Phong trào Bình dân họcvụ Thanh Hoá từ 1947 đến 1950

Một phần của tài liệu Phong trào bình dân học vụ ở thanh hoá từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 67)

7. bố cục của luận văn

3.2.1. Phong trào Bình dân họcvụ Thanh Hoá từ 1947 đến 1950

3.2.1.1. Giai đoạn từ 1947 đến 1948

Kháng chiến bùng nổ lúc ban đầu, hầu hết các lớp học bình dân học vụ ở khắp các địa phơng trong Tỉnh đều tự giải thể hoặc đình giảng. Nhng chỉ sau một thời gian ngắn (3 đến 4 tháng) khi Trung ơng Đảng và Chính phủ đề ra chủ trơng tiếp tục phát triển Bình dân học vụ, nhấn mạnh "Bình dân học vụ là một công tác kháng chiến quan trọng" thì Bình dân học vụ của Tỉnh lại đợc chỉnh đốn ngay, các hoạt động đều gấp bội, sự cố gắng lên đến tột bậc, vừa thực hành chơng trình chuyên môn, vừa tham gia công tác tuyên truyền. Bình dân học vụ trong Tỉnh đã trở thành một cao trào thi đua học hành giữa các tầng lớp nhân dân. Thanh Hoá lại là một vùng tự do nên Bình dân học vụ đã đợc khôi phục nhanh chóng vào cuối năm 1947 đầu năm 1948.

Đầu năm 1947, Uỷ ban kháng chiến hành chính khu IV đợc thành lập để chỉ đạo đánh giặc và chăm lo đời sống cho nhân dân. Sở Bình dân học vụ khu IV chỉ đạo các Ty Bình dân học vụ Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình - Trị - Thiên duy trì và phát triển phong trào bình dân học vụ . Ty và Ban Bình dân học vụ

các huyện đợc cũng cố và tăng cờng, sớm nhận rõ mối quan hệ giữa việc học văn hoá và các công tác kháng chiến, đặc biệt là công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức về nhiệm vụ kháng chiến cứu nớc cho mỗi một công dân. Những khẩu hiệu mới của bình dân học vụ lúc này là: "Đi học là kháng chiến", "Mỗi lớp học là một tổ tuyên truyền kháng chiến", "vừa kháng chiến vừa học tập", "Mỗi giáo viên bình dân là một đội viên tuyên truyền kháng chiến", "có học thì kháng chiến mới thắng lợi", "Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phơng trừ giặc dốt",...

Thấm nhuần những khẩu hiệu mới, nhiều lớp bình dân học vụ đã biến thành một "câu lạc bộ chính trị" đặc biệt thu hút ngời học và nhiều ngời khác đến dự những buổi sinh hoạt về kháng chiến. Trớc khi vào bài học văn hoá, giáo viên phổ biến những bản tin chiến sự và thành tích kháng chiến ở từng huyện trong Tỉnh. Rồi những bài ca kháng chiến đợc nam nữ thanh niên vui hát lên; ngời lớn tuổi thêm bài vè, câu hò, giọng ca... Những lời bàn bạc đợc trao đổi chung quanh chuyện hũ gạo nuôi quân, mùa đông binh sĩ, dân công phá đ- ờng... tạo nên sự phấn khởi hăng say học tập, công tác và phục vụ kháng chiến.

Ngày 10 - 11 - 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi th động viên cho cán bộ và giáo viên bình dân học vụ chẳng những dạy cho đồng bào học chữ, làm tính, làm khoa học thờng thức mà lại dạy thêm về công cuộc kháng chiến, cứu quốc, tăng gia sản xuất, giúp mùa đông binh sĩ, giúp đồng bào tản c" [33, 16].

Cũng ở lớp học bình dân giữa ngời học và ngời dạy, giữa ngời cùng học đã hình thành một nếp sinh hoạt tập thể, đã xây dựng nên những con ngời biết làm chủ, biết suy nghĩ về những công việc chung, biết thơng yêu đoàn kết với nhau để giữ gìn điều thiêng liêng nhất, đó là: độc lập và tự do.

Thanh Hoá là vùng tự do, lại là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá cho cả khu IV và Trung Bộ trong kháng chiến. Chính nhờ có nhiều tổ chức và cơ sở sản xuất của các cơ quan Trung Bộ đóng chốt mà mọi hoạt động kháng chiến trong tỉnh đợc đẩy mạnh. Nhờ đó Bình dân học vụ trong tỉnh đợc khôi phục và nhanh chóng phát triển. Mọi ngời, mọi ngành, đều thúc dục và giúp đỡ nhau học tập. Các huyện vui rộn lên những đêm rớc đuốc bình dân; nam nữ thanh

niên học viên tổ chức những cuộc diễu hành vác quản bút dài nh súng, khiêng lọ mực khổng lồ nh hòm đạn. Đội du kích bình dân học vụ nai nịt gọn gàng, b- ớc đi rầm rập dới ánh những bó đuốc sáng rực giữa đêm tối, tạo nên một hình ảnh thật đẹp gắn chặt hai nhiệm vụ chống mù chữ và chống xâm lăng. Những bài ca, tiếng hát sôi nổi vang lên ở các huyện:

Bình dân học vụ là trái bom rơi

Rơi trúng giấc mơ màng xâm chiếm [36, 68].

Bên cạnh các vở kịch châm biếm, chế diễu ngời lời học, ban kịch bình dân ở Thanh Hoá diễn thêm các vở mới mang nội dung t tởng kháng chiến nh: "Phá tề", "Hũ gạo", "Cô hàng gạo", "Bản mật lệnh"... Nhiều tranh vẽ, khẩu hiệu to, đẹp hơn trớc xuất hiện trên đờng ở các vùng nông thôn trong Tỉnh.

Trong kháng chiến toàn quốc, Bình dân học vụ không thể tồn tại nếu không quán triệt và phát triển không ngừng tính sáng tạo của quần chúng vốn sẵn có trong phong trào diệt dốt. Những lớp học chia nhỏ, phân về nhiều địa điểm, mở vào những giờ giấc khác nhau; lớp t gia mở cho vài phụ nữ con mọn ở gần nhau,... dần dần thay thế các lớp "công cộng" đông đảo, quy mô. Loại lớp nhỏ có khả năng thu nhận những ngời bận rộn nhất, ngần ngại và ở hẻo lánh và lớp còn đến với bộ đội, dân công, ngời trong lán tản c, đến tận nơi công tác, nơi kháng chiến... ở những lớp công cộng, không có bàn ghế, không có bảng, thầy trò ngồi chung quanh cái phản hay cái chiếu mỗi ngời có một ống tre để đựng sách, bên cạnh chỗ học bày những đồ đạc, vật liệu làm ăn cần đến nhiều ngời, ngoài đờng có tự vệ canh gác, hễ có báo động thì sách vỡ cuộn bỏ vào ống tre đem dấu ngoài bờ tre, thầy trò quay ra tiếp tục làm việc nh trong một xởng công nghiệp nhỏ. Cứ nh thế, cơ sở bình dân học vụ tồn tại đợc ở nhiều nơi bị địch tạm chiếm.

Bên cạnh việc vận động, tuyên truyền, cổ động học viên đến lớp thì một việc làm cũng hết sức quan trọng là mở rộng, tăng cờng đội ngũ cán bộ và giáo viên bình dân học vụ.

Ngày 6 - 2 - 1947, Uỷ ban kháng chiến hành chính khu IV đã thực hiện chỉ thị của Bộ Nội vụ là chuyển lại cán bộ bình dân học vụ, đợc điều đi công

tác ở nơi khác trở về hoạt động cho Ty Bình dân học vụ của Tỉnh. Đồng thời giảm tạp dịch cho giáo viên bình dân học vụ để có điều kiện cũng cố và phát triển phong trào Bình dân học vụ trong kháng chiến. Để mở rộng đội ngũ cán bộ và giáo viên bình dân học vụ, Ty Bình dân học vụ Thanh Hoá đã tiếp tục mở nhiều lớp đào tạo kiểm soát viên sơ cấp và cao cấp. Sau khi đợc đào tạo các cán bộ cốt cán về mở lớp huấn luyện cấp tốc để đào tạo đội ngũ cán bộ và giáo viên ở xã.

Khi bế mạc lớp huấn luyện đào tạo các cán bộ giáo viên bình dân học vụ đều trịnh trọng đọc lại lời tuyên thệ truyền thống. Những lớp huấn luyện đào tạo đã gây một tinh thần hoạt động và khí thế mới trong phong trào Bình dân học vụ.

Ty Bình dân học vụ Thanh Hoá thực hiện đờng lối sáng suốt của Đảng là kết hợp giáo dục với tuyên truyền, đã tạo cho bình dân học vụ ở các huyện trong Tỉnh lớn mạnh về tổ chức, bên cạnh đó còn làm chuyển biến cả nội dung giảng dạy. Một sự chuyển biến tác động trực tiếp đến chất lợng của phong trào Bình dân học vụ.

Nội dung học tập lúc này là những tin tức về chiến sĩ, những chủ trơng hũ gạo nuôi quân, ủng hộ "mùa đông binh sĩ", truyền tin chiến thắng sông Lô, La Ngà...

Về tài liệu học tập: Cuốn sách vần và sách tập đọc lớp sơ cấp dới tiêu đề "vần kháng chiến", "tập đọc kháng chiến" đợc soạn lại, bổ sung thêm theo t t- ởng chủ đạo trong nghị quyết hội nghị tháng 4 năm 1947, đó là:

"Giác ngộ nhân dân về mục đích cứu quốc, đề cao tinh thần dân tộc, lòng tin tởng ở thắng lợi cuối cùng, đề cao nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc của toàn dân".

Dù là bài học vần với kiến thức đơn giản, nội dung đã có những câu áp dụng nh:

"Nghe gõ kẻng, dân quân đồn Vàng hăng hái tải đạn" (Bài học các vần ang, ăng, eng) "Dù cho hạn hán khô khan, nhân dân cán bộ khó khăn sợ gì"

(Bài học các vần an, ăn, ân)

"Dù ai nói đông, nói tây, lòng ta vẫn vững nh cây giữa rừng" (Bài học các vần ong, ông, ung, ng)

Phần phổ thông thờng thức nói về bầu cử, vệ sinh, luật đi đờng... đợc thay bằng các giờ nói chuyện với học viên về đờng lối, nhiệm vụ kháng chiến [75, 82 - 83].

Sau khi khôi phục lại phong trào, Bình dân học vụ Thanh Hoá đã có nhiều hoạt động khác để đẩy mạnh sự phát triển cho phong trào Bình dân học vụ trong toàn tỉnh. Trớc tiên, Ty Bình dân học vụ tiến hành tổ chức cổ động, mở trại hè Hà thanh (xã Thiệu minh huyện Đông Sơn ngày nay) để bồi dơng giáo viên cấp hai và giáo viên cấp một. Thành lập liên đoàn giáo viên Thanh Hoá.

Tiếp đến là tổ chức huấn luyện: Ty Bình dân học vụ Thanh Hoá đã mở một lớp tu nghiệp toàn tỉnh vào tháng 7 - 1947 để bồi dỡng giáo viên cấp hai và giáo viên cấp một. Công tác huấn luyện đợc tiến hành sâu rộng hơn năm trớc, để hoàn thiện cách tổ chức và phơng pháp thực hành về giáo khoa đợc chín chắn.

Ngoài ra, Ty Bình dân học vụ Thanh Hoá còn khởi thảo in các loại Bình Dân học vụ đợc 4 loại, mỗi loại hàng vạn quyển.

Sau ngày 19 - 12 - 1946, chỉ trong một thời gian ngắn trong khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến thần thánh, phong trào Bình dân học vụ Thanh Hoá đã đợc sự lãnh đạo chặt chẽ và cơng quyết từ tỉnh đến các huyện của Uỷ ban kháng chiến hành chính khu IV và Sở Bình dân học vụ khu IV nên đã nhanh chóng đợc phục hồi và cũng cố. Trong năm 1947, Bình dân học vụ Thanh Hoá đã chuyển hớng tốt nội dung và phơng thức hoạt động theo yêu cầu và điều kiện của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và bắt đầu có bớc phát triển mới. Ngày 2 - 9 - 1947, trong th gửi đồng bào nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ hai, Hồ Chủ tịch khen ngợi thành tích của học viên, giáo viên và cán bộ bình dân học vụ:

"Về văn hoá, ngoài việc xây dựng nền trung học và đại học mới, đào tạo nhân tài, mở mang nghệ thuật, do sự khuyến khích của Chính phủ và sự hăng hái của đồng bào, chúng ta phá tan chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Trong hai năm chúng ta đã dạy hơn 4 triệu đồng bào nam nữ biết đọc, biết viết và đã có nhiều làng xã, toàn dân đều biết chữ. Đó là một thành tích vẻ vang, nhất là trong lúc cái gì cũng thiếu thốn" [63, 210].

Theo thống kê của Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hoá năm 1947, Bình dân học vụ Thanh Hoá đã thu đợc nhiều thành tích đáng tự hào.

Cuối năm 1947 đầu năm 1948, với chiến thắng Việt Bắc cuộc kháng chiến của nhân dân ta chuyển qua một giai đoạn giằng co quyết liệt giữa ta và địch, đòi hỏi lực lợng cách mạng của nớc ta phải có những cố gắng vợt bậc để vơn lên nhanh chóng để thay đổi so sánh lực lợng giành thắng lợi cuối cùng. Để đạt đợc yêu cầu này, ngày 27 tháng 3 - 1948, Trung ơng ra chỉ thị "Phát động thi đua ái quốc" và ngày 19 tháng 5 - 1948, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi thi đua ái quốc. Phong trào thi đua đợc Chính phủ mở đầu vào ngày 10 - 6 - 1948, nhân dịp kỷ niệm "1000 ngày kháng chiến". Nội dung thực chất của phong trào rộng lớn này là "dùng tinh thần hăng hái của toàn dân để tìm cách giải quyết sự yếu kém vật chất", đa cuộc kháng chiến mau chóng đến thắng lợi.

Trong dịp này Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ mục đích của phong trào thi đua:

"Bổn phận của ngời dân Việt Nam bất kỳ sỹ, công, nông, thơng, binh, bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua:

Diệt giặc đói khổ Diệt giặc dốt nát Diệt giặc ngoại xâm.

Ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc. Phong trào sôi nổi, thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp các mặt và mọi tầng lớp nhân dân, và sẽ giúp ta dẹp tan mọi khó khăn và mọi âm mu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng" [58, 103].

Trên mặt trận t tởng văn hoá chủ trơng của Đảng là: động viên, đoàn kết, phối hợp các lực lợng và các ngành văn hoá trên lập trờng dân tộc và dân chủ để dốc vào cuộc kháng chiến và kiến quốc, xem cuộc đấu tranh về văn hoá không kém gì cuộc đấu tranh về chính trị, kinh tế và quân sự...

Chấp hành Chỉ thị của Trung ơng Đảng và hởng ứng lời kêu gọi thi đua ái quốc, Ty Bình dân học vụ Thanh Hoá đã tổ chức "Thành lập tiểu ban chống mù chữ”. Mục đích của "Tiểu ban chống mù chữ " là phát triển phong trào và gây quỹ hoạt động cho Bình dân học vụ.

Uỷ ban hành chính kháng chiến, cùng với Ty Bình dân học vụ, các cấp ngành địa phơng phối hợp với Mặt trận Liên Việt triển khai cuộc vận động trên nhiều phơng diện, từ huyện lên tỉnh và lan ra toàn Liên khu IV. Ty Bình dân học vụ Thanh Hoá đã mở đợc các lớp huấn luyện khác nh mở đợc thêm lớp trung học ở trờng Đào Duy Từ (ở các trờng tiểu hợcc bản (có đủ 5 lớp cho các cấp học) nh Quảng Xơng, Tĩnh Gia, Yên Định, mỗi trờng thêm một lớp đầu trung học (lớp 5). Thành lập 6 trờng tiểu học cơ bản ở các huyện miền núi. Mở thêm một khoá s phạm, mở thêm trờng t thục và các lớp gia đình [80, 32].

Nhằm thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học tập trong nhân dân, trong khí thế thi đua yêu nớc của đồng bào cả nớc, ngày 1 - 7 - 1948 Đại hội ngành giáo dục họp và phát động chiến dịch diệt dốt. Giơng cao khẩu hiệu "thanh toán nạn mù chữ từng đơn vị huyện, tỉnh", quyết huy động toàn lực giành thắng lợi quyết định trong công tác xoá nạn mù chữ.

Đại hội giáo dục tháng 7 - 1948 nghiên cứu kỹ mục đích, nội dung, ý nghĩa phong trào thi đua ái quốc trong đó thi đua diệt dốt là một bộ phận quan trọng. Đại hội nhận thức sâu sắc nhân tố quyết định trong thi đua là động viên đợc tinh thần tích cực của quần chúng nhân dân, cán bộ và giáo viên bình dân học vụ chăm lo cải tiến kỹ thuật, lề lối làm việc. Về phơng pháp vận động thi đua, Đại hội nhất trí với hớng dẫn của Bộ là thực hiện vết dầu loang xây dựng điển hình, phổ biến kinh nghiệm, bồi dỡng lực lợng trung kiên làm nòng cốt phong trào.

Ngay sau Đại hội, tháng 8 - 1948 cán bộ và giáo viên bình dân học vụ nhận đợc th động viên của Hồ Chủ tịch: "Các chiến sĩ nam nữ bình dân học vụ trớc lập công nhiều. Tôi mong rằng trong cuộc thi đua ái quốc, các chiến sĩ sẽ hăng hái xung phong, diệt cho hết giặc dốt.

Anh chị em tiến lên, thắng lợi đã ở trớc mắt chúng ta" [33, 18].

Đợc sự trực tiếp động viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào thi đua diệt dốt trong phong trào thi đua ái quốc đã đợc triển khai mạnh mẽ trong tỉnh Thanh Hóa. Khẩu hiệu thi đua đợc cụ thể hoá qua những lời hứa hẹn, những quyết tâm th:

Quyết thi đua thanh toán nạn mù chữ toàn xã, Quyết thực hiện toàn gia biết chữ

Quyết thực hiện chơng trình thanh toán trớc thời hạn

Các khẩu hiệu mới xen lẫn khẩu hiệu cũ: "Mỗi ngời biết chữ là một viên đạn bắn vào quân thù’’, “chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm..."

Với những khẩu hiệu mới gây nên một khí thế diệt dốt sôi nổi, hào hùng ở các làng, các xã, các huyện làm đòn bẩy đẩy mạnh phong trào Bình dân học vụ trong toàn tỉnh. Chính trong thời kỳ này công tác tuyên truyền cổ động đã có thêm nhiều biện pháp, phơng tiện.

Một phần của tài liệu Phong trào bình dân học vụ ở thanh hoá từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w