lợi về quân sự, chính trị, kinh tế của toàn tỉnh thì thắng lợi của bình dân học vụ đã góp phần chuyển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và công cuộc chống nạn mù chữ ở Thanh Hoá sang một giai đoạn mới - giai đoạn tổng phản công, giành thắng lợi.

Một phần của tài liệu Phong trào bình dân học vụ ở thanh hoá từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w