- Có sự hiểu biết nhất định về các bộ môn khác trong nhà trường; - Có trình độ về lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước; - Có trình độ về khoa học quản lý giáo dục, tin học, ngoại ngữ;
- Có năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của nhà trường;
- Có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn và chăm lo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đời sống của CB, GV, CNV trong nhà trường;
- Có khả năng phát hiện những vấn đề của trường học và đưa ra quyết định đúng đắn;
- Biết phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
c. Những yêu cầu chung về chất lượng của đội ngũ
1) Số lượng: Đủ theo quy định đối với từng hạng trường THCS (theo quy định trường hạng 1, hạng 2 và hạng 3).
2) Cơ cấu: Cơ cấu đội ngũ được xem xét ở nhiều mặt. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung vào các mặt chủ yếu sau:
- Độ tuổi và thâm niên: Hài hòa về độ tuổi và thâm niên nhằm vừa pháthuy được sức trẻ và vừa tận dụng được kinh nghiệm trong quá trình công tác.huy được sức trẻ và vừa tận dụng được kinh nghiệm trong quá trình công tác. huy được sức trẻ và vừa tận dụng được kinh nghiệm trong quá trình công tác. Cụ thể: Bổ nhiệm lần đầu Nam không quá 50 tuổi, Nữ không quá 45 tuổi.
- Giới: Cân đối Nam và Nữ, chú ý bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ nữ trong quản lý để phù hợp với đặc điểm của ngành giáo dục có nhiều nữ.
- Chuyên môn được đào tạo: Có cơ cấu hợp lý về các chuyên ngành chuyên môn cơ bản được đào tạo (tự nhiên, xã hội, ...); đồng thời đảm bảo chuẩn hoá và vượt chuẩn về chuyên môn được đào tạo. Cụ thể: Phải có trình độ Đại học sư phạm trở lên và có thâm niên giảng dạy ít nhất 5 năm.
3) Chất lượng của đội ngũ:
Chất lượng được xem xét ở hai mặt phẩm chất và năng lực chung, có nghĩa phẩm chất và năng lực của đội ngũ được tích hợp từ phẩm chất và năng lực của từng cá thể: “Chất lượng của đội ngũ cán bộ là sự tổng hợp chất lượng của từng cán bộ. Mỗi một cán bộ mạnh, có đủ đức, đủ tài sẽ tạo nên chất lượng và sức mạnh tổng hợp của toàn đội ngũ” [8].
Như vậy, để đánh giá được chất lượng chung của đội ngũ CBQL trường THCS cần tập trung xem xét các chỉ số biểu đạt các mặt chung trong tiểu mục này; đồng thời xem xét các chỉ số biểu đạt về năng lực và phẩm chất của từng CBQL trường THPT.
1.3.4. Các yếu tố quản lý có tác động đến chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS
a. Công tác quản lý đội ngũ CBQL trường THCS
Quản lý đội ngũ CBQL trường THCS nhằm mục đích nắm chắc tình hình đội ngũ, hiểu đầy đủ từng CBQL để có cơ sở tiến hành tốt các khâu trong công tác cán bộ từ khâu đào tạo, bồi dưỡng đến việc sử dụng, đề bạt, thuyên chuyển, điều động và thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL giáo dục ... Trong công tác quản lý cán bộ cần xác định rõ các vấn đề về đặc điểm của đối tượng quản lý, nội dung quản lý, ...
a1. Đặc điểm của đối tượng quản lý
- Về mặt cấu tạo: Đội ngũ CBQL trường THCS được đào tạo chuyên môn sư phạm, bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý; nhưng lại được bồi dưỡng qua nhiều hình thức, nhiều hệ thống khác nhau, nên trình độ còn có sự chênh lệch.
- Về tính chất lao động: lao động của đội ngũ CBQL trường THCS là lao động trí óc, vì hoạt động quản lý giáo dục thực chất là một dạng hoạt động khoa học giáo dục, những lao động trong ngành giáo dục là dạng lao động tổng hợp, kết hợp nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động, ...
- Về quan hệ xã hội: Đa số CBQL trường THCS sống gắn liền với gia đình, làng xóm, phố phường và cộng đồng nên họ thực hiện mọi nghĩa vụ, quyền lợi và các mối quan hệ xã hội của một công dân.
- Về mặt tâm lý, sinh lý: do yêu cầu, tính chất của nghề nghiệp nên đội ngũ CBQL trường THCS nói chung thường mô phạm, dễ mắc bệnh "sách vở", xa thực tiễn, có lúc còn bảo thủ; mặt khác họ cũng dễ mắc bệnh tự do, tùy tiện, nhất là kỷ luật lao động.
a2. Nội dung quản lý
Có 2 nội dung cơ bản có quan hệ mật thiết với nhau trong quản lý cán bộ nói chung. Đó là quản lý đội ngũ CBQL và quản lý cá nhân CBQL. Sự liên hệ mật thiết được thể hiện ở sự hỗ trợ lẫn nhau: quản lý đội ngũ phải đi từ quản lý cá nhân, quản lý cá nhân phải đi tới quản lý đội ngũ.
1) Quản lý đội ngũ: Là quản lý về số lượng, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ. Cụ thể là:
Phân tích được lịch sử (quá trình) hình thành, cơ cấu (lứa tuổi, theo thành phần xã hội, giới, trình độ văn hoá, trình độ lý luận, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ được đào tạo, thâm niên công tác, phẩm chất đạo đức, năng lực hoàn thành nhiệm vụ, chế độ hưởng thụ, tình hình sức khỏe, đời sống,...).
Chỉ ra những đặc điểm chung cơ bản nhất của đội ngũ để từ đó tìm ra giải pháp phát huy mặt mạnh, hạn chế chỗ yếu chung của đội ngũ về tư tưởng, về đạo đức, trình độ, năng lực, sức khỏe so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Nắm vững tình hình phát triển và biến đổi về các mặt số lượng, cơ cấu chất lượng của đội ngũ để thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, nhằm đáp ứng được các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn.
2) Quản lý cá nhân: Là quản lý từng CBQL thể hiện trong các nội dung chủ yếu: Nắm chắc từng CBQL nhằm mục đích sử dụng đúng người, đúng việc “dụng nhân như dụng mộc”, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh từng CBQL, thực hiện đúng chế độ chính sách với từng người.
Quản lý cá nhân cán bộ, công chức, viên chức thực chất là quản lý con người. Con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội, là một thực thể vô cùng sinh động, phong phú; cho nên yêu cầu quản lý cá nhân gồm:
- Hiểu được quá trình phấn đấu người CBQL.
- Hiểu được tâm lý, sở trường và nguyện vọng của CBQL. - Biết được trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.
- Biết được truyền thống gia đình, dòng tộc, biết đặc điểm cuộc sống và mối quan hệ với gia đình, cộng đồng và xã hội.
- Biết được điều kiện kinh tế bản thân và gia đình. - Biết được tình hình sức khoẻ.
Nhìn chung là hiểu biết CBQL về phẩm chất và năng lực của họ.
b. Các yếu tố quản lý có tác động đến chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS
Bản chất của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS là vấn đề thực hiện hiệu quả công tác cán bộ đối với đội ngũ đó. Dưới đây chúng tôi đi sâu nghiên cứu công tác xây dựng quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; tuyển chọn, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với CBQL trường THCS. Bởi những yếu tố này là những yếu tố quan trọng phản ánh bản chất của công tác quản lý cán bộ.
b1. Quy hoạch phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý
Công tác quy hoạch đội ngũ là một trong những hoạt động quản lý của người quản lý. Nó có tác dụng làm cho cơ quan quản lý hoặc người quản lý biết được về số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên
môn, cơ cấu giới... của từng CBQL và cả đội ngũ CBQL; đồng thời xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ; nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng cho từng CBQL và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa, kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục trong huyện nói chung và trong các trường THCS nói riêng. Như vậy, nói đến quản lý đội ngũ CBQL là nói đến công tác quy hoạch phát triển đội ngũ và nói đến quy hoạch là nói đến một công việc rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Như vậy, quy hoạch phát triển đội ngũ được xem là một lĩnh vực trong hoạt động quản lý và cũng là một lĩnh vực cần đề xuất giải pháp quản lý.
b2. Xây dựng và thực thi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm hoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lý luận và thực tiễn quản lý; trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho từng CBQL và cả đội ngũ CBQL. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL là nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL để họ có đủ các điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của họ.
Quản lý đội ngũ được xem là một trong những lĩnh vực quản lý của các tổ chức quản lý và của mọi CBQL đối với một tổ chức. Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL thì không thể thiếu được hoạt động đào tạo và bồi dưỡng CBQL; đồng thời cần phải có những giải pháp quản lý mang tính khả thi về lĩnh vực này.
b3. Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL
Đánh giá là một trong những chức năng của công tác quản lý. Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL là một trong những công việc không thể thiếu được trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý và của các chủ thể quản lý nói chung và của công tác tổ chức cán bộ nói riêng.
Đánh giá đội ngũ không những để biết thực trạng mọi mặt của đội ngũ, mà qua đó dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ cũng như việc vạch ra những kế hoạch khả thi đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ. Mặt khác, kết quả đánh giá CBQL nếu chính xác lại là cơ sở cho việc mỗi cá nhân có sự tự điều chỉnh bản thân nhằm thích ứng với tiêu chuẩn đội ngũ. Nói như vậy, đánh giá đội ngũ CBQL có liên quan mật thiết đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và CBQL nói riêng không thể không nhận biết chính xác về chất lượng đội ngũ thông qua hoạt động đánh giá đội ngũ; để từ đó thiết lập các giải pháp quản lý khả thi về lĩnh vực này.
b4. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển CBQL
Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và CBQL nói riêng là công việc thuộc lĩnh vực công tác tổ chức và cán bộ.
- Tuyển chọn, bổ nhiệm chính xác các CBQL có đủ phẩm chất và năng lực cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức nói chung và thực chất là tạo điều kiện tiên quyết cho tổ chức đó đạt đến mục tiêu của nó. Mặt khác, những tiêu chuẩn cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL lại là những yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.
- Miễn nhiệm CBQL thực chất là làm cho đội ngũ CBQL luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn, không để cho đội ngũ CBQL có những thành viên không đủ yêu cầu. Đây là một hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ.
- Luân chuyển CBQL có tác dụng làm cho chất lượng đội ngũ được đồng đều trong các tổ chức; mặt khác tạo điều kiện thoả mãn các nhu cầu của CBQL. Hai mặt trên gián tiếp làm cho chất lượng CBQL được nâng cao.
Qua phân tích trên cho thấy, các hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ nói chung là các hoạt động trong lĩnh vực quản
lý cán bộ. Như vậy không thể thiếu được những giải pháp quản lý khả thi đối với lĩnh vực này.
b5. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL
Kết quả một hoạt động của con người nói chung và chất lượng một hoạt động của con người nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL còn chứa đựng trong đó những vấn đề mang tính đầu tư cho nhân lực theo dạng tương tự như “tái sản xuất” trong quản lý kinh tế. Chính từ vấn đề có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ mà chất lượng đội ngũ được nâng lên. Nhìn chung, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nói chung và đối với CBQL nói riêng là một trong những hoạt động quản lý cán bộ, công chức của cơ quan quản lý và của người quản lý đối với một tổ chức.
Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường THCS nói riêng cần phải có những giải pháp quản lý về lĩnh vực này.
1.4. Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng CBQL trường THCS
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước đã nêu rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của Đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [15] và “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chất lượng bộ máy Nhà nước”[15].
Nội dung của Nghị quyết nêu lên vị trí, vai trò rất quan trọng và then chốt của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với việc xây dựng Nhà nước, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; Đề cao trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải phấn đấu vươn lên hơn nữa để đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng.
Cán bộ quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. Việc nâng cao chất lượng cán bộ quản lý nói
chung, cán bộ quản lý giáo dục nói riêng đã trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp, các ngành.
Trong những năm qua, công tác giáo dục đào tạo của nước ta đã thu được những thành tựu to lớn. Nhưng hiện nay sự nghiệp giáo dục đào tạo đang đứng trước mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh về quy mô lớn, với việc nâng cao chất lượng trong khi khả năng và điều kiện còn hạn chế. Nghị quyết cũng nêu: “Đối mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục - đào tạo” [15] là một trong những giải pháp chủ yếu cho sự phát triển giáo dục - đào tạo.
Trường THCS nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông, nó đảm bảo sự liên thông giữa giáo dục tiểu học với THPT, THCN và học nghề, góp phần đào tạo nhân lực. Vì vậy nâng cao chất lượng cán bộ quản lý trường THCS là góp phần nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giáo dục nói chung nhằm phát triển GD & ĐT.
Quản lý giáo dục là một nghề, cán bộ quản lý có tay nghề giỏi là nguồn tài sản vô giá của ngành, quý hơn các nguồn tài sản về tài liệu, vật lực, nhân lực đại trà mà ngành đang có, lao động của nghề này có đặc trưng sau đây:
- Lao động phức tạp, đa dạng, phải huy động trí tuệ, sự mẫn cảm rất