- Tính logic chặt chẽ.
2.3 Vai trò của giáo viên trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh
học tập của học sinh..
Với phơng pháp dạy học tích cực, giáo viên có vai trò nh một chất xúc tác cho sự phát triển năng lực học tập của học sinh, kích thích sự phát huy tính tích cực của học sinh.
- Giáo viên là "ngời thiết kế "trong việc soạn giảng, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến các mục tiêu của nhà trờng, mục đích yêu cầu của từng tiết học và các quá trình phát triển đang diễn ra trong từng học sinh. Kết quả giảng dạy của giáo viên phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết các đặc điểm tâm lý của học sinh. Do đó nếu giáo viên thiết kế đợc một bài lên lớp, soạn đợc một nội dung giảng dạy trong đó sử dụng khéo léo các BPSP đáp ứng đợc nhu cầu phát triển trí tởng tợng, óc tò mò, sự say mê tìm tòi cái mới...của học sinh thì giờ học đó có nhiều thành công.
- Giáo viên là ngời tổ chức cho học sinh làm việc, hoạt động tìm tòi phát hiện chân lý khoa học. Lớp học phải trở thành một "cộng đồng xã hội " trong đó có sự hợp tác hoạt động giữa các thành viên sao cho mỗi học sinh đợc phát huy đầy đủ các năng lực trí tuệ và trách nhiệm học tập của mình, kết hợp hài hoà giữa học thầy và học bạn. Dùng các biện pháp s phạm thích hợp, Giáo viên tổ chức cho học sinh tranh luận, tìm tòi, khám phá phát hiện ra dấu hiệu bản chất của khái niệm, lời giải bài toán. Học sinh chỉ hứng thú, nhớ lâu khi chính các em là ngời tìm ra chân lý. Vì vậy giáo viên cần tạo ra một môi trờng học tập cởi mở và tự do, ở đó mỗi học sinh đều có cơ hội bộc lộ tối đa năng lực học tập của mình, điều đó cũng có nghĩa là tổ chức tốt việc học tập của học sinh là tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
- Giáo viên là "ngời đánh giá" (Tôn Thân - luận án PTS 1995). Giáo viên cần đánh giá cao óc sáng tạo của tất cả học sinh. Một thái độ cởi mở trân trọng của giáo viên đối với sự tìm tòi mới mẻ của học sinh sẽ có tác động, khuyến khích rất lớn đối với họ. Chính thái độ ấy của giáo viên đã thúc đẩy năng lực học tập và động viên tính tích cực học tập của học sinh. Muốn vậy giáo viên phải có đủ khả năng, trình độ để nhận ra cái độc đáo, đánh giá đúng đắn giá trị thực của nó. Học sinh có thể mất lòng tin, thậm chí có thái độ chống đối, không thân thiện nếu sản phẩm sáng tạo của các em bị đánh giá không đúng. Vì vậy kết quả học tập của học sinh phải đợc khuyến khích và phải đợc phân tích đánh giá đúng đán. Sự đánh giá của giáo viên thật vô t, khách quan khoa học, chỉ có nh vậy Giáo viên mới có thể là ngời trọng tài đáng tin cậy của học sinh và mới có thể phát huy tính tích cực học tập của học sinh.