Thực trạng chung về công tác đào tạo nghề tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 53)

HÀ TĨNH

2.3.1. Về mạng lưới cơ sở đào tạo nghề (Phụ lục 01)

Thực hiện Quyết định Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002 - 2010; trước yêu cầu cấp thiết đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật phục vụ các chương trình Dự án lớn đang được triển khai trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2015 đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững, sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển. Qua 10 năm triển khai thực hiện quy hoạch, mạng lưới trường, trung tâm dạy nghề đã được phục hồi và có bước phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể là:

Đã hình thành hệ thống dạy nghề theo 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) thay thế hệ thống dạy nghề ngắn hạn và dài hạn trước đây. Hiện nay toàn tỉnh có 37 cơ sở dạy nghề. Trong đó: 02 trường Cao đẳng nghề và 01 phân hiệu của trường Cao đẳng nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên, 05 trường trung cấp nghề, 13 trung tâm dạy nghề cấp huyện và các tổ chức đoàn thể; 03 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề; 13 trung tâm GDTX - KTTH - HN và các cơ sở đào tạo khác có tham gia dạy nghề. Ngoài ra còn có các lớp dạy nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các tổ chức học tập cộng đồng. Quy mô đào tạo hàng năm khoảng

25.700 người. Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh phù hợp theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến hết năm 2010 đạt 32%.

Việc đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề chủ yếu bằng ngân sách nhà nước, ngoài ra đã huy động kêu gọi thành lập, đầu tư xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề. Trong hệ thống cơ sở đào tạo nghề hiện nay có 05 đơn vị ngoài công lập; gồm 02 trường và 03 trung tâm dạy nghề. Từ năm 2009 đến nay đã nâng cấp trường Trung cấp nghề số 5 thành Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh. Phân hiệu Hà Tĩnh của Trường Cao đẳng nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên được xây dựng tại cơ sở mới với nguồn kinh phí 40 tỷ đồng đã đưa vào hoạt động đầu năm 2010. Trung tâm dạy nghề tư thục Kỳ Anh được thành lập, xây dựng và đưa vào hoạt động, là mô hình cơ sở dạy nghề ngoài công lập điển hình và hiệu quả. Năm 2010, thành lập mới Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà, Trung tâm dạy nghề Tiểu thủ công nghiệp (thuộc Liên minh HTX). Năm 2011, tiếp tục rà soát năng lực đào tạo, hoàn thành việc sáp nhập Trung tâm giáo dục thường xuyên với trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp thành các trung tâm Dạy nghề - GDTX - HN do UBND cấp huyện quản lý. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các trung tâm DN - GDTX - HN đồng thời giao thêm nhiệm vụ dạy văn hoá bổ túc THPT kết hợp với dạy nghề trình độ trung cấp cho các trường dạy nghề trên địa bàn. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Trung tâm giới thiệu Việc làm tiến hành xây dựng cơ sở 2 tại khu Kinh tế Vũng Áng.

Những năm qua, các ngành, các cấp, các cơ sở dạy nghề đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học nghề của người lao động. Hiện nay tổng diện tích đất được cấp phép sử dụng của các cơ sở dạy nghề là 476.860m2; tổng diện tích xây dựng 25.490m2; tổng giá trị tài sản ước tính 233.937.000 nghìn đồng, trong đó giá trị xây dựng cơ bản 174.064.103 nghìn đồng; máy móc trang thiết bị dạy nghề khoảng 59.872.897 nghìn đồng.

Thực hiện Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 7/7/2011 của Bộ LĐ- TB&XH phê duyệt nghề trọng điểm và trường được chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ Chương trình MTQG giai đoạn 2011-2015. Hà Tĩnh được đầu tư các nghề có trình độ cấp khu vực là: Cơ điện tử, công nghệ hàn, chế tạo thiết bị cơ khí, điện tử công nghiệp và quản trị mạng máy tính cho 4 trường trên địa bàn. Hiện nay các trường đang hoàn thiện thủ tục, chuẩn bị cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để tiếp cận, sử dụng số thiết bị được đầu tư. Nhìn chung, so với yêu cầu hiện tại, hệ thống các trường cơ bản đáp ứng về số lượng, nhu cầu đào tạo. Một số trường có dự án đầu tư từ Chương trình MTQG phát triển dạy nghề hoặc có sự đầu tư của yếu tố nước ngoài thì trang thiết bị được cải thiện, khá hiện đại như Trường Cao đẳng nghề Việt Đức, trường Cao đẳng nghề Công nghệ, trường Trung cấp nghề. Các trung tâm dạy nghề cơ sở vật chất chưa đáp ứng kể cả về khuôn viên diện tích đất đai, xây dựng nhà học, nhà xưởng và trang thiết bị dạy nghề; trang thiết bị phục vụ cho kỹ năng thực hành nghề còn thiếu về số lượng và lạc hậu về công nghệ.

2.3.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề (Phụ lục 03)

Trong những năm qua chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề được quan tâm cơ bản đáp ứng nhiệm vụ đào tạo. Đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn; kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm nhằm nâng cao chất lượng

đội ngũ giáo viên dạy nghề. Thực hiện chính sách khuyến khích, thu hút giáo viên dạy nghề, các nghệ nhân, công nhân lành nghề, thợ bậc cao tham gia dạy nghề. Do hệ thống dạy nghề đa dạng cả về loại hình cơ sở dạy nghề, ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo nên đội ngũ GVDN cũng đa dạng cả về loại hình, trình độ cũng như về mức độ tham gia vào hoạt động dạy nghề.

Hiện nay tổng số cán bộ, giáo viên đang công tác, giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề là 1.106 người. Giáo viên cơ hữu 633 người, trong đó: Thạc sĩ 37 người, chiếm 5,8%; đại học, cao đẳng 373 người, chiếm 59%; trung cấp và thợ bậc cao 223 người, chiếm 35,5%. Số giáo viên đạt chuẩn 612 người, chiếm 96,6%. Ngoài ra, hàng năm còn có hàng trăm giáo viên tham gia thỉnh giảng tại các cơ sở dạy nghề.

Trong hai năm đã cử 138 cán bộ, giáo viên đi đào tạo trong nước và nước ngoài, tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy cho 256 lượt cán bộ, giáo viên dạy nghề trên địa bàn; hiện nay đang có 43 giáo viên dạy nghề tham gia đào tạo trình độ Thạc sỹ; tổ chức tốt Hội thi giáo viên dạy nghề toàn tỉnh; bồi dưỡng và tham gia Hội thi giáo viên dạy nghề quốc gia, nhằm tạo điều kiện để giáo viên học hỏi kinh nghiệm, học tập nâng cao trình độ dạy nghề.

Giáo viên dạy nghề trong các trường dạy nghề, trường ĐH, CĐ có tham gia dạy nghề được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở trình độ đại học, cao đẳng hoặc trung cấp, có kỹ năng nghề (trình độ tay nghề) bậc thợ 3/7, 4/7 hoặc tương đương trở lên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu giảng dạy cả lý thuyết và thực hành nghề cho tất cả các trình độ đào tạo nghề. Một số ít giáo viên có trình độ CNKT, là những học sinh giỏi nghề của các khoá đào tạo nghề chính qui được giữ lại làm giáo viên dạy thực hành. Số giáo viên này

có trình độ kỹ năng nghề tốt nhưng hạn chế về kỹ năng sư phạm dạy nghề. Đội ngũ giáo viên dạy nghề ở các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm chủ yếu là giáo viên giảng dạy hợp đồng theo môn học, lớp hoặc khoá đào tạo và thường kiêm nhiệm cả việc dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành, nhìn chung còn hạn chế. Việc dạy nghề ở các làng nghề, các lớp dạy nghề nghề tư nhân, kèm cặp nghề, truyền nghề tại xưởng, tại nhà…do các nghệ nhân, thợ bậc cao thực hiện truyền nghề là chính chứ không dạy nghề.

2.3.4. Chất lượng đào tạo

Cùng với việc phát triển về số lượng, chất lượng dạy nghề ngày càng được nâng cao. Các cơ sở đào tạo luôn quan tâm mở thêm các ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, có định hướng, có khảo sát tiềm năng và tính bền vững của nghề đào tạo. Triển khai dạy nghề theo cơ chế có hợp đồng đào tạo gắn với giải quyết việc làm; tham gia đấu thầu đào tạo nghề theo cơ chế đặt hàng với Tổng cục Dạy nghề một số ngành, nghề mà đơn vị có đủ năng lực. Trường cao đẳng nghề Việt Đức, trường Trung cấp nghề Phạm Dương, trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh hợp đồng đào tạo cho 320 lao động cho các DN trên địa bàn, Trường cao đẳng nghề công nghệ hợp đồng đào tạo cho tổng công ty thép VN, Công ty Điện lạnh Vinashin Đà nẵng 170 Lao động; Trường Đại học Hà Tĩnh hợp tác quốc tế đào tạo lao động kỹ thuật theo đơn đặt hàng thực hiện dự án formosa. Một số trung tâm dạy nghề, trung tâm kỹ thuật – tổng hợp – hướng nghiệp dạy bổ túc văn hoá THPT liên kết dạy trung cấp nghề các nghề may, kỹ thuật hàn được các Doanh nghiệp tuyển dụng 90 - 95%. Bằng các giải pháp hữu hiệu nên đã có trên 80% học sinh, sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp. Công tác học sinh, sinh viên trong các trường dạy nghề luôn được chú trọng; hoạt động rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập nghiệp trở thành phong trào thường xuyên trong học sinh, sinh viên học nghề. Tổ chức tốt Hội thi tay nghề HSSV hàng năm từ cơ

sở đến cấp tỉnh. Năm 2010 có 3 học sinh tham dự Hội thi tay nghề toàn quốc đều đạt giải, 01 học sinh đạt giải nhì, 02 học sinh đạt giải ba.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn bước đầu đã trang bị cho nông dân những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, biết cách phòng trừ và đẩy lùi các loại dịch bệnh thường xẩy ra ở địa phương. Người dân đã biết áp dụng tiến độ khoa học, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích. Một số học viên sau các lớp học nghề điện dân dụng, cơ khí nông nghiệp đã tự thiết kế, tính toán, lắp đặt mạng điện trong gia đình; biết áp dụng các quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn, tăng tuổi thọ dụng cụ thiết bị sử dụng trong sinh hoạt; biết cách bảo dưỡng, sữa chữa những hư hỏng thông thường các loại máy móc, công cụ phục vụ sản xuất. Việc gắn kết giữa dạy nghề với tạo việc làm ngay tại địa phương đã có hiệu quả thiết thực trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn. Nhiều học viên sau khi học nghề đã tạo được việc làm mới với thu nhập ổn định. kết quả triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn đã làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn, góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2001 - 2008, trên địa bàn tỉnh có 172.124 lượt người được đào tạo nghề (bình quân mỗi năm đào tạo nghề 24.589 người), trong đó: Dạy nghề dài hạn cho 25.795 lượt người, dạy nghề ngắn hạn cho 146.329 lượt người. Đến cuối năm 2008 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 25,85%. Từ năm 2009 - 2011, đào tạo nghề cho 78.950 người (bình quân mỗi năm đào tạo nghề 39.473 người) trong đó cao đẳng nghề 5.309 người, trung cấp nghề 19.941 người, sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng 53.705, so với kế hoạch số lượt người được đào tạo chỉ đạt 92% nhưng đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề đạt 122%. Đến cuối năm 2011 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35%. Ngoài ra các cơ sở đào tạo nghề còn mở thêm các ngành nghề phù hợp với

nhu cầu của thị trường lao động, dạy nghề theo hợp đồng đào tạo ngắn hạn, đào tạo gắn với việc triển khai thực hiện các chương trình dự án nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp lực lượng có tay nghề phục vụ các chương trình dự án.

2.3.5. Công tác xã hội hoá hoạt động dạy nghề

Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển xã hội hóa dạy nghề tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006 - 2010. Đến nay đã thu hút đáng kể nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng và phát triển dạy nghề. Trong 37 cơ sở đào tạo nghề hiện nay có 05 đơn vị ngoài công lập; gồm 02 trường và 03 trung tâm dạy nghề. Năm 2007 - 2008 Tập đoàn Vincom đầu tư xây dựng và thành lập mới trường trung cấp nghề Phạm Dương với nguồn kinh phí 1 triệu Euro tương đương 25 tỷ VNĐ. Năm 2008 - 2009 với sự tài trợ của tỉnh Donbosco (tổ chức giáo giới tại Áo) đã đầu tư xây dựng, thành lập Trung tâm dạy nghề tư thục Kỳ Anh với nguồn kinh phí 20 tỷ đồng. Trung tâm dạy nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm cho người tàn tật Hà Tĩnh được đầu tư xây dựng khu ký túc xá cho học sinh trị giá 1,8 tỷ đồng do tổ chức phi Chính phủ tài trợ và hoàn thành khu nhà xưởng dạy nghề trị giá 1,4 tỷ đồng. Trường cao đẳng nghề Việt - Đức tiếp nhận nguồn tài trợ thiết bị pha II của Cộng hoà Liên bang Đức trị giá 17 tỷ đồng; trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh tiếp nhận thiết bị từ nguồn ODA của Chính phủ Hàn Quốc giá trị 3 triệu USD. Hàng năm các cơ sở dạy nghề còn được nhận các khoản tài trợ của các nhà hảo tâm, các tổ chức cho sự phát triển của dạy nghề.

Công tác xã hội hóa các hoạt động dạy nghề được các ngành, các cấp tập trung triển khai thực hiện góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Đặc biệt là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và nâng cao chất lượng ngày càng được

quan tâm; số lượng, ngành nghề đào tạo, quy mô đào tạo được nâng lên; cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề đã được đổi mới và bổ sung phù hợp với công nghệ hiện đại, giúp người lao động thích ứng nhanh. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã hỗ trợ trên 57 tỷ đồng để đầu tư, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị. Hiện nay trên địa bàn Hà Tĩnh cơ sở dạy nghề công lập chiếm 86,5%, cơ sở dạy nghề tư thục chiếm 13,5%.

2.4. TH C TR NG V ÀO T O NGH CHO LAO Ự Ề Đ ĐỘNG NÔNG THÔN T NH HÀ T NHỈ Ĩ

2.4.1. Về xây dựng kế hoạch xác định mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020

Xác định quan điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 53)