Câu văn giàu cảm xúc

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn thạch lam (những đặc trưng cơ bản (Trang 44 - 47)

2 3 Những nhân vật đáng thơng khác và mô hình nhân

3.3.2 Câu văn giàu cảm xúc

Truyện ngắn Thạch Lam rất giàu chất thơ, chất thơ ấy man mác trong giọng điệu, ngôn ngữ của ông. Đó là một lối văn nhuần nhị tinh tế, gọn và gợi đợc rành rõ trạng thái của sinh hoạt , cảm xúc và tâm hồn.

Thạch Lam nghĩ và viết bằng trực cảm nên những trang văn của ông trong sức biểu hiện của ngôn từ cũng dồi dào cảm giác. Phần lớn các truyện ngắn của ông trong cả ba tập đều bắt đầu xoay quanh một cảm giác, một cảm tởng nào đó. Chẳng hạn: “ chàng thấy một cảm tởng lạ không rõ rệt đang nảy nở trong lòng ” ( Đứa con đầu lòng ), “ có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao ta thấy khó chịu hay gắt gỏng, không muốn làm việc ” ( Một cơn giận). ở truyện

Trở về là cảm giác của đôi chân đặt lên con đờng nứt nẻ và một cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai khi đi vào dới vòm lá tre xanh trong ngõ. ở Đói “ một cơn gió lọt vào làm Sinh tỉnh giấc. Anh thấy cái hơi lạnh của mùa đông thấm qua làn chăn mỏng và thấy ngời mệt mỏi vì suốt đêm phải co quắp trên chiếc phản gỗ cứng”. ở “ Cuốn sách bỏ quên”cũng với một cảm giác khác “ tuy trời không ma nhng Thành tựa nh thấy trong lòng ma bụi, buồn rầu và chán nản một nổi buồn không sâu sắc nhng êm đềm làm tê liệt cả tâm hồn”. ở truyện Dới bóng hoàng lan: “ Chàng thấy mát hẳn cả ngời ,…Một mùi lá tơi ngon phảng phất trong không khí…yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vờn tựa nh bao ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại ở bậc cửa” . ở truyện

Cô hàng xén

“ ” : “Tâm bớt mệt hẳn đi khi nhìn thấy cây đa và cái quán gạch lộ ra trong sơng mù …cô thấy chắc dạ và ấm cúng trong lòng”.

Truyện ngắn Thạch Lam hầu hết đợc kết thúc bằng một cảm giác nào đó. Chẳng hạn: ở truyện Nhà mẹ Lê : “Họ thấy một cảm giác lo sợ đè nặng lên tâm can họ, những ngời ở lại , những ngời còn sống mà cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi không biết đến bao giờ ”. ở truyện Đứa con đầu lòng : “Nhân vật Tân cảm thấy trong lòng rung động khẽ nh cánh bớm non , một tình cảm sâu xa và mới mẻ cha từng thấy”. ở truyện ngắn “Đói” nhân vật Sinh cảm thấy “ Một cái chán nản mênh mông tràn ngập cả ngời ”. ở truyện Hai lần chết Dung lại cảm thấy “ Một cảm giác chán nản và lạnh lẽo ”. ở Trong bóng tối buổi chiều

một cảm giác mơ hồ nhng rất rõ “ Duyên bàng hoàng và lạnh ngời chàng nh thấy một cái sức mạnh vô cùng đến chia rẽ Mai và chàng ”…Hầu khắp ở các trang truyện của Thạch Lam là sự sắp xếp và tổ chức những ngôn từ gợi cảm ở nhiều góc độ khác nhau, tởng nh mơ hồ mà rất thực giúp ngời đọc hình dung đ- ợc cuộc sống đa diện.

Thạch Lam sử dụng thành công thủ pháp trùng điệp trong đặt câu: “ Đêm ấy, một bà , một cháu, một cô láng giềng trò chuyện dới bóng đêm mãi tới khuya, khi trăng lên”( Dới bóng hoàng lan ) ; “ Tiếng trống thu không trên cái

chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều (…) chiều, chiều rồi . Một chiều êm ả nh ru…”( Hai đứa trẻ ). Với lối văn giàu tiết điệu ngân vang , nhịp nhàng bay bổng dã để lại những ấn tợng sâu sắc trong tâm tởng độc giả.

Câu văn Thạch Lam thờng giản dị nhng lại mang theo rất nhiều sự sống tâm hồn ông trong đó . Đọc truyện ngắn Tình xa ngời ta nhớ mãi cái tình yêu mộc mạc hồn nhiên của Lan đối với Bình, muốn dành một sự bất ngờ cho ngời yêu mà Lan không hề hay biết lòng Bình đã thay đổi Thạch Lam viết: “ Nàng bng miệng cời mở lồng bàn, rình sự bằng lòng của tôi trớc những món ăn khéo léo mà nàng biết tôi vẫn thích ” nhng “ đáp lại là sự lãnh đạm, nghiêm nghị của tôi khiến cô gái hụt hẫng, sững sờ ” và “ sự oán trách buồn rầu ứa trên đôi mắt khiến tôi ái ngại cho nàng ”.

Nhận xét về bút pháp của Thạch Lam , Khải Hng cho rằng: “ ở chỗ mà ngời khác dùng t tởng dùng lời văn có khi rất rậm để tả cảnh tả tình , ông chỉ nói một cách rất giản dị cái cảm giác của ông . Cái cảm giác đó bao quát hết t tởng của tác giả và độc giả, nhiều khi đi sâu xa hơn t tởng để mô tả , giải phẫu cái cảm giác của ta đợc ”. Nhận xét này quả đúng với Thạch Lam: “ Thanh thấy tâm hồn nhẹ tơi mát nh vừa tắm ở suối ” ( Dới bóng hoàng lan) . “ Nghĩ đến nhng nỗi , những lời đau đớn nàng phải chịu” ( Trong bóng tối buổi chiều),

“ Tâm không nghĩ ngợi lo lắng gì nữa . Sự buôn bán mặc cả bao bọc lấy nàng nh một hơi nóng”( Cô hàng xén)…Câu văn Thạch Lam nghiêng về cảm giác, có sức khơi gợi mạnh mẽ. Kết hợp với những câu văn nhiêu thanh bằng, nó gợi lên một nhịp điệu chậm buồn nhng có sức lan toả . Đó chính là nhịp của tâm hồn trong tơng quan với môi trờng quanh nó. Chẳng hạn: Sau mỗi đêm, khi chuyến tàu đã đi qua phố huyện xơ xác của mình cô bé Liên lại thấy “Đêm tối vẫn bao bọc xung quanh, đêm của đất quê , ngoài đồng ruộng mênh mông và yên tĩnh lắm ”(Hai đứa trẻ ).

Trong các truyện ngắn của Thạch Lam ta thấy rằng , Ông tận dụng mọi khả năng của phép so sánh. Điều này khiến cho văn của Hồ Dzềnh có chỗ hơi giống nhau . Cả Hồ Dzếnh và Thạch Lam a lối dùng so sánh. Nhng câu văn của

Hồ Dzếnh thờng mang tâm trạng buồn thơng làm chuẩn để so sánh với các vật thể vô tri nhằm gợi không khí ấn tợng. Còn Thạch Lam, chuẩn để so sánh và cái khuôn để so sánh của ông là dựa vào cảm giác , nhng cảm giác cảm nhận bằng mọi giác quan : “ Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhỏm tơi mát nh vừa tăm ở suối” (Dới bóng hoàng lan); “ Khi trông thấy ngời ấy , quả tim Diên đập mạnh nh một con chim sợ hãi” (Trong bóng tối buổi chiều)

Nh vậy , câu văn Thạch Lam nghiêng về cảm giác. Những trang văn Thạch Lam là những trang văn dồi dào sức gợi tả về cảm giác. Đặc điểm này làm nên vẽ đẹp riêng của ngôn ngữ Thạch Lam .

Văn Thạch Lam giản dị , mộc mạc nhng tinh tế , sâu xa “ nhiều khi tràn ra ngoài câu chữ, có khả năng khơi sâu vào cảm giác, vừa cho ta nhìn, vừa cho ta nghĩ” (Phong Lê - Lời giới thiệu tuyễn tập Thạch Lam. (1988), nxb Văn học , Hà Nội).

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn thạch lam (những đặc trưng cơ bản (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w