Các dạng bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 75 - 123)

học sinh lớp 4

2.3.1. Bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn Mở bài.

Trong văn kể chuyện, Mở bài thường được viết thành một đoạn văn. Nó có nhiệm vụ giới thiệu nhân vật được kể. Nhân vật đó có thể là đồ vật, cây cối, con vật, con người. Qua tìm hiểu học sinh lớp 4 cho thấy rằng các em thích viết đoạn Mở bài hơn so với các đoạn văn khác trong bài văn kể chuyện. Vì đoạn Mở bài thường dễ viết hơn so với các đoạn văn khác.

Học hết lớp 4, học sinh phải viết được đoạn văn mở bài theo 2 cách. Điều đáng quan tâm là phải viết như thế nào để thu hút được sự quan tâm, tò mò, hứng thú ở người đọc. Vì vậy, rèn kĩ năng viết đoạn Mở bài cho học sinh thông qua các bài tập thực hành là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với người giáo viên trong khi dạy thể loại văn kể chuyện cho học sinh lớp 4.

Các dạng bài tập rèn kĩ năng viết đoạn Mở bài được đưa vào trong các tiết học riêng và được lồng ghép vào những dạng bài dạy thực hành về kĩ năng viết đoạn. Nhiệm vụ của các tiết học này là cung cấp những kiến thức về đoạn Mở bài. Sau đó các em được thực hành viết đoạn văn kể chuyện và phân biệt cách mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng học sinh chỉ chọn kiểu Mở bài trực tiếp thì giáo viên nên yêu cầu học sinh viết đoạn Mở bài theo kiểu trực tiếp trước, sau đó mới viết đoạn Mở bài theo kiểu gián tiếp, cân nhắc các em cách dùng từ, đặt câu. Với cách mở bài theo kiểu gián tiếp, giáo viên nên yêu cầu các em suy nghĩ, nhớ lại, lựa chọn hoàn cảnh xuất hiện của đối tượng sao cho tự nhiên, hợp lí.

Sau đây là một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn Mở bài:

Dạng 1: Bài tập định hướng cho phần phát triển câu chuyện

Bài tập 1: Em hãy thử xác định diễn biến của câu chuyện khi đọc những đoạn Mở bài dưới đây:

a) Một con cọp từ trong rừng sâu đi ra, thấy một anh nông dân bé nhỏ cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước nặng nề, lâu lâu lại bị anh nông dân quất một roi vào mông. Trâu vẫn nhẫn nại kéo cày. Cọp rất lấy làm ngạc nhiên.

b) Ngày xưa có một chàng tiều phu sống ở trong rừng. Một hôm, chàng tìm được một cây gỗ ưng ý cạnh dòng sông. Chàng trai nghèo phấn khởi vì sẽ được món tiền lớn để trang trải cho cuộc sống và thay lưỡi rìu mới. Nghĩ thế,

chàng hăng hái chém từng nhát thật mạnh. Bỗng “rắc” một tiếng, lưỡi rìu sắt rời khỏi cán và bay thẳng xuống dòng sông sâu.

c) Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn Thỏ chúng tôi? Thấy bóng dáng chúng tôi trên đường đua thì hươu, nai còn phải kiêng dè, huống chi là bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng Rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời.

Dạng 2: Bài tập luyện viết đoạn Mở bài trực tiếp

Bài tập 1: Em hãy viết mở bài trực tiếp cho một số đề làm văn dưới đây: a) Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.

b) Em hãy kể lại câu chuyện nói về tình anh em thắm thiết.

c) Em hãy kể về một người có tấm lòng nhân hậu mà em đã từng tiếp xúc.

Bài tập 2: Hãy chuyển các kiểu Mở bài gián tiếp sau thành kiểu Mở bài trực tiếp

a) Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo. Nơi đó có dòng sông đỏ nặng phù sa, có cánh đồng thơm mát quanh năm, có đêm trăng đẹp với những kỉ niệm đáng nhớ của một thời thơ ấu.

b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện “Rùa và Thỏ” sau đây sẽ chứng minh điều đó.

c) Bé ngồi học bên cửa sổ trông ra vườn. Ngoài vườn, ánh nắng trải vàng trên cành cây, nhìn từ phòng ra thấy thật rực rỡ. Cửa sổ gắn kính đóng chặt để ngăn bớt bụi và sự mất tập trung của bé. Thế mà chẳng hiểu sao một chú chim sẻ lại bay lạc vào phòng bé.

Bài tập 1:

Đọc truyện sau:

RÙA VÀ THỎ

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con Rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ thấy thế liền mỉa mai:

- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy. Rùa đáp:

- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn! Thỏ ngạc nhiên:

- Rùa mà dám chạy thi với Thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó! Rùa không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó dốc sức chạy thật nhanh.

Thỏ nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ: “Chả việc gì mà vội, Rùa gần tới đích, mình phóng cũng thừa sức thắng cuộc”. Vì vậy, nó cứ nhởn nhơ nhìn trời, mây, cây cỏ.

Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, nó thấy Rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.

Theo La Phông-Ten

a) Kể lại phần mở đầu câu chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp.

b) Em hãy phân tích sự khác nhau giữa đoạn Mở bài em vừa viết với những đoạn Mở bài trực tiếp mà em đã được học.

Bài tập 2: Hãy chuyển các đoạn Mở bài sau thành kiểu Mở bài gián tiếp a) Thuở nhỏ, ở Sài Gòn Bác có một người bạn thân tên là Lê.

b) Ngày xửa, ngày xưa có cậu bé tên Cuội làm nghề đốn củi kiếm sống. c) Nam rất thích vẽ và hầu như ở bất kì chỗ nào Nam cũng có thể vẽ được.

Đây là dạng bài tập rèn cho học sinh kĩ năng xác định trình tự các diễn biến của một phần hay một khía cạnh của câu chuyện. Từ đó học sinh thực hành viết đoạn văn và liên kết các đoạn thành thân bài. Khi viết đoạn văn Thân bài cần dựa vào các ý học sinh đã tìm để luyện viết từng tiểu đoạn. Như vậy, để viết đoạn văn mạch lạc, học sinh phải có khả năng phân tích, triển khai ý, phát triển nội dung đoạn sao cho phù hợp.

Khi viết đoạn cho phần Thân bài, học sinh cần xác định ý chính cần triển khai để chia thành các đoạn sao cho phù hợp. Khi học sinh viết đoạn văn kể chuyện trong phần Thân bài, các em thường gặp khó khăn trong việc phân đoạn hợp lí, liên kết giữa các đoạn không chặt chẽ, hoặc các em triển khai không đúng ý câu chủ đề. Các đoạn văn ở phần Thân bài thường được trình bày theo một kiểu cấu trúc nhất định, nếu không sử dụng linh hoạt các kiểu cấu trúc thì sẽ tạo nên sự nhàm chán cho người đọc. Vì vậy, giáo viên cần tổ chức tốt khâu này để giúp học sinh viết đoạn văn kể chuyện một cách có hiệu quả.

Sau đây là một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn Thân bài:

Dạng 1: Bài tập hoàn chỉnh đoạn thân bài dựa vào phần Mở đầu và phần Kết thúc cho sẵn

Bài tập 1: Dưới đây là ba đoạn văn được viết theo cốt truyện “Vẽ trứng”, trong đó hai đoạn đã hoàn chỉnh, còn một đoạn mới chỉ có phần mở đầu và phần kết thúc. Hãy viết tiếp phần còn thiếu:

a) Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.

b) Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán.

- ………. Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.

c) Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt xuất. Cac tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào của nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại phục hưng.

Dạng 2: Hoàn chỉnh đoạn thân bài dựa vào câu mở đoạn cho sẵn

Bài tập 1: Em hãy viết tiếp phần diễn biến của câu chuyện “Vào nghề” bằng câu mở đoạn cho sẵn dưới đây:

Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên....

Bài tập 2: Hãy phát triển các ý dưới đây thành một đoạn văn kể chuyện a) “Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng. ... b) “Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc. ... c) “Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. ...

Dạng 3: Luyện viết đoạn thân bài dựa vào nội dung bài thơ Bài tập 1: Đọc bài thơ sau:

Em bé và chim sẻ

Có con chim sẻ lạc đàn Sa vào nhà bé kêu vang cả trời

Thương chim bé chẳng bắt chơi Bé ra mở cửa… bé mời chim ra

Nguyễn Văn Hoa

(Cõng con đi chơi – Nxb Giáo dục - 2001)

Dựa vào lời của bài thơ trên, em hãy kể lại diễn biến câu chuyện “Em bé và chim sẻ”

Bài 2: Dựa vào nội dung bài thơ “Nàng tiên Ốc” (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 18). Em hãy kể lại diễn biến câu chuyện bằng lời của em.

Dạng 4: Hãy viết vào chỗ chấm để hoàn chỉnh đoạn văn

Bài tập 1: Hãy viết tiếp vào chỗ […] để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

“Đã mấy ngày liền xa mẹ, bụng hai chú gấu con đang đói meo thì bỗng chúng nhìn thấy một miếng phó mát to dưới gốc cây. Thật là sung sướng. […]. Vốn tính ma mãnh, tham lam, lão ta cố tình bẻ thành hai miếng không đều nhau để cắn xén dần cho đến khi chỉ còn lại hai miếng bé tí tẹo rồi mới chịu phân chia đều cho hai anh em nhà gấu.

Bài tập 2: Bạn Nam thử mượn lời An-đrây-ca viết một đoạn chuyện kể về nỗi dằn vặt của mình nhưng còn thiếu một số chỗ. Em hãy giúp bạn hoàn thành đoạn văn kể chuyện này.

Một buổi chiều nọ, mẹ thấy ông khó thở nên bảo tôi đi mua thuốc cho ông uống. Tôi vui vẻ nhận lời và đi ngay. […]. Mãi đến gần chiều tôi mới sực nhớ, tôi vội chạy ngay đền hiệu thuốc và mang thuốc chạy thẳng một mạch về nhà.

Vừa bước vào phòng, tôi chợt xót xa và hụt hẫng khi nhìn thấy mẹ đang ngồi cạnh ông khóc nức nở. […].

2.3.3. Bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn Kết bài

Bài tập rèn kĩ năng viết đoạn Kết bài là dạng bài tập luyện cho học sinh viết đoạn với nhiệm vụ kết thúc một bài văn kể chuyện. Dạng bài tập này tập trung rèn luyện cả hai kiểu kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.

Mặc dù chương trình Tập làm văn kể chuyện ở Tiểu học cố gắng rèn luyện cho học sinh cả hai kiểu kết bài nhưng vẫn khuyến khích học sinh viết theo kiểu mở rộng vì thực tế cho thấy rằng kết bài mở rộng hay hơn kết bài không mở rộng Tuy nó có phần dễ viết hơn, chỉ cần một câu văn các em cũng có thể viết được phần kết bài. Nhưng hạn chế của đoạn Kết bài không mở rộng là nó không thu hút sự chú ý cho người đọc

Tóm lại, bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện được sách giáo khoa chia ra thành các kĩ năng bộ phận nhằm tạo điều kiện cho học sinh có nhiều thời

gian suy nghĩ, rèn kĩ năng diễn đạt (dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa..). Tùy vào điều kiện và thời gian cho phép, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chọn viết lại một đoạn văn hay hơn đoạn văn đã viết để nâng cao kĩ năng viết đoạn cho học sinh.

Sau đây là một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn Kết bài:

Dạng 1: Bài tập luyện viết đoạn Kết bài mở rộng

Bài tập 1: Dựa vào đoạn Kết bài dưới đây, em hãy thử phán đoán xem nội dung bài viết trong phần phát triển là gì?

“Bên tôi đã từng có gà Trống, có gà Mái, có vịt Trắng, có Cún con dễ thương. Nhưng chính tôi đã không biết quý trọng tình bạn. Chính tôi đã xua đuổi họ đi. Giờ đây trong sự ăn năn, hối hận, tôi chỉ mong sao các bạn hiểu và tha thứ cho sự hối tiếc muộn màng này của tôi”.

Bài tập 2: Em hãy so sánh đoạn Kết bài mở rộng dưới đây xem có gì khác với những cách kết bài không mở rộng mà em đã được.

“Bà nay tuy đã xa nhưng những lời nói và hình ảnh của bà vẫn còn đọng mãi trong tôi. Tôi cố gắng học tập thật tốt và rèn luyện bản thân mình để trở thành người có ích cho xã hội đúng như mong muốn của bà”.

Bài tập 3: Em hãy viết những đoạn Kết bài mở rộng cho các đề bài làm văn sau đây:

a) Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó

b) Dựa vào nội dung bài thơ “Nàng tiên Ốc” (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 18), em hãy kể lại câu chuyện trên.

c) Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.

Dạng 2: Bài tập luyện viết đoạn Kết bài không mở rộng

a) Em hãy kể lại chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời của Thủy Tinh. b) Em hãy mượn lời của Cừu non trong chuyện “Chó sói và cừu non” để kể lại cuộc gặp gỡ gã Sói hung ác và đã thoát nạn như thế nào

c) Hãy tưởng tượng em bị lạc vào một thế giới tương lai. Sau khi trở về với hiện tại, em hãy kể cho các bạn nghe về những điều kì diệu mà mình đã nhìn thấy ở thế giới đó.

Bài tập 2: Hãy viết tiếp đoạn kết bài không mở rộng cho câu chuyện sau: Bà chị họ tôi học thì giỏi nhưng nấu ăn thì dỡ ẹc. Một hôm, nhà có khách mà bố mẹ lại đi vắng nên chị tôi phải lăn vào bếp. Túng quá, chị bèn nghĩ ra sang kiến mới. Chị dùng số tiền mẹ đưa lúc sang mua về nào là gà, bánh rán bày đầy cả mâm. Mọi người đang ăn ngon lành thì một vị khách bỗng cắn phải một cục sạn rất to. Thẹn quá, chị tôi bèn chữa cháy:

- Chắc là cháu đánh rơi cái gì vào bột lúc đang nhào.

Người khách vội nhả miếng bánh ra. Và bạn có biết đó là gì không? ………

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương này, người nghiên cứu đã sâu vào các vấn đề sau:

- Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng việc dạy – học văn kể chuyện ở trường tiểu học, người nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng cụ thể, cần thiết cho việc rèn viết đoạn văn kể chuyện của học sinh. Một khi đã rèn luyện thuần thục các kĩ năng mà người nghiên cứu đã đề xuất sẽ nâng cao được năng lực văn cho học sinh một cách toàn diện và các em sẽ viết được những đoạn văn hay, trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Đó là cơ sở vững chắc cho việc học văn ở những bậc học tiếp theo. Khẳng định tầm quan trọng đặc biệt và tính khả thi của việc rèn luyện viết đoạn văn kể chuyện. Đó là bước khởi đầu vững chắc để dẫn dắt tới sự thành công của một bài văn hoàn chỉnh.

- Thiết kế một số dạng bài tập phục vụ cho việc rèn luyện kĩ năng viết

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 75 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w