Cách tiến hành các phơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng phân biệt các hình hình học và hình dạng các sự vật thông qua việc sử dụng trò chơi học tập để dạy trẻ 3 4 tuổi (Trang 26 - 61)

2.2.1. Phơng pháp quan sát s phạm:

* Mục đích: xác định thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập của giáo viên khi dạy trẻ 3- 4 trong giờ làm quen với biểu tợng toán phân biệt các hình hình học và hình dạng sự vật.

*Đối tợng: Giờ dạy của giáo viên cho trẻ 3 - 4 tuổi. * Nội dung:

Bài 2: Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình vuông, hình tròn.

Bài 4: Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình tam giác, hình chữ nhật.

Bài 8: Luyện tập cho trẻ nhận biết và gọi đúng tên các hình: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, biết tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu hình dạng.

*Thời gian: ba buổi vào các giờ làm quen với biểu tợng toán trong tuần. * Cách tiến hành:

- Buổi thứ nhất: Dự giờ bài 2: Trẻ nhận biết và gọi đúng tên gọi đúng tên hình vuông, hình tròn.

+ Cho trẻ ngồi theo hình vòng tròn.

+ " Trời tối " trẻ nhắm mắt lại , cô đi chia các rổ đồ chơi, đặt sau lng mỗi cháu.

+ " Trời sáng "_ Trẻ mở mắt, cô yêu cầu trẻ lấy rổ đồ chơi để trớc mặt. Và hỏi trẻ hãy nhìn xem trong rổ đồ chơi có những gì? hình gì ?

+ Chọn hình giống cô giơ lên và hỏi trẻ có biết đây là hình gì không? + Cô giới thiệu hình vuông và cho trẻ nhắc lại tên hình.

+ Yêu cầu trẻ chọn hình giống cô giơ lên(hình tròn). + Cho trẻ nhắc 2-3 lần tên hình (hình tròn).

+ Cô giơ hình- cháu nói tên hình và giơ hình đó lên.

+ Cô nói tên hình- cháu chọn hình giơ lên và nói to tên hình đó. + Cho trẻ lăn hình tròn - lăn đợc.

+ Cho trẻ lăn hình vuông- không lăn đợc.

+ Cô yêu cầu trẻ cầm hình tròn , sờ đờng bao của hình. + Cô hỏi trẻ: Vì sao hình tròn lăn đợc?

Vì sao hình vuông không lăn đợc?

+ Cho trẻ nhìn xung quanh lớp xem có đồ vật , đồ chơi nào có dạng hình tròn và hình vuông.

+ Cô cho trẻ hát một bài rồi cất đồ dùng và kết thúc tiết học.

- Buổi thứ 2: Dự giờ bài 4: Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình tam giác, hình chữ nhật.

+ Cho trẻ ngồi hình chữ u. 1. Ôn nhận biết hình vuông.

+ Cô giơ xen kẻ hình vuông và hình chữ nhật, nếu là hình vuông thì trẻ nói "hình vuông", nếu là hình chữ nhật thì trẻ nói " không phải hình vuông ".

2. Cho trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình tam giác, hình chữ nhật. + Cô cho trẻ chọn hình giống hình của cô (hình tam giác).

+ Cô giới thiệu và cho trẻ nói to " hình tam giác".

+ Cho trẻ chọn hình giống hình của cô giơ lên ( hình chữ nhật). + Cô giới thiệu và cho trẻ nói to " hình chữ nhật".

+ Cô giơ hình - các cháu chọn hình và nói to tên hình đó. + Cô nói tên hình - các cháu chọn hình giơ lên.

+ Cho trẻ chơi trò chơi " về đúng nhà":

Cô treo các hình: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật làm số nhà, các cháu đi xung quanh lớp vừa đi vừa hát, khi cô nói " về nhà có hình "…

các cháu chạy về nhà có hình đó.

- Buổi thứ 3: Dự giờ bài 8 : Luyện tập nhận biết và gọi đúng tên các hình: vuông, ròn, tam giác, chữ nhật, tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu hình dạng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đồ chơi.

+ Cô giơ hình - cháu nói tên hình và giơ hình đó lên. Cô: - Hình tròn - cháu - hình tròn

- Tam giác - tam giác

- Vuông - hình vuông

- Chữ nhật - hình chữ nhật

… …

+ Cô đa bức tranh vẽ "xe ô tô " ra hỏi trẻ hình gì ? - Ô tô này xếp bằng những hình gì ?

Hình chữ nhật, tam giác, hình tròn. + Cô đa bức tranh khác ra và hỏi:

- Bức tranh này vè gì ?

- Hình bạn gái xếp bằng những hình gì ? + Cho trẻ sờ vào rổ đồ chơi, nhắm mắt lại chọn hình theo yêu cầu của cô.

+ Cho trẻ chọn tất cả các hình tròn đặt ra trớc mặt. + Cho trẻ chọn hình theo yêu cầu của cô.

+ Cho trẻ chơi trò chơi "về đúng nhà" ai có hình gì thì về đúng nhà có hình đó. Ai vào nhầm nhà sẽ phải nhảy lò cò.

(Cho trẻ chơi 3 -4 lần và kết thúc giờ học). 2.2.2. Phơng pháp đàm thoại:

Tiến hành đàm thoại với các giáo viên dạy mẫu giáo bé. Phơng pháp này đ- ợc sử dụng với phơng pháp điều tra nhằm làm rõ thêm mức độ nhận thức của giáo viên trong việc sử dụng trò chơi học tập và việc phát triển khả năng phân biệt các hình hình học và hình dạng các sự vật cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua trò chơi học tập. 2.2.3. phơng pháp điều tra Ankét:

*Mục đích điều tra: Tìm hiểu thực trạng sử dụng trò chơi học tập để phát triển khả năng phân biệt các hình hình học và hình dạng các sự vật cho trẻ 3- 4 tuổi.

* Đối tợng điều tra: 25 giáo viên trực tiếp dạy trẻ mẫu giáo bé. * Nội dung điêù tra:

- Điều tra về trình độ đào tạo, thâm niên công tác của giáo viên.

- Nhận thức của giáo viên về việc phát triển khả năng phân biệt các hình hình học và hình dạng các sự vật thông qua trò chơi học tập để dạy trẻ 3- 4 tuổi.

* Thời gian điều tra: Từ tháng 2/2002 - 4/2002. * Các trờng điều tra:

- Trờng mầm non Hoa Hồng - TP Vinh . -Trờng mầm non Bình Minh - TP Vinh. -Trờng mầm non Hng Dũng I - TP Vinh. -Trờng mầm non Trờng Thi - TP Vinh. - Trờng mầm non Lê Lợi - TP Vinh.

- Trờng mầm non Quang Trung II - TP Vinh. - Trờng mầm non Hồng Sơn - TP Vinh. * Cách tiến hành:

Chúng tôi đã đặt hệ thống câu hỏi đóng và mở thành 25 bản, sau đó gửi đến các trờng nói trên.

Những số liệu thu thập đợc chúng tôi sẽ tiến hành xử lý, tính tỷ lệ phần trăm. Sau đây là hệ thống câu hỏi điều tra Ankét:

Câu 1: Để phát triển khả năng phân biệt các hình hình học và hình dạng các sự vật cho trẻ 3- 4 tuổi chị đã sử dụng những phơng pháp nào ?

Câu 2: Chị có thờng xuyên sử dụng trò chơi học tập để dạy trẻ 3- 4 tuổi phân biệt các hình hình học và hình dạng các sự vật không ?

a. Thờng xuyên. b. Thỉnh thoảng.

c. Cha bao giờ sử dụng.

Câu 3: Khi sử dụng trò chơi học tập để dạy trẻ phân biệt các hình hình học và hình dạng các sự vật (3- 4 tuổi) thì chị thờng sử dụng nó vào thời điểm nào ?

a. Đầu tiết học. b. Cuối tiết học. c. Giữa tiết học. d. Suốt cả tiết học.

Câu 4: Việc sử dụng trò chơi học tập để dạy trẻ 3- 4 tuổi phân biệt các hình hình học và hình dạng các sự vật đợc chị xem nó là phơng tiện củng cố hay là ph- ơng pháp dạy học ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Là phơng tiện củng cố. b. Là phơng pháp dạy học. c. Cả hai.

Câu 5: Chị có nghĩ rằng sử dụng trò chơi học tập để dạy trẻ 3- 4 tuổi phân biệt các hình hình học và hình dạng các sự vật sẽ có hiệu quả hơn không ?

a. Có. b. Không.

Câu 6: ý kiến của chị về vấn đề sử dụng trò chơi học tập để dạy trẻ 3- 4 tuổi phân biệt các hình hình học và hình dạng các sự vật nh thế nào ?

Trên đây là các câu hỏi đóng và mở, mỗi câu hỏi đóng yêu cầu giáo viên đánh dấu nhân vào phơng án mà mình lựa chọn, còn những câu hỏi mở giáo viên tự do trả lời theo hiểu biết của mình.

2.2.4. Phơng pháp ghi chép: Ghi lại kết quả thực hiện của trẻ.

* Mục đích: Nhằm ghi lại kết quả của trẻ một cách chính xác hơn

* Cách tiến hành: Chúng tôi đã nhờ một ngời khác ghi lại những gì mà trẻ thể hiện khi chúng tôi tiến hành đo đầu trớc thực nghiệm. Mặt khác chúng tôi đã sử dụng phơng pháp này để ghi lại hoặc đánh dấu những hiểu biết cũng nh những biểu hiện của trẻ trong quá trình quan sát dự giờ.

2.2.5. Phơng pháp thực nghiệm :

* Mục đích: Kiểm tra tính đúng đắn (tính khả thi) của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra.

* Chọn mẫu: Lựa chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên nhng đảm bảo tính đồng đều.

- Nhóm thực nghiệm: Gồm 15 trẻ lớp mẫu giáo bé Trờng mầm non Trờng Thi.

- Nhóm đối chứng: Gồm 15 trẻ lớp mẫu giáo bé Trờng mầm non Trờng Thi. Hai giáo viên của lớp thực nghiệm và đối chứng đều tốt nghiệp trung học s phạm mầm non, tuổi nghề 6 và 10 năm.

* Đối tợng tác động: Lớp mẫu giáo bé - Trờng mầm non Trờng Thi.

Đây là lớp gồm 30 cháu, sức khoẻ tốt, học lực trung bình, có 36,5% cháu có bố mẹ làm nghề tự do, 24,4% cháu có bố mẹ làm nghề dạy học.

Lớp đợc chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 15 cháu. * Nội dung thực nghiệm :

Dạy các bài:

Bài 2: Gọi đúng tên hình vuông và hình tròn. Sử dụng các trò chơi sau:

Trò chơi 1: "Tìm hình trên cây". 1. Yêu cầu:

- Trẻ tìm đợc hình vuông và hình tròn trong số các hình gắn trên cây. - Trẻ nhận biết hình vuông, hình tròn và màu sắc của nó.

2. Chuẩn bị:- Một cây to có dán các hình: Tròn, vuông, tam giác, chữ nhật. (vừa tầm đứng của trẻ) có màu sắc khác nhau.

- 2 rổ có gắn hình vuông và hình tròn (dùng để đựng hình trẻ lấy đợc từ trên cây) cho 2 đội.

3. Số trẻ: Cả lớp.

4. Hớng dẫn: Chia trẻ thành hai đội cùng thi đua với nhau. Mỗi trẻ của mỗi đội lên hái một hình theo yêu cầu của cô và bỏ vào rổ của đội mình, sau đó về đứng cuối hàng. Thứ tự nh vậy cho đến hết trẻ.

Lần hai có thể cho trẻ lấy các hình trên cây theo màu sắc. VD: Tổ "thỏ nâu" lấy cho cô hình vuông màu đỏ.

Tổ " thỏ vàng" lấy cho cô hình tròn màu xanh.

Trò chơi 2: " Thỏ về đúng chuồng"

1. Yêu cầu: - Trẻ nhận ra đợc đâu là hình tròn đâu là hình vuông. Và tìm đúng hình của mình.

2. Chuẩn bị: - Phấn hoặc giấy đề can.

- Mỗi trẻ một lô tô hình vuông hoặc hình tròn. 3. Số cháu: Từng nhóm 5- 6 cháu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Hớng dẫn:

Cô vẽ lên sàn nhà hoặc dán giấy đề can hình tròn và hình vuông to vừa trẻ đứng, sau đó gọi một nhóm trẻ 5- 6 cháu lên chơi, cô phát cho mỗi cháu một lô tô có các hình tròn và hình vuông. Cháu đi vòng tròn vừa đi vừa hát, khi nào cô nói " Thỏ về chuồng" thì cháu nào có lô tô hình nào thì về hình vẽ đó, nếu cháu nào sai sẽ phải nhảy lò cò. (thứ tự cho từng nhóm vui chơi).

Có thể cho cả lớp chơi cùng một lúc nếu số trẻ ít ( Khoảng 25 cháu).

Lu ý: Khi kiểm tra cháu đã về đúng hình của mình cha thì nhớ hỏi trẻ cháu về hình gì? Trẻ nói to hình đó.

Trò chơi 3: " Tìm hình".

1. Yêu cầu: - Trẻ biết nhận dạng hình tròn và hình vuông

- Rèn luyện khả năng quan sát và tính nhanh nhẹn cho trẻ.

2. Chuẩn bị: Một số hình: Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật làm bằng gỗ rải trên bàn ( vừa để trẻ có thể lấy đợc).

3. Số trẻ: Nhóm từ 4- 5 cháu.

4. Hớng dẫn: Gọi một nhóm trẻ 4- 5 cháu lên chơi, cô và cháu đi vòng quanh bàn hát một bài, khi nào cô nói: "Tìm hình ."Thì trẻ nhanh nhẹn tìm cho…

mình một hình (số hình ít hơn số trẻ) và giơ lên đọc to hình mình vừa tìm, bạn nào tìm sai hoặc chậm không lấy đợc hình thì nhắc nhở trẻ và cho trẻ chơi lại. Thứ tự nh vậy cho từng nhóm khác lên chơi.

1. Yêu cầu: - Trẻ biết gọi tên các đồ vật xung quanh giống với hình dạng của một số hình đã học.

- Phát triển t duy hồi tởng và so sánh.

2. Chuẩn bị: Hình tròn, hình vuông (bằng nhựa, gỗ, hoặc bìa cứng).

Chuẩn bị một số các đồ vật, đồ chơi để quanh lớp có hình dạng giống hình vuông và hình tròn.

3. Số trẻ: Cả lớp

4. Hớng dẫn: Cho trẻ ngồi hình vòng cung, cô giáo đặt các hình đã chuẩn bị lên bàn sau đó cho các cháu lần lợt gọi tên các hình đó. Tiếp theo cô cầm một hình đó lên (hình tròn) cho các cháu suy nghĩ và nhớ lại: Cháu đã thấy những vật gì có dạng giống nh hình tròn ( mặt đồng hồ tròn, bánh xe đạp, ) sau đó yêu cầu trẻ…

tìm xung quanh lớp xem có đồ vật đò chơi nào có dạng hình tròn.

Tơng tự cho trẻ tìm những đồ vật đồ chơi có dạng giống hình vuông. Cũng có thể sử dụng trò chơi này theo cách khác: Cô giáo cùng trẻ quan sát hình dạng khác nhau của các đồ vật: Quả bóng, quả cầu, khăn mùi soa, khung ảnh, sau đó phát cho các cháu những tấm bìa nhỏ có vẽ các hình đã học ( tròn, vuông) và yêu cầu các cháu đặt tấm bìa của mình gần các đồ vật có dạng giống hình vẽ trên tấm bìa.

Bài 4: Trẻ nhận biết, gọi đúng tên hình tam giác, hình chữ nhật.

Trò chơi 1: " Chiếc túi kỳ lạ"

1. Yêu cầu: Phát triển khả năng nhận biết hình dạng của các loại hình bằng cách sờ nắn và gọi đúng tên hình tam giác, hình chữ nhật.

2. Chuẩn bị:

- Một số loại hình: Tròn, vuông, tam giác, chữ nhật ( bằng gỗ hoặc bằng nhựa). Mỗi loại có 2 - 4 hình kích thớc vừa phải để trẻ có thể cầm nắm đợc và sờ đ- ợc hình.

- Túi vải dùng để đựng các hình trên. 3. Số trẻ: 2 trẻ lần lợt lên chơi.

4. Hớng dẫn: Cho trẻ ngồi theo hình vòng cung, cô ngồi đối diện với trẻ. Tr- ớc khi tiến hành tởng tợng cô cho các cháu quan sát để nhận dạng hình rồi cho tất cả các loại hình đó vào túi kín. Cô hớng dẫn và làm mẫu cho trẻ xem, sau đó cô lần lợt chọn 2 cháu lên chơi: Yêu cầu trẻ thò tay vào túi ( không đợc nhìn vào miệng túi) lấy ra một hình theo yêu cầu của cô ( ví dụ : Con hãy lấy cho cô một hình tam giác ), cháu gọi tên hình vừa lấy và giơ cao cho cả lớp xem ( cho 1-2 cháu khác…

nhận xét xem bạn thực hiện có đúng không ) mỗi lần cô chỉ yêu cầu cháu tìm một hình, tơng tự nh vậy lần lợt cho các trẻ khác lên ( có thể cho 2 trẻ thi đua nhau xem bạn nào giỏi hơn, cô khuyến khích và động viên trẻ nếu trẻ làm sai bằng cách cho trẻ chơi một lần nữa ).

Trò chơi 2: "Xếp hình" 1. Yêu cầu:

- Dạy trẻ kỹ năng xếp hình theo các nét vẽ đơn giản. - Rèn luyện khả năng quan sát và tính chính xác cho trẻ.

2. Chuẩn bị: Mỗi cháu có từ 4 đến 10 que tính, một rổ đồ chơi đựng các que tính, một bảng bông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Số trẻ: Cả lớp.

4. Hớng dẫn: Có thể cho các cháu ngồi ở bàn hoặc trên sàn nhà, phát cho mỗi cháu một rổ que tính và một bảng bông.

Cô giáo hớng dẫn cách xếp hình và làm mẫu cho trẻ xem ( Cô dùng ba que tính xếp hình tam giác, dùng 4 que tính: 2 que ngắn hơn, 2 que dài hơn xếp hình chữ nhật) trên bảng bông. Sau đó hỏi cháu cô đã xếp hình gì trên bảng. Tiếp theo cho 2 trẻ lên làm mẫu giống hình cô vừa xếp ( để nguyên hình mẫu cho trẻ quan

sát ). Cuối cùng cho cả lớp cùng xếp theo hình mẫu. Có thể cho trẻ xếp hình lá cờ

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng phân biệt các hình hình học và hình dạng các sự vật thông qua việc sử dụng trò chơi học tập để dạy trẻ 3 4 tuổi (Trang 26 - 61)