NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.5.1. Hệ thống cơ chế, chính sách
Cơ chế, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đào tạo nghề cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng. Các chính sách chung khuyến khích phát triển hệ thống đào tạo lao động kỹ thuật chủ yếu tác động vào những mặt, những khâu trọng yếu để tạo ra khung khổ pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội - tâm lý khuyến khích tất cả các lực lượng xã hội tham gia phát triển dạy nghề. Nếu không có hệ thống chính sách đồng bộ thì công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ không có căn cứ, cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện. Để tạo động lực phát triển đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng, cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống chính sách liên quan. Tập trung xây dựng một số chính sách về đầu tư, kế hoạch tài chính; chính sách về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; chính sách đối với người học nghề...Nâng cao năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo. Xây dựng các cơ chế chính sách quy định trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các doanh
nghiệp, người sử dụng lao động đối với lao động sau đào tạo, phát triển các dịch vụ tư vấn cho lao động nông thôn tham gia học nghề.
1.5.2. Các yếu tố bên trong
Đào tạo nghề chịu ảnh hưởng trực tiếp các nhân tố bên trong của chính quá trình đào tạo gồm: Hệ thống cơ sở dạy nghề; cơ sở vật chất, tài chính cho dạy nghề; đội ngũ giáo viên, học viên học nghề; chương trình, giáo trình đào tạo; hệ thống mục tiêu; tuyển sinh, việc làm; kiểm tra đánh giá, cấp văn bằng chứng chỉ…những yếu tố này được coi là những yếu tố đảm bảo chất lượng của đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng. Các yếu tố này do hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở dạy nghề quyết định. Chúng ta xét một số yếu tố chính như sau:
* Cơ sở vật chất, tài chính:
Cơ sở vật chất bao gồm: Phòng học, xưởng thực hành cơ bản và thực tập sản xuất, thư viện, học liệu, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập…là các yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề. Máy móc, trang thiết bị là những thứ không thể thiếu trong quá trình đào tạo nghề, nó giúp cho học viên có điều kiện thực hành để hoàn thiện kỹ năng.
Tài chính là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng đào tạo nghề, nó tác động gián tiếp tới chất lượng đào tạo nghề thông qua khả năng trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giảng dạy, khả năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên…Tài chính đầu tư cho đào tạo nghề càng dồi dào thì càng có điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề. Các nguồn tài chính chủ yếu cho đào tạo nghề bao gồm: Các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, đóng góp của bên hợp tác (doanh nghiệp) và các nguồn hỗ trợ khác.
* Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý:
Giáo viên dạy nghề là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức lý thuyết cũng như các kỹ năng kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở
trang thiết bị dạy học hiện có. Vì vậy, năng lực giáo viên dạy nghề tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề.
Nghề đào tạo cho lao động nông thôn rất đa dạng và người học nghề có trình độ văn hoá rất khác nhau, cấp trình độ đào tạo ở các cơ sở đào tạo nghề cũng rất khác nhau (chưa có nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, bồi dưỡng, nâng bậc thợ). Sự khác biệt này đòi hỏi đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng với nhiều cấp trình độ khác nhau, giáo viên phải có đủ cả về số lượng và chất lượng, mới có thể đáp ứng được yêu cầu.
Đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề cũng có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đào tạo nghề nhất là trước bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong lĩnh vực dạy nghề đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải là những người thực sự có trình độ, năng lực, đạo đức phẩm chất để quản lý điều hành công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả.
* Đối tượng học nghề: Là nhân tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trình độ văn hoá, sự hiểu biết, tâm lý, nhu cầu…của người học đều có ảnh hưởng tới quy mô và chất lượng đào tạo. Trình độ văn hoá cũng như khả năng tư duy của người lao động càng cao thì khả năng tiếp thu các kiến thức trong quá trình học nghề càng tốt, khi ấy chất lượng đào tạo nghề càng cao và ngược lại.
* Chương trình, giáo trình đào tạo: Chương trình đào tạo là điều kiện không thể thiếu trong quản lý nhà nước các cấp, các ngành đối với hoạt động đào tạo nghề. Chương trình đào tạo phù hợp được các cấp có thẩm quyền phê duyệt là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo. Trong lĩnh vực dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thônnói riêng không có chương trình đào tạo chung cho các nghề mà mỗi loại nghề đều có chương trình riêng. Do vậy, một cơ sở dạy nghề có thể có nhiều chương trình đào tạo nếu như cơ sở đó đào tạo nhiều nghề. Điều này đòi hỏi việc nghiên cứu đánh giá thực trạng về chương trình đào tạo nghề không thể chỉ căn cứ vào cơ sở đào tạo nghề mà phải căn cứ vào các nghề mà cơ sở đó
đào tạo và nhu cầu của người học. Chương trình đào tạo bao gồm phần lý thuyết và phần thực hành, tương ứng với mỗi nghề thì tỷ lệ phân chia giữa hai phần này là khác nhau về lượng nội dung cũng như thời gian học.
Giáo trình đào tạo là những quy định cụ thể hơn của chương trình về từng môn cụ thể trong đào tạo. Nội dung giáo trình phải tiên tiến, phải thường xuyên được cập nhật kiến thức mới thì việc đào tạo mới sát thực tế và hiệu quả đào tạo nghề mới cao. Việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình, giáo trình sao cho hợp lý và sát với nhu cầu đào tạo cũng như sát với nghề đào tạo để học viên có thể nắm vững được nghề sau khi tốt nghiệp là vấn đề rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo.
1.5.3. Các yếu tố bên ngoài
Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập Quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, trong đó có hoạt động đào tạo nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Toàn cầu hoá và hội nhập Quốc tế, đòi hỏi chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam phải được nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước, của khu vực và thế giới. Đây là một thách thức lớn, nhưng đồng thời nó cũng tạo ra cơ hội cho ngành dạy nghề của Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới.
Các yếu tố bên ngoài tác động đến chất lượng đào tạo nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: thể chế chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, địa lý, truyền thống - văn hoá, môi trường…Tuy nhiên cần quan tâm hơn đến một số yếu tố cơ bản như: Hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hoá; sự phát triển của khoa học kỹ thuật; thể chế chính trị; sự phát triển kinh tế - xã hội; cơ chế - chính sách; quy mô - cơ cấu lao động; nhận thức xã hội về đào tạo nghề. Các yếu tố này có thể khái quát theo sơ đồ sau:
Thông tin phản hồi
Sơ đồ 2: Quá trình đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo
Kết luận Chương 1
Trong xu thế hội nhập và phát triển, đất nước ta đang đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng thu hẹp tỷ trọng sản xuất nông nghiệp và nâng cao tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ vì vậy đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chịu tác động của nhiều yếu tố. Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm và ban hành nhiều chính sách phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm trang bị kiến thức, nâng cao tay nghề, bồi dưỡng kỷ năng lao động,
- Mục tiêu đào tạo -Chương trình, giáo trình đào tạo - Giáo viên, học viên, cán bộ quản lý. - Tài chính, cơ sở vật chất - Tæ chøc vµ qu¶n lý QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Điều kiện, môi trường đào tạo nghề
tạo cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, nhận thức về vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế, nội dung chương trình còn dàn trải, đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu của người lao động, việc sử dụng ngành nghề sau đào tạo hiệu quả chưa cao, do vậy việc đánh giá đúng thực trạng tình hình công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh nói riêng để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề góp phần phát triển kinh tế - xã hội là trách nhiệm của các ngành, các cấp, của cả hệ thống chính trị và trách nhiệm của mỗi người dân.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ TĨNH
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có tọa độ địa lý từ 17054' đến 18045’ vĩ độ Bắc; 1050 đến 106030' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Diện tích tự nhiên 6.054 km2; dân số 1.227.673 người; có 12 đơn vị hành chính gồm 10 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã; 262 xã, phường, thị trấn. Hà Tĩnh có 127 km quốc lộ 1A đi qua 7 huyện, thị xã, thành phố; 87 km đường Hồ Chí Minh đi qua 3 huyện; có 70 km đường sắt Bắc Nam; Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km nối liền Cảng biển Vũng Áng với nước bạn Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan qua Cửa khẩu Chalo.
Hà Tĩnh nằm ở phía đông dãy Trường sơn, có địa hình hẹp ngang và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông, đồi núi chiếm 80% diện tích đất tự nhiên, diện tích vùng đồng bằng nhỏ, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi. Hệ thống sông ngòi phân bổ khá đều, sự đa dạng về địa hình là một nhân tố có vai trò quyết định trong việc hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư theo 4 vùng miền cơ bản.
- Vùng rừng núi: Thuộc sườn phía đông của dãy Trường sơn, bao gồm huyện Vũ Quang và phía tây của huyện Hương Khê, Hương Sơn, có các cửa khẩu và đường tiểu ngạch nối với nước bạn Lào và thông ra các nước khác theo đường xuyên á.
- Vùng đồi trung du: Có nhiều tiềm năng về kinh tế trang trại, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, làm thuỷ điện và du lịch sinh thái. Rừng có trên 300 loài cây thân gỗ, có nhiều loại gỗ quý, nhiều loại động vật quý hiếm
- Vùng đồng bằng: Đây là những vùng quê trù phú, là vựa lúa của tỉnh, có nhiều trung tâm kinh tế, có điều kiện giao lưu thuận lợi, sản xuất theo hướng đô thị hoá.
- Vùng ven biển: Có bờ biển dài 137 km, có 4 cửa sông lớn và nhiều ao hồ, với hơn 6.000 ha mặt nước thích hợp cho việc nuôi trồng và phát triển ngành nghề chế biến thuỷ hải sản. Đặc biệt Hà Tĩnh có cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, đây là cảng trung chuyển quốc tế giữ vai trò quan trọng trong quá trình CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh
Về tài nguyên khoáng sản: nguồn khoáng sản phân bổ khắp các huyện trong tỉnh. Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản, đặc biệt có mỏ sắt Thạch khê với trữ lượng 544 triệu tấn đang đầu tư khai thác.
Là vùng đất với nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp như: Núi Hồng - Sông La, biển Thiên Cầm, Hoành Sơn Quan, khu Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ. Hà Tĩnh có 266 di tích văn hoá được xếp hạng, trong đó 72 di tích cấp quốc gia. Có những di tích nổi tiếng như: chùa Hương Tích, khu di tích lưu niệm Cố Tổng Bí Thư Trần Phú, khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, khu di tích tâm linh đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, ngã ba Đồng Lộc...Di sản văn hoá “Ca Trù” được Unesco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới.
Hà Tĩnh là một địa phương có khí hậu khắc nghiệt, vùng đất “chảo lửa, túi mưa”. Đặc trưng cơ bản của khí hậu là nhiệt đới gió mùa, mùa đông tương đối lạnh do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc cùng lượng mưa lớn, mùa hạ nóng nực, chịu ảnh hưởng trực tiếp gió Lào.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của Hà Tĩnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, sinh thái, phát triển dịch vụ du lịch khai thác chế biến các loại khoáng sản, là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước với nhiều công trình dự án trọng điểm, sớm đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển.
2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội
a) Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, khắc phục khó khăn giành được những kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế liên tục tăng trưởng, cơ cấu chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH; thu hút đầu tư đạt kết quả cao; VH-XH chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; quốc phòng an ninh được giữ vững, chính trị ổn định; quan hệ đối ngoại được mở rộng, công tác tổ chức trong hệ thống chính trị được tăng cường. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đánh giá các thành tựu đạt được là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 9,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu đồng/người/năm (giai đoạn 2005 - 2010); khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ chuyển biến nhanh, đóng góp trên 73% tăng trưởng kinh tế, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2005 so với năm 2010 công nghiệp - xây dựng tăng từ 25,56% lên 32,4%, thương mại - dịch vụ tăng từ 32,29% lên 32,6%, nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 43,15% xuống còn 35%; thu ngân sách nội địa có bước tăng trưởng nhanh, tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2011 đạt 2.022 tỷ. Môi trường đầu tư được cải thiện với nhiều cơ chế khuyến khích, chính