Để có cái nhìn sơ bộ về việc dạy - học Tập làm văn kể chuyện ở lớp 4, người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực tế như sau:
- Mục đích khảo sát: Thông qua ý kiến của giáo viên, học sinh và một số tiết dạy dự giờ về vấn đề dạy - học văn kể chuyện cũng như kĩ năng viết đoạn
văn, người nghiên cứu rút ra những kết luận, những nhận xét một cách chính xác, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh một cách thiết thực và hiệu quả.
- Nội dung khảo sát:
+ Tìm hiểu thực trạng về kỹ năng viết đoạn văn kể chuyện của học sinh lớp 4 qua phiếu thăm dò để rút ra nhận xét và kết luận chung.
+ Tìm hiểu thực trạng về việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 thông qua phiếu thăm dò ý kiến giáo viên lớp 4.
- Phương pháp khảo sát:
+ Khảo sát bằng phiếu: Nội dung của phiếu đề cập đến là sự đánh giá của giáo viên về mức độ khó của việc dạy học Tập làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4, sự đánh giá của giáo viên về kĩ năng viết đoạn trong dạy học Tập làm văn kể chuyện của học sinh hiện nay, các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn cho học sinh mà giáo viên thường sử dụng,… Thái độ của học sinh về Tập làm văn kể chuyện mà các em được học trong nhà trường, một số câu hỏi trắc nghiệm nhỏ nhằm kiểm tra kĩ năng viết đoạn của học sinh…
+ Khảo sát bằng cách phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học Tập làm văn kể chuyện, những vướng mắc trong thực tế khi học sinh tiếp nhận thể loại văn học này,…Phỏng vấn học sinh về hứng thú của các em khi học tiết Tập làm văn kể chuyện, những khó khăn các em mắc phải khi học thể loại này.
+ Khảo sát đoạn văn của học sinh: Khảo sát đoạn văn kể chuyện của 347 học sinh để có thể đánh giá khả năng viết văn cũng như kĩ năng viết đoạn của học sinh, cách sắp xếp ý, sử dụng từ ngữ, cách đặt câu và liên kết các câu trong đoạn văn,...
+ Dự giờ một vài tiết dạy của giáo viên: Dự các tiết có nội dung Tập làm văn kể chuyện nhằm phần nào nắm bắt được thực tế dạy - học nội dung này. Đặc biệt, qua các tiết dự giờ có thể nhận xét được khả năng vận dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn mà giáo viên vận dụng và kết quả đạt được như thế nào.
- Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát của đề tài gồm giáo viên và học sinh lớp 4 ở các trường:
+ Trường TH-THCS Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc. + Trường TH-THCS Cửa Cạn, xã Cửa Cạn, huyện Phú Quốc
+ Trường Tiểu học Dương Đông 1, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc + Trường Tiểu học Dương Đông 3, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc + Trường Tiểu học Dương Đông 4, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc + Trường Tiểu học An Thới 1, thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc
+ Trường TH-THCS An Thới 2, thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc
1.3.1. Thực trạng rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn kể chuyện ở trường Tiểu học
1.3.1.1. Thực trạng về kỹ năng viết đoạn văn kể chuyện của học sinh lớp 4.
- Hệ thống câu hỏi trong phiếu khảo sát gồm 12 câu. - Tổng số phiếu khảo sát là 347 phiếu.
Qua quá trình tổng hợp từ phiếu khảo sát học sinh, những kết luận cơ bản được rút ra như sau:
Bảng 2.1: Thái độ của học sinh đối với thể loại văn kể chuyện Em có thích học tập làm văn kể chuyện không?
lượng %
Em rất thích 149 42, 94
Em không thích lắm 57 16,43
Em rất chán học văn kể chuyện 38 11,95
Em cảm thấy bình thường 103 29,68
Trong số 347 phiếu khảo sát có 149 phiếu (42,94%) cho biết rất thích học văn kể chuyện. Một con số cũng khá cao. Như vậy, thực tế cho thấy rằng nội dung chương trình Tập làm văn kể chuyện luôn được các em học sinh yêu thích vì nó giúp các em tu dưỡng đạo đức, biết được điều hay lẽ phải trong cuộc sống và là một cách giải trí của hầu hết trẻ em Việt Nam. Nội dung này rất phù hợp với đặc điểm nhận thức của các em nên các em rất thích học nó. Bên cạnh đó, vẫn còn 38 học sinh (11,95%) rất chán học văn kể chuyện, 103/347 học sinh (29,68%) cảm thấy bình thường. Nguyên nhân có lẽ do học lực của các em còn yếu, không nắm vững lí thuyết bài học nên dẫn đến việc không thực hành viết tốt đoạn văn. Do vậy trong khi rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh, giáo viên phải luôn quan tâm, tạo hứng thú cho các em và giúp đỡ các em từng bước tháo gỡ những khó khăn để nâng cao kĩ năng viết đoạn của học sinh.
Bảng 2.2: Mức độ khó và những vướng mắc thường gặp khi học sinh thực hành viết đoạn văn kể chuyện Khi viết đoạn văn kể chuyện, em cảm thấy thế nào?
Kết quả Số lượng Tỷ lệ % Khó viết 107 30,84
Bình thường
Dễ viết 65 18,73
Khi viết đoạn văn kể chuyện, em thấy khâu nào là khó nhất?
Kết quả Số lượng Tỷ lệ % Sử dụng từ ngữ, viết câu mạch lạc 42 12,10 Diễn đạt ý, liên kết các ý thành đoạn văn 121 34,87 Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, liên tưởng,… 59 17
Khó bộc lộ cảm xúc 74 21,33
Tất cả các ý trên 51 14,70
Với câu hỏi: “Khi viết đoạn văn kể chuyện, em cảm thấy thế nào?” thì có 107 học sinh (30,84%) trả lời là khó viết, 93 học sinh (26,80%) trả lời bình thường và 65 học sinh (18,73%) trả lời dễ viết, 82 học sinh (23,63%) trả lời vừa dễ vừa khó viết.
Kết quả trên chứng tỏ rằng kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện của học sinh lớp 4 vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân có thể do vốn sống, vốn từ ngữ của các em còn ít cho nên các em khó diễn đạt ý trong khi viết hoặc do từ phía giáo viên chưa tạo cho các em tâm thế say mê học văn kể chuyện.
Từ hệ quả trên cho chúng ta thấy rằng học sinh sẽ thiếu vốn từ ngữ để diễn đạt. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy có 121 ý kiến (34,87%) cho rằng gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý, liên kết các ý thành đoạn văn. Kết quả trên khiến ta suy nghĩ vì trong khi giáo viên chú trọng đến các biện pháp rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ khi kể chuyện thì học sinh lại vướng mắc nhiều ở các khâu khác.
Bảng 2.3: Kiểu mở bài, kết bài học sinh thường chọn viết Em thường viết đoạn mở bài theo kiểu nào?
Kết quả Số
lượng
Tỷ lệ %
Kiểu mở bài trực tiếp
Kiểu mở bài gián tiếp 129 37,18
Không kiểu nào trong hai kiểu trên 0 0
Em thường viết đoạn kết bài theo kiểu nào?
Kết quả Số lượng Tỷ lệ % Kiểu kết bài mở rộng 103 29,69
Kiểu kết bài không mở rộng 244 70,32
Không kiểu nào trong hai kiểu trên 0 0 Viết đoạn Mở bài cho bài văn kể chuyện theo kiểu nào không quan trọng mà quan trọng là học sinh phải biết rằng mở bài là phải giới thiệu được đối tượng mà các em cần kể chuyện là ai, và làm sao để người đọc thấy thích thú để tiếp tục đọc bài văn của mình. Qua khảo sát 347 học sinh thì có 218 học sinh (62,82%) cho biết các em thường chọn cách mở bài trực tiếp, còn lại 129 học sinh (37,18%) cho biết thường viết mở bài theo kiểu gián tiếp. Đồng thời qua việc phỏng vấn một bộ phận học sinh học tốt nội dung văn kể chuyện thì đa số các em đều chọn cách mở bài gián tiếp. Vì các em cho rằng cách mở bài gián tiếp thường hay hơn, lôi cuốn hơn cách mở bài trực tiếp mặc dù nó khó viết hơn.
Nếu như Mở bài là cái gợi lên sự tò mò, là sự mời gọi người đọc vào khám phá câu chuyện của ta thì Kết bài cũng giữ một vị trí không kém phần quan trọng. Có thể nói nó quyết định sự sống còn của câu chuyện, nếu kết bài có hay, có độc đáo thì mới gây ra được tiếng vang trong lòng người đọc, khiến người đọc phải nhớ mãi về câu chuyện của ta. Nhưng qua điều tra thì chỉ có 103/347 học sinh (29,69%) chọn kiểu kết bài mở rộng còn lại 244/347 học sinh (70,32%) viết kết bài theo kiểu không mở rộng. Có lẽ do vốn ngôn ngữ của các em chưa nhiều và khả năng liên tưởng của các em chưa phát triển cao nên các em cảm thấy khó khăn khi viết đoạn Kết bài theo kiểu mở rộng. Do vậy, khi hướng dẫn
học sinh dựng đoạn Kết bài, giáo viên phải yêu cầu học sinh viết cả hai kiểu kết bài mà trong đó chú trọng đặc biệt đến kết bài mở rộng để rèn luyện kĩ năng viết đoạn cho học sinh.
Bảng 2.4: Kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện của học sinh Theo em, các câu trong đoạn văn có quan hệ với nhau như thế nào?
Kết quả Số
lượng
Tỷ lệ % Các câu sau có liên quan và làm rõ ý cho câu trước 62 17,87 Các câu trong đoạn văn không có liên quan gì với nhau 95 27,38 Các câu trước hoàn toàn độc lập với các câu sau 107 30,84 Câu chỉ liên kết với nhau mà không có quan hệ gì về ý nghĩa 83 23,91
Khi viết đoạn văn kể chuyện, em cần chú ý điều gì?
Kết quả Số
lượng
Tỷ lệ % Chú ý đến các sự kiện xảy ra trong câu chuyện 82 23,63 Chú ý đến các nhân vật trong câu chuyện 67 19,31 Chú ý đến việc sử dụng các biện pháp tu từ trong câu chuyện 99 28,53 Chú ý đến việc sử dụng ngôi kể trong câu chuyện 54 15,56 Chú ý đến hành động của các nhân vật trong câu chuyện 45 12,97
Khi viết đoạn văn “Kể lại việc em giúp một bà cụ qua đường” em cần chú ý những gì?
Phương án trả lời Kết quả Số
lượng
Tỷ lệ % Chú ý tâm trạng của bà cụ khi qua đường 83 23,92 Kể chuyện kết hợp với tả ngoại hình để làm nổi bật cái khó
của bà cụ
Không chú ý gì cả
Chú ý đến các sự kiện trước và sau khi bà cụ qua đường 98 28,24 Chú ý đến toàn bộ hành động của bà cụ 61 17,58
Các câu trong đoạn văn kể chuyện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng làm rõ một khía cạnh, một phần của câu chuyện. Thế nhưng khi khảo sát 347 học sinh lớp 4 thì chỉ có 62 học sinh (17,87%) nhận thức được yêu cầu này, còn lại 95 học sinh (27,38%) cho rằng các câu sau không liên quan với các câu trước, 107 học sinh (30,84%) cho rằng câu trước hoàn toàn độc lập với các câu sau, 83 học sinh (23,91%) cho rằng câu chỉ liên kết với nhau mà không có quan hệ gì về ý nghĩa. Điều này sẽ dẫn đến một tai hại là các em sẽ không viết được một đoạn văn đạt yêu cầu vì các em không nắm vững lí thuyết về đoạn văn và các yêu cầu khi viết đoạn văn kể chuyện. Điều đó dễ thấy rằng khi đọc đoạn văn kể chuyện của các em ta bắt gặp rất nhiều ý nhưng các ý đó không thống nhất với nhau. Đó là nguyên nhân làm cho đoạn văn của các em kém chất lượng.
Viết đoạn văn kể chuyện đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp rất nhiều kĩ năng trong đó có thể nói các sự kiện xảy ra trong câu chuyện và hành động của các nhân vật trong câu chuyện được quan tâm hàng đầu. Từ bảng thống kê 2.4 trên ta thấy rằng học sinh chưa chú trọng đến vấn đề này. Điều đó có thể giải thích vì sao những đoạn văn của học sinh chưa hay, chưa sinh động và hấp dẫn người đọc.
Từ các bảng thống kê trên ta thấy đa số học sinh lớp 4 hiểu được yêu cầu khi viết đoạn văn kể chuyện. Thế nhưng qua khảo sát 347 đoạn văn kể chuyện của học sinh lớp 4, người nghiên cứu rút ra nhận xét rằng các em chỉ hiểu trên cơ sở lí thuyết chứ khi viết văn các em không vận dụng được lí thuyết đã biết. Do đó khi rèn kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 giáo viên phải phối hợp đồng bộ các biện pháp tổ chức và hình thức luyện tập để nâng cao chất lượng đoạn văn kể chuyện của học sinh.
Bảng 2.5: Biện pháp và hình thức tổ chức để giúp học sinh viết tốt đoạn văn kể chuyện
Trước khi viết đoạn văn kể chuyện, thầy (cô) có hướng dẫn các em nói về đoạn văn các em sẽ viết không?
Kết quả Số lượng Tỷ lệ % Có 49 14,12 không 61 17,58 Thỉnh thoảng 165 47,55 Thường xuyên 72 20,75
Sau khi viết đoạn văn kể chuyện, em có hài lòng không?
Kết quả Số lượng Tỷ lệ % Rất hài lòng 64 18,44 Chưa hài lòng lắm 198 57,06
Không hài lòng chút nào 85 24,50
Sau khi thầy (cô) tổ chức chỉnh sửa đoạn văn kể chuyện, các em có viết lại đoạn văn không?
Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỷ lệ % Có 47 13,55 không 152 43,80 Thỉnh thoảng 91 26,22 Hiếm khi 57 16,43
Thầy (cô) có thường tổ chức cho các em học tập những đoạn văn hay không?
Kết quả Số lượng Tỷ lệ % Luôn luôn có 86 24,78
Không có
Với câu hỏi: “Trước khi viết đoạn văn kể chuyện, thầy (cô) có hướng dẫn các em nói về đoạn văn các em sẽ viết không?” thì có 49/347 học sinh (14,12%) ý kiến là có, 165/347 học sinh (47,55%) có ý kiến là thỉnh thoảng. Trả lời là không có 61/347 học sinh (17,58%), trả lời thường xuyên có 72/347 học sinh (20,75%). Việc tập dượt cho học sinh được thực hành nói về đoạn văn sẽ viết là bước quan trọng đầu tiên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đoạn văn. Nó sẽ tạo tâm thế tốt cho học sinh khỏi phải bỡ ngỡ với đề bài trong khi thời gian qui định cho một tiết học quá ngắn ngủi. Chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề này thì mới cải thiện được khả năng viết văn của các em.
Cũng xuất phát từ lí do vừa nêu trên mà hầu hết các em vẫn chưa hài lòng về đoạn văn do mình viết. Nguyên nhân có thể là do các em không viết kịp đoạn văn trong một khoảng thời gian qui định hoặc các em cảm thấy rằng đoạn văn của mình chưa hay bằng đoạn văn của bạn hoặc quá tệ. Từ đó, ngọn lửa đam mê trong các em tắt dần và các em cảm thấy không thích thú khi viết đoạn văn. Vì thế mà người giáo viên phải luôn đặt mình trong vị trí vừa là người bạn đồng hành, vừa là người cố vấn để giúp học sinh từng bước tháo gỡ những chướng ngại vật để các em bước vào một thế giới đam mê với những điều kì lạ.
Mặt khác, do ý thức học tập của các em chưa cao nên khó cưỡng lại được sức ỳ của bản thân trước những cám dỗ phức tạp của cuộc sống xung quanh. Qua khảo sát ta thấy rằng sau khi thầy (cô) tổ chức chỉnh sửa đoạn văn kể chuyện, chỉ có 47 học sinh (13,55%) viết lại đoạn văn, 152 học sinh (43,80%) không viết lại đoạn văn, 91 học sinh (26,22%) thỉnh thoảng viết lại đoạn văn, 57 học sinh (16,43%) hiếm khi viết. Rõ ràng là các em chưa quan tâm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện. Vì vậy, giáo viên cần phải khuyến khích học sinh luyện viết
thật nhiều bằng những dạng bài tập hay, hấp dẫn để kích thích tính ham học tập và nghiên cứu của học sinh.
Tổ chức cho học sinh học tập những đoạn văn hay là một trong những biện pháp để nâng cao kĩ năng viết đoạn cho học sinh thế nhưng giáo viên có vận dụng hay không? Mức độ vận dụng như thế nào? Học sinh có ý kiến :
Có 246/347 học sinh (71,90%) cho rằng có nhưng không thường xuyên,