Xu hớng phát triển các ngành nghề thủ công mới ở Diễn Châu trong những năm qua

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở huyện diễn châu nghệ an trong thời kỳ hội nhập (Trang 36 - 38)

trong những năm qua

Xã Diễn Liên, một trong những xã có phong trào du nhập nghề mới khá mạnh. Là một xã thuần nông nên đời sống của bà con Diễn Liên đang ở mức trung bình. Nghề thêu ren đợc du nhập, chị em phụ nữ đón nhận rất nhiệt tình. Trớc thời điểm xã cha mở đợc lớp học nâng cao, nhiều chị em đã chủ động khăn gói xuống Diễn Hoa để học. Thấy sự vợt khó, tâm huyết, tay nghề khá của bà con, công ty thêu ren xuất khẩu Sơn Hà, doanh nghiệp cung cấp mẫu, bao tiêu sản phẩm đã hỗ trợ kinh phí mở lớp đào tạo. Lúc đầu, con số chị em đăng ký học lên đến 120 ngời đến từ 11 xóm, học trình độ sơ cấp. Sau đó chọn ra 26 chị em khéo tay nhất học lên làm nòng cốt sau này. chỉ sau một tháng, hầu hết các học viên đã có thể thêu đợc mẫu thứ bảy (Mẫu khó nhất). Các sản phẩm thực hành đầu tay của chị em đều đợc công ty Sơn Hà lựa chọn thu mua xuất khẩu. Mặc dù là nghề mới, chị em đa phần còn trong giai đoạn học nghề nhiều hơn làm nghề, thế nhng thu nhập ngày công của lớp nâng cao đã đạt 30.000đ/ng- ời/ngày; còn lớp sơ cấp đạt 20.000đ/ngời/ngày. Mặc dù tay nghề cha cao, song đây cũng là một khoản thu nhập ngoài cây lúa khá hấp dẫn để cho bà con có điều kiện cải thiện thêm cuộc sống.

Xã Diễn Vạn, một xã nghèo ven biển đới sống nhân dân thu nhập chủ yếu dựa vào nghề muối. Thời điểm bà con đang tạm dừng làm muối nên cánh đồng trở nên hoang tàn, tiêu điều. Tại nhà kho HTX Vạn Nam và Vạn Tài bà con đang say sa học nghề mây tre đan xuất khẩu với một số mẫu mã mới. Có sự hỗ trợ từ quỹ khuyến nông, HTX mở đồng thời hai lớp: lớp nâng cao và lớp cơ bản, mỗi lớp 30 học viên. Mới khai giảng lớp đợc 3 tuần mà học viên đã đan thành

thạo đợc 7 mẫu mới, chất lợng đảm bảo, không ngờ bàn tay bà con vùng biển chỉ quen với cào, gánh, tát nớc làm muối, ai nấy đều thoăn thoắt, nhịp nhàng với những nan tre mỏng dính tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lợng. Theo báo cáo của ban chủ nhiệm HTX thì đến nay đã mở đợc hơn 10 lớp nghề mây tre đan. HTX Vạn Nam có 279 hộ thì có 220 hộ có lao động tham gia nghề mây tre đan với tổng số lên đến hơn 300 ngời. Doanh thu từ nghề mây tre đan đa lại mỗi năm trên 1,5 tỷ đồng chiếm 50% doanh thu của toàn HTX. Thu nhập của ngời lao động từ 600.000đ - 800.000đ/ tháng.

ở Diễn Châu thời gian qua, mặc dù nghề thêu ren và nghề mây tre đan xuất khẩu mới du nhập nhng đã thực sự hấp dẫn thu hút đông đảo bà con tham gia. Nghề thêu ren xuất khẩu đã lan toả nhanh tại 5 xã gồm Diễn Nguyên, Diễn Bình, Diễn Cát, Diễn Minh, Diễn Liên với tổng số lao động gần 700 ngời. Nghề mây tre đan xuất khẩu hiện nay có 3 xã phát triển là Diễn Lộc, Diễn Trờng, Diễn Vạn.

Làng nghề Mây tre đan xuất khẩu Xuân Tình - Diễn Lộc: Các năm trớc làng nghề sản xuất ổn định, với 840 lao động trong đó số lao động làm nghề 420 chiếm 50%, giá trị sản xuất từ nghề đạt 2,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân từ nghề đạt 5,3 triệu đồng. Làng nghề đã đợc cấp 500 triệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện nay làng nghề có gặp một số khó khăn do thị trờng xuất khẩu tác động, số lợng lao động tham gia giảm nhiều, còn gần 200 LĐ tham gia sản xuất cho DN Đức Phong, mặt hàng chủ yếu là lồng đèn, thu nhập bình quân 20 - 30.000đ/ngày/lao động.

Làng nghề Mây tre đan xuất khẩu Quyết Thắng - Diễn Trờng:

Nghề mây tre đan đợc du nhập và phát triển từ năm 2004. Số lao động làm nghề là 318/582 chiếm 54,6%. Thu nhập bình quân từ nghề đạt 8,2 triệu đồng. Số lao động qua đào tạo gần 300 lao động [15, tr.3]. Năm 2007, làng nghề Mây tre đan xuất khẩu Quyết Thắng đợc UBND tỉnh công nhận làng nghề đạt

tiêu chí. Từ cuối năm 2008 đến nay, làng nghề này hoạt động rất khó khăn, hiện nay chỉ còn trên 40 LĐ tham gia sản xuất thu nhập không ổn định.

Làng nghề Mây tre đan xuất khẩu Vạn Nam - Diễn Vạn:

Nghề mây tre đan đợc hình thành và phát triển từ năm 2004 đến nay đã từng b- ớc khắc phục khó khăn, sản xuất đợc duy trì và phát triển. Tổng số lao động của làng 596 trong đó số lao động làm nghề là 349 chiếm 58,6%, thu nhập bình quân đầu ngời đạt 640.000đ/ng/tháng. Số lao động qua đào tạo là 125 ngời. Năm 2007 đ- ợc UBND tỉnh công nhận làng nghề đạt tiêu chí [15, tr.3]. Hiện nay, do đặc thù nghề muối, nên ngoài thời gian làm muối chính vụ thì làng nghề tập trung sản xuất mây tre đan xuất khẩu, mặt hàng chủ yếu là chao đèn cho DN Đức Phong.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở huyện diễn châu nghệ an trong thời kỳ hội nhập (Trang 36 - 38)